- Quy định của pháp luật về giai đoạn xét xử sơ thẩm
Sự ra đời BLTTHS năm 2015 có ý nghĩa hết sức quan trọng. BLTTHS năm 2015 ra đời đã có sự sửa đổi, quy định cụ thể và chi tiết hơn các quy định về hủy bản án trong tố tụng hình sự, tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm của Toà án các cấp như căn cứ huỷ bản án được quy định cụ thể hơn (Điều 258, Điều 259), giới hạn xét xử đã được quy định chặt chẽ hơn, bảo đảm thực hiện nguyên tắc độc lập xét xử của Toà án (Điều 298); giao cho Tồ án thẩm quyền tự mình điều tra, xác minh các tình tiết của vụ án hoặc yêu cầu VKS bổ sung chứng cứ, mà không cần trả hồ sơ điều tra bổ sung (Điều 252)…. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm vượt trội BLTTHS 2015 vẫn còn những quy định làm hạn chế chất lượng huỷ bản
án của Toà án cấp sơ thẩm. Ngoài ra, các quy định của pháp luật TTHS liên quan đến huỷ bản án để điều tra, xét xử lại hoặc đình chỉ vụ án chưa được hướng dẫn kịp thời. Ví dụ như:
+ Quy định cho phép xét xử sơ thẩm vắng mặt người tham gia tố tụng, nhất là bị hại, người làm chứng, dẫn đến hạn chế trong việc giúp cho Tồ án xác định chính xác, khách quan hơn các tình tiết của vụ án trong một phiên toà tranh tụng (Điều 292, Điều 293);
+ Điều BLTTHS cho phép Toà án xét xử tội nặng hơn tội mà VKS truy tố, nhưng thủ tục để xét xử tội nặng hơn đó lại có thể vi phạm nguyên tắc tranh tụng (khoản 3 Điều 298) khi mà tại phiên toà, đại diện bên buộc tội và gỡ tội không thể tranh tụng về tội nặng hơn mà Toà án dự định xét xử...
- Quy định của pháp luật về giai đoạn xét xử phúc thẩm
Cũng giống như giai đoạn xét xử sơ thẩm, quy định pháp luật về giai đoạn xét xử phúc thẩm vẫn còn nhiều bất cập, vướng mắc, quy định của BLTTHS về thủ tục phúc thẩm chưa thật rõ ràng, việc hướng dẫn và giải thích chưa kịp thời. Chính điều đó dẫn đến trong một số vụ án với các chứng cứ, tài liệu giống nhau nhưng giữa VKS và Tịa án lại có những đánh giá pháp lý khác nhau về tính chất mức độ, quy trình, phạm vi, quyền hạn của Tịa án cấp phúc thẩm.
Ngồi ra, tổ chức của các Tịa án nhân dân cấp cao hiện đang có nhiều vấn đề bất hợp lý. Hiện nay ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam đều đang có một Tịa án nhân dân cấp cao thuộc Tịa án nhân dân tối cao có trụ sở tại Hà Nội, Đà Nẵng và TPHCM. Mỗi Tòa án nhân dân cấp cao phải đảm nhận một địa bàn xét xử phúc thẩm trên phạm vi lớn, với gần 25 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Vì nhiều lý do khác nhau, mỗi đợt xét xử phúc thẩm tại các địa phương thường kéo dài trong nhiều ngày, nhiều trường hợp phải hoãn phiên tịa, mất thời gian, cơng sức trong việc đi lại và tổ chức các phiên tòa lưu
động, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và hiệu quả hoạt động xét xử phúc thẩm. Đây là nguyên nhân dẫn đến sự tồn đọng án phúc thẩm ở Tòa án nhân dân cấp cao trong thời gian qua.
- Quy định của pháp luật về giai đoạn xét xử giám đốc thẩm
Quy định của BLTTHS năm 2015 về thủ tục giám đốc thẩm vẫn còn những bất cập, hạn chế sau:
+ BLTTHS năm 2015 khơng có điều luật cụ thể về đối tượng của thủ tục giám đốc thẩm mà chỉ quy định chung về tính chất của giám đốc thẩm: “giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật...”.
+ Về căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm theo hướng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật chưa quy định cụ thể và chi tiết.
+ Việc quy định tại khoản 5 Điều 388 và Điều 393 Bộ luật TTHS 2015 về thẩm quyền sửa bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Hội đồng giám đốc thẩm là khơng phù hợp.
Ngồi ra, các quy định của BLTTHS có liên quan đến huỷ bản án để điều tra, xét xử lại hoặc đình chỉ vụ án chưa được hướng dẫn kịp thời. Chính vì vậy trên thực tế cho đến nay, chưa có một án lệ nào liên quan đến vấn đề này được xây dựng, ban hành.