Quy định về hủy bản án trong giai đoạn xét xử tái thẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hủy bản án sơ thẩm hình sự từ thực tiễn tòa án nhân dân cấp cao tại thành phố hồ chí minh (Trang 33 - 37)

Tái thẩm là một thủ tục đặc biệt trong TTHS, theo đó bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật được xem xét lại trên cơ sở kháng nghị của người có thẩm quyền khi phát hiện có những tình tiết mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án hoặc quyết định của Tòa án mà Tịa án khơng biết được khi ra bản án, quyết định đó. Chính vì vậy khi có một trong những căn cứ quy định tại Điều 398 BLTTHS năm 2015 thì Viện trưởng VKS có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm: “Có căn cứ chứng minh lời khai của người làm chứng, kết luận giám định, kết luận định giá tài sản, lời dịch của người phiên dịch, bản dịch thuật có những điểm quan trọng khơng đúng sự thật; Có tình tiết mà Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm do không biết được mà kết luận không đúng làm cho bản án, quyết định của Tịa án đã có

hiệu lực pháp luật khơng đúng sự thật khách quan của vụ án; Vật chứng, biên bản về hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, biên bản hoạt động tố tụng khác hoặc những chứng cứ, tài liệu, đồ vật khác trong vụ án bị giả mạo hoặc không đúng sự thật; Những tình tiết khác làm cho bản án, quyết định của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật khơng đúng sự thật khách quan của vụ án” [15, tr.155]. Cũng giống như phiên tòa giám đốc thẩm, đa phần các phiên tịa tái thẩm tiến hành mà khơng có mặt những người tham gia tố tụng, bị cáo, bị hại, luật sư… mà chỉ có các Thẩm phán trong Hội đồng xét xử và đại diện của Viện kiểm sát. Tính cơng khai của phiên tịa tái thẩm cũng bị hạn chế.

Mục đích cuối cùng của quyết định tái thẩm do Hội đồng tái thẩm thành lập nhằm xác định tính hợp pháp hay khơng hợp pháp của bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm. Vì vậy theo quy định tại Điều 402 BLTTHS năm 2015, Hội đồng tái thẩm có những quyền sau: “Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định

đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị; Hủy bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật để điều tra lại hoặc xét xử lại; Hủy bản án, quyết định của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ vụ án; Đình chỉ việc xét xử tái thẩm” [15, tr.156].

BLTTHS năm 2015 không quy định cụ thể căn cứ để hủy bản án đã có hiệu lực pháp luật để điều tra hoặc xét xử lại theo thủ tục tái thẩm và cũng không quy định xét xử lại từ cấp sơ thẩm hay phúc thẩm. Do vậy có thể đánh giá, phân loại các trường hợp hủy bản án theo thủ tục tái thẩm dựa trên cơ sở của thủ tục giám đốc thẩm như sau:

- Trường hợp tình tiết mới được phát hiện làm thay đổi kết quả điều tra, ảnh hưởng đến tồn bộ bản án, nếu khơng điều tra lại thì khơng thể khắc phục được sai lầm, chẳng hạn như: nhân chứng khai man, kết luận của giám định viên không đúng sự thật, Điều tra viên, Kiểm sát viên cố tình làm sai lệch hồ

sơ…thì Hội đồng tái thẩm hủy bản án đã có hiệu lực pháp luật để điều tra lại từ đầu.

- Trường hợp vụ án được xét xử ở hai cấp và tình tiết mới liên quan đến việc xác định sự kiện thực tế trong quá trình xét xử từ giai đoạn sơ thẩm và không được phát hiện ở cấp phúc thẩm thì Hội đồng tái thẩm tuyên hủy cả hai bản án sơ thẩm và phúc thẩm để xét xử lại từ cấp sơ thẩm. Ngoài ra, Hội đồng tái thẩm cũng có thể tuyên hủy bản án phúc thẩm để xét xử lại từ cấp phúc thẩm trong trường hợp tình tiết mới làm thay đổi nội dung bản án phúc thẩm.

Việc hủy bản án của Tịa khơng có nghĩa là trong mọi trường hợp toàn bộ nội dung trong bản án bị kháng nghị đều bị hủy bỏ. Việc hủy một phần hay toàn bộ bản án phụ thuộc chủ yếu vào tình tiết mới được VKS xác minh làm căn cứ kháng nghị tái thẩm có ý nghĩa như thế nào đối với phán quyết mà Tòa án đã tuyên.

Như vậy, Hội đồng tái thẩm quyết định hủy một phần hay toàn bộ bản án để điều tra, xét xử lại từ cấp nào tùy thuộc vào tình tiết mới được phát hiện, xuất hiện ở thời điểm nào của q trình tố tụng và có ảnh hưởng như thế nào đến bản án đang xem xét.

- Trường hợp hủy bản án đã có hiệu lực pháp luật, đình chỉ vụ án thì BLTTHS năm 2015 khơng quy định căn cứ để Hội đồng tái thẩm hủy bản án. Tuy nhiên từ quy định về căn cứ đình chỉ vụ án được quy định khi giải quyết vụ án ở các giai đoạn tố tụng như điều tra, truy tố, xét xử ở cấp sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm cũng như từ thực tiễn áp dụng có thể thấy rằng các căn cứ khơng khởi tố vụ án cũng là căn cứ để Hội đồng tái thẩm tuyên bố hủy bản án và đình chỉ vụ án.

Tóm lại, hủy bản án trong giai đoạn tái thẩm là việc Hội đồng tái thẩm ra phán quyết bằng văn bản nhằm chấm dứt việc thi hành đối với bản án đã có

hiệu lực pháp luật để giải quyết lại một phần hoặc toàn bộ vụ án khi phát hiện một phần hoặc toàn bộ bản án đó có sai sót.

Tiểu kết chương 1

Trong quá trình tiến hành tố tụng việc một bản án bị hủy được xem là cơ sở, điều kiện để các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng xem xét, thu thập, đánh giá lại những tài liệu, chứng cứ đang có. Qua đó xác định được những vấn đề cịn thiếu sót, tồn đọng, dẫn đến việc vụ án đó bị Tịa án tuyên hủy để điều tra lại, xét xử lại hay đình chỉ vụ án. Đối tượng bị hủy có thể là bản án chưa có hiệu lực pháp luật hoặc đã có hiệu lực pháp luật và hậu quả pháp lý là chấm dứt hiệu lực thi hành để giải quyết lại một phần hoặc toàn bộ nội dung trong quyết định của bản án do Tịa án cấp dưới tun.

Vì vậy, việc làm rõ khái niệm về hủy bản án, thẩm quyền hủy bản án của Tòa án cấp trên sẽ là cơ sở để áp dụng các quy định pháp luật trong thực tiễn TTHS của Tòa án các cấp, đồng thời xác định việc hủy bản án đối với Tịa án cấp dưới có đúng trình tự, thủ tục và chức năng do pháp luật TTHS quy định hay không và ảnh hưởng của quyết định đó như thế nào đến quá trình giải quyết vụ án cũng như để đảm bảo quyền lợi của người bị buộc tội trong vụ án. Đồng thời, quyết định hủy bản án cũng là cơ sở và tiền đề cùng với các hoạt động tố tụng khác góp phần thực hiện thắng lợi cơng cuộc cải cách tư pháp mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra, tạo nền tảng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, thực hiện quản lý và điều chỉnh đất nước bằng pháp luật.

Chương 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hủy bản án sơ thẩm hình sự từ thực tiễn tòa án nhân dân cấp cao tại thành phố hồ chí minh (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)