Thẩm quyền của Tòa án cấp phúc thẩm đối với bản án sơ thẩm được nêu rõ tại Khoản 1 Điều 355 BLTTHS năm 2015. Trong đó, thẩm quyền “khơng chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thẩm” và “đình chỉ việc xét xử phúc thẩm” là kết quả thể hiện sự nhất quán trong đường lối xét xử giữa hai cấp sơ thẩm và phúc thẩm. Điều cần chú ý ở đây đó là thẩm quyền “hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án để điều tra lại hoặc xét xử lại; hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án” ở những nội dung này có thể hiểu rằng, khi Tòa án cấp phúc thẩm phát hiện bản án của Tịa án cấp sơ thẩm có những sai lầm, vi phạm trong việc đánh giá chứng cứ, áp dụng điều luật hay có vi phạm tố tụng ở mức độ đáng kể, đồng thời những vi phạm này Tòa cấp phúc thẩm không thể giải quyết, khắc phục được thì được quyền hủy bỏ bản án sơ thẩm này. Tùy theo tính chất vi phạm của bản án sơ thẩm mà Tòa án cấp phúc thẩm quyết định hủy án để điều tra lại, xét xử lại hoặc đình chỉ vụ án.
Quyết định hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại được quy định tại khoản 1 Điều 358 BLTTHS năm 2015. Trong trường hợp này Tòa án cấp phúc thẩm nhận thấy quá trình điều tra tại cấp sơ thẩm có những căn cứ chưa được làm sáng tỏ như: có sự việc phạm tội xảy ra hay không? ai là người đã thực hiện hành vi phạm tội đó? Hành vi đó do lỗi cố ý hay vơ ý? Có tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ mức hình phạt khơng? Q trình điều tra được tiến hành chưa đầy đủ, chưa khách quan, cịn nhiều tình tiết nghi vấn trong vụ án chưa được làm sáng tỏ, dẫn đến việc xác định sự thật của vụ án không được khách quan và tồn diện. Như vậy, Tịa án cấp phúc thẩm chỉ hủy án sơ thẩm để tiến hành điều tra lại khi xác định rằng việc điều tra ở cấp sơ thẩm không đầy đủ, chưa chính xác mà những thơng tin, tài liệu thu thập chưa đầy đủ đó sẽ ảnh hưởng đến quá trình xác định sự thật vụ án, khơng đảm bảo tính khách quan của hoạt động xét xử, cịn nếu Tịa án cấp phúc thẩm xác định khơng ảnh hưởng đến sự thật khách quan của vụ án thì khơng được hủy bản án sơ thẩm. Ngồi căn cứ cho rằng Tòa án sơ thẩm cịn có nhiều tình tiết chưa điều tra, chứng minh chính xác, khách quan, cụ thể thì việc hủy bản án sơ thẩm còn phải bảo đảm điều kiện là Tòa án cấp phúc thẩm khơng thể bổ sung được, cịn nếu Tịa án cấp phúc thẩm có khả năng bổ sung các căn cứ, tài liệu, chứng cứ mới thì bản án sơ thẩm khơng bị hủy mà Tịa án cấp phúc thẩm phải bổ sung. Ví dụ: nếu trong giai đoạn xét xử sơ thẩm bị cáo khơng có biểu hiện mắc bệnh tâm thần, nhưng trong quá trình xét xử phúc thẩm bị cáo lại có biểu hiện tâm thần. Trong trường hợp này Tòa cấp phúc thẩm phải trưng cầu giám định để xác định năng lực trách nhiệm hình sự của bị cáo, chứ khơng lấy lý do này để hủy án sơ thẩm.
Quyết định hủy bản án sơ thẩm để xét xử lại từ cấp sơ thẩm của Tòa án cấp phúc thẩm được quy định tại khoản 2 Điều 358 BLTTHS năm 2015, theo quy định tại khoản 2 Điều 358 cho thấy trong trường hợp Hội đồng xét xử sơ
thẩm khơng đúng thành phần tham gia thì Tịa án cấp phúc thẩm có quyền u cầu hủy bản án đó, bởi vì theo quy định tại Điều 254 BLTTHS năm 2015 thì:
“Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm một Thẩm phán và hai Hội thẩm. Trường hợp vụ án có tính chất nghiêm trọng, phức tạp thì Hội đồng xét xử sơ thẩm có thể gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm. Đối với vụ án có bị cáo về tội mà Bộ luật Hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt là tù chung thân, tử
hình thì Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm” [15,
tr.108]. Qua đó có thể thấy khi có một trong những căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 358 BLTTHS năm 2015 thì Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm có quyền hủy bản án sơ thẩm để xét xử lại tại cấp sơ thẩm.
Ngoài quyền hạn hủy án sơ thẩm để điều tra, xét xử lại, Tòa án cấp phúc thẩm cịn có quyền hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án được quy định tại Điều 359 BLTTHS năm 2015 [15, tr.142].
Như vậy, khi có một trong các căn cứ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 157 của BLTTHS năm 2015: “Khơng có sự việc phạm tội hay hành vi
không cấu thành tội phạm” thì Tịa án cấp phúc thẩm phải tuyên bị cáo khơng
có tội để đảm bảo khơi phục danh dự, cũng như quyền lợi cho bị cáo và đình chỉ vụ án. Trường hợp hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án là khi Tịa án cấp phúc thẩm xác định có một trong các căn cứ như bị cáo chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự; người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hay quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật; hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự; bị cáo chết trong giai đoạn xét xử phúc thẩm….Các căn cứ trên cũng chính là các căn cứ khơng được khởi tố vụ án hình sự và cũng là những sai lầm, vi phạm nghiêm trọng trong việc áp dụng BLHS và BLTTHS. Những căn cứ này có thể xuất hiện trước khi khởi tố vụ án mà các cơ quan tiến hành tố tụng cấp sơ thẩm không phát hiện được nên vẫn kết án bị cáo nhưng cũng có thể xuất hiện sau khi Tịa án cấp sơ thẩm xét xử.
Qua đó có thể thấy thủ tục hủy bản án theo cấp phúc thẩm có ý nghĩa hết sức quan trọng, là q trình Tịa án cấp phúc thẩm đưa ra phán quyết bằng bản án nhằm chấm dứt việc thi hành đối với bản án của Tịa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực để giải quyết một phần hoặc toàn bộ vụ án khi phát hiện vụ án đó có những tình tiết, những căn cứ chưa đầy đủ, chưa chính xác hay đưa ra bản án, quyết định có sai sót.