3.1.1.1. Từ phía cơ quan điều tra, điều tra viên
Trong thực tiễn cơng tác đấu tranh phịng chống tội phạm CQĐT là cơ quan trực tiếp tiếp nhận và điều tra ban đầu các vụ việc, vụ án có liên quan đến bị can bị cáo, người làm chứng, bị hại và những người có liên quan trong vụ án. Chính vì vậy, ĐTV và các cán bộ điều tra sẽ là những người có vai trị quan trọng trong việc xác định tính chất mức độ vụ án, hành vi phạm tội của các bị can, những người có liên quan trong vụ án đó và đề xuất các hình thức xử lý đối với người, tài sản của vụ án. Trên cơ sở đó, việc các cán bộ điều tra tiến hành các cơng đoạn, quy trình điều tra như thế nào, có tn thủ các quy định của pháp luật hay khơng? Trong q trình xác minh tố giác, tin báo về tội phạm đã đầy đủ hay chưa? quá trình phối kết hợp giữa CQĐT với các cơ quan, đơn vị khác cịn gặp những khó khăn, vướng mắc gì?
Từ những câu hỏi đặt ra nêu trên, việc để Tòa án tuyên hủy bản án để điều tra lại vẫn cịn xảy ra chứng tỏ trong q trình điều tra vụ án, CQĐT vẫn cịn những sai sót, vi phạm, điều này ít nhiều đã ảnh hưởng đến chất lượng vụ án cũng như kết quả điều tra và xác định tính khách quan, trung thực của vụ án, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân.
3.1.1.2. Từ phía Viện kiểm sát và Kiểm sát viên
Quá trình thực hành quyền cơng tố của VKS cũng có ảnh hưởng đáng kể đến việc tuyên hủy án để điều tra, xét xử lại hoặc đình chỉ vụ án của Tịa án cấp cao. Trên thực tế, VKS các cấp và cán bộ KSV trong quá trình thực hiện
chức năng, nhiệm vụ của mình vẫn cịn những vấn đề bất cập, xuất phát từ những nguyên nhân đó là:
- Do tính chất thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi, có nhiều bị can tham gia; nhiều loại tội phạm mới xuất hiện, nhiều thủ đoạn phạm tội mới được thực hiện, nhiều vụ án liên quan đến các hoạt động chuyên ngành rất phức tạp hoặc có liên quan đến nước ngồi… trong khi hoạt động giám định ở một số lĩnh vực chuyên ngành chưa đồng bộ, chưa đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn.
- Ngồi ra, cịn xuất phát từ chính bản thân từng KSV, do trình độ năng lực còn hạn chế, nhiều KSV chưa đáp ứng dầy đủ yêu cầu công tác chuyên môn đặt ra trong tình hình nhiệm vụ cơng tác trong thực tế, đã ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng cơng tác, thực hành quyền cơng tố của chính từng vụ án khi được phân công thụ lý.
- Một nguyên nhân nữa cũng hết sức quan trọng, có ảnh hưởng khơng nhỏ đến quá trình tiến hành tố tụng trong một vụ án là số lượng KSV được phân công kiểm tra, giám sát các vụ án hình sự hiện nay cơ bản vẫn cịn thiếu về số lượng, trong thực tế một KSV có lúc phải trực tiếp theo dõi, kiểm sát nhiều vụ án cùng một lúc, hay có thể cùng thực hiện cơng tác khác nhau trong quá trình theo dõi, kiểm tra, giám sát vụ án được giao thụ lý dẫn đến việc bị phân tâm, sao nhãng hay không tập trung nghiên cứu chuyên sâu cho từng vụ án. Ngoài ra, một số KSV chưa nắm chắc cấu thành, các dấu hiệu đặc trưng của tội phạm, các vấn đề cần chứng minh trong VAHS, các quy định tố tụng hình sự nên đề ra yêu cầu điều tra không đảm bảo chất lượng; không đúng hướng, không tồn diện, triệt để; khơng sát với các tình tiết của vụ án hoặc khơng khả thi, bất hợp lý nên đã gây khó khăn cho hoạt động điều tra. Điều đó cũng là một trong những nguyên nhân có ảnh hưởng đến chất lượng cùng kết quả của vụ án khi KSV được giao kiểm sát vụ án đó.
- KSV được phân công kiểm sát điều tra vụ án chưa làm hết trách nhiệm; một số trường hợp như: Trưng cầu giám định trong trường hợp theo quy định pháp luật bắt buộc phải trưng cầu giám định nhưng CQĐT không thực hiện mà KSV không phát hiện kịp thời để ban hành yêu cầu điều tra hoặc việc xác định những vấn đề quan trọng về nhân thân của bị can, bị cáo trong một số loại án… đây là lỗi chủ quan của KSV.
- Trong kiểm sát việc thực hiện quyền bào chữa của bị can trong giai đoạn điều tra ở một số vụ án vẫn còn những hạn chế nhất định; chưa bảo đảm, tạo điều kiện tốt nhất cho người bào chữa tham gia các hoạt động tố tụng theo đúng quy định pháp luật như hỏi cung bị can, lấy lời khai những người tham gia tố tụng, thu thập, đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu...
- Lãnh đạo một số đơn vị vẫn chưa thật sự quan tâm sâu, sát đến quá trình thực hiện các thao tác nghiệp vụ của KSV trong các giai đoạn tố tụng. Chưa có sự sắp xếp và tăng cường KSV cho những đơn vị, bộ phận cịn yếu, phân cơng nhiệm vụ phù hợp với sở trường, chuyên môn của từng KSV. Cũng như chưa thường xuyên tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, nhất là đối với các đơn vị có nhiều vi phạm, thiếu sót trong việc giải quyết các VAHS; xử lý nghiêm minh cán bộ, KSV vi phạm pháp luật và quy chế của Ngành.
3.1.1.3. Từ phía Tịa án
Thực tế cho thấy số lượng các loại vụ việc Tòa án phải thụ lý, giải quyết ln có xu hướng gia tăng, tính chất ngày càng phức tạp. Trong khi đó, số lượng Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký cịn thiếu so với nhu cầu cơng việc. Các Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký đều phải nâng cao cường độ làm việc để bảo đảm thời hạn giải quyết các vụ án theo quy định của pháp luật. Nếu căn cứ vào số lượng án 23 Tòa án cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tại phía Nam đã thụ lý, bình quân mỗi Thẩm phán sẽ phải xét xử trên 8 vụ/tháng; ngoài ra, còn phải tham gia giải quyết các công tác khác. Đối với
lực lượng Thư ký, bình quân sẽ phải tham gia từ 12 đến 15 vụ án phúc thẩm/tháng. Đây là nguyên nhân chính làm cho tỷ lệ giải quyết án của ngành Tịa án nói chung và các TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nói riêng đạt chất lượng tỷ lệ thấp so với yêu cầu đặt ra cũng như tỷ lệ án bị hủy, sửa cao.
Công tác quản lý, điều hành, kiểm tra, xử lý trách nhiệm đối với cán bộ có lúc chưa thật sự sâu sát, khoa học làm giảm hiệu quả trong công việc. Tinh thần trách nhiệm của một số cán bộ, nhất là cán bộ có chức danh tư pháp, chức danh quản lý chưa thật sự gương mẫu, năng động, dẫn đến chậm trễ trong công việc, năng lực trình độ hạn chế, có nhiều sai sót trong thực hiện nhiệm vụ. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công việc còn hạn chế, chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu nhiệm vụ, hoạt động hành chính tư pháp cịn nhiều bị động.
Lãnh đạo một số đơn vị Tòa, Phòng chưa phát huy đầy đủ tinh thần trách nhiệm trong quản lý và điều hành, chưa chủ động nghiên cứu đề xuất và triển khai các giải pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng công tác của đơn vị.
Trình độ chun mơn, nghiệp vụ của một số Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký làm công tác xét xử sơ thẩm cịn có những hạn chế nhất định, chưa đồng đều về trình độ chun mơn nghiệp vụ; chưa thực sự đáp ứng, theo kịp yêu cầu chức năng, nhiệm vụ được giao trong điều kiện hiện tại; công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động nghiệp vụ và việc thực thi công vụ của cán bộ, công chức ở một số đơn vị địa phương tiến hành chưa thường xuyên và chưa thực sự hiệu quả.
Ngoài nguyên nhân xuất phát từ các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng thì một ngun nhân nữa có ảnh hưởng đến chất lượng điều tra, truy tố, xét xử các vụ án sơ thẩm đó là mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan tố tụng trong vấn đề này. Qua nghiên cứu hồ sơ kiểm sát các vụ án mà Tòa án tuyên hủy cho thấy các cơ quan tiến hành tố tụng đã thực hiện tốt công tác phối hợp liên ngành để giải quyết án hình sự, nhất là các vụ án có khả
năng bị huỷ, tránh trường hợp kéo dài việc giải quyết không cần thiết. Tuy nhiên, cũng khơng ít các vụ án, hoạt động phối hợp này đã không được thực hiện tốt, nhất là Tồ án khơng phát hiện vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, thiếu chứng cứ quan trọng... để yêu cầu CQĐT, VKS khắc phục kịp thời trước khi mở phiên tồ sơ thẩm; VKS khơng chấp nhận quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung khi thiếu chứng cứ hoặc bỏ lọt tội phạm, truy tố oan người không phạm tội...
Mặt khác, công tác phối kết hợp trong tổng kết thực tiễn vẫn chưa thực sự được chú trọng. Các vụ án Tòa án tuyên hủy để điều tra, xét xử lại chưa được tổng kết, phân tích để rút ra những vấn đề cần khắc phục từ công tác nghiệp vụ đến công tác quản lý, chỉ đạo; việc triển khai thực hiện chuyên đề nghiệp vụ, thông báo rút kinh nghiệm giữa một số Toà án, VKS, CQĐT kém hiệu quả. Những vi phạm, thiếu sót trong hoạt động tố tụng đã được thông báo rút kinh nghiệm nhiều lần, tuy nhiên những vi phạm thiếu sót này vẫn tiếp tục lặp lại ở một số địa phương, làm hạn chế chất lượng công tác.