Khái quát tình hình áp dụng quy định của pháp luật Việt Nam về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các TÌNH TIẾT GIẢM NHẸ TRÁCH NHIỆM HÌNH sự từ THỰC TIỄN QUÂN KHU 7, VIỆT NAM (Trang 40 - 42)

GIẢM NHẸ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ TẠI QUÂN KHU 7, VIỆT NAM

2.1. Khái quát tình hình áp dụng quy định của pháp luật Việt Nam về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

Tháng 9 năm 1945, Thực dân Pháp nổ súng ở Sài Gịn, chính thức bắt đầu mở cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ 2. Quân và dân Nam bộ mà đầu tiên là Sài Gòn – Gia Định đã đứng lên tiên phong trong việc chiến đấu chống quân xâm lược. Cuộc chiến đấu lan rộng dến khắp miền Đơng sau đó là miền Tây Nam bộ.

Ngày 10-12-1945 tại Hội nghị quân sự Nam bộ do Xứ ủy tổ chức (họp ở xã Bình Hồ Nam, huyện Đức Hịa tỉnh Chợ Lớn, nay thuộc tỉnh Long An) đã ra quyết định thành lập Khu 7 - một tổ chức quân sự hành chính do đồng chí Nguyễn Bình làm Khu bộ trưởng, đồng chí Trần Xn Độ làm Chủ nhiệm Chính trị bộ.

Địa bàn Khu 7 khi thành lập bao gồm phần đất Nam bộ ở phía Đơng sơng Vàm Cỏ Đơng, gồm các tỉnh: Biên Hịa, Bà Rịa, Thủ Dầu Một, Tây Ninh, Gia Định, Chợ Lớn và TP Sài Gịn. Đến tháng 12-1948 có quyết định thành lập khu Sài Gòn trực thuộc Bộ Tư lệnh Nam bộ, thì Khu 7 chỉ cịn lại các tỉnh Biên Hòa, Bà Rịa,Thủ Dầu Một, Tây Ninh; đến tháng 5-1950 Khu 7 và Khu Sài Gòn-Chợ Lớn sáp nhập lại như cũ. Trong quá trình tổ chức chiến đấu, nhiều lần sáp nhập và chia tách đổi tên, đến thời kỳ chống “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ, năm Phân khu (1,2,3,4,5) sáp nhập còn 4 phân khu (Phân khu 2 và 3 sáp nhập thành Phân khu 23) và Phân khu nội đô (Trung tâm). Đến 19-08-1972, do vị trí của chiến trường miền Đơng Nam bộ là chiến trường quan trọng nên trên quyết định thành lập lại Quân khu 7 và Quân khu Sài Gòn- Gia Định. Quân khu 7 lúc này gồm các tỉnh: Biên Hòa, Bà Rịa, Long Khánh, Phước Bình, (Phước Long-Bình Long) Tây Ninh, Bình Dương, Long An.

Sau ngày tồn thắng, theo quyết định của Quân ủy Trung ương (ngày 02-07- 1976); Bộ chỉ huy Miền (B2) được giải thể, các Quân khu 5,7,9 được thành lập, chiến trường miền Đơng chính là Quân khu 7 (từ 1976 đến 1998 với 7 tỉnh thành: Đồng Nai, Bà Rịa- Vũng Tàu, Long An, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước và

Thành phố Hồ Chí Minh). Từ tháng 12-1998 , Quân khu 7 có thêm 2 tỉnh Bình Thuận và Lâm Đồng. Như vậy, hiện nay Quân khu 7 có 9 tỉnh (thành phố).

Q trình thành lập của Tịa án quân sự Quân khu 7: Sau khi chính quyền cách mạng được thành lập, Khoa Quân pháp ra đời và hoạt động điều tra, xử lý những quân nhân vi phạm kỷ luật. Ngày 10/7/1947, Tòa án binh Khu 7 được Bộ Quốc phòng ra quyết định thành lập. Hiện nay, Tòa án quân sự Quân khu 7 được tổ chức như sau: Tòa án quân sự cấp Quân khu là tòa án cấp thứ 2, Tòa án cấp thứ 3 bao gồm Tòa án quân sự khu vực 1 và khu vực 2 Quân khu 7; Cuối năm 2020 vừa qua, thực hiện Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV, Quyết định của Bộ Tổng Tham mưu, Tòa án Quân sự Khu vực Quân khu được thành lập trên cơ sở sáp nhập Tòa án Quân sự Khu vực 1 và Tòa án Khu vực 2.

Về việc thành lập của Viện kiểm sát quân sự: Ngày 01/7/1959, Chính phủ ban hành Nghị định số 256-TTg quy định về nhiệm vụ và tổ chức của Viện công tố trung ương và hệ thống Viện công tố. Nhiệm vụ của Viện công tố là: Điều tra và truy tố trước Tồ án những kẻ phạm pháp về hình sự; giám sát việc chấp hành luật pháp trong công tác điều tra của Cơ quan điều tra; giám sát việc chấp hành luật pháp trong việc xét xử của các Toà án; giám sát việc chấp hành pháp luật trong việc thi hành các bản án về hình sự, dân sự và trong hoạt động của cơ quan giam giữ và cải tạo; khởi tố và tham gia tố tụng trong những vụ án dân sự quan trọng có liên quan đến lợi ích của nhà nước và của công dân.

Ngày 17/12/1975, Bộ Tổng Tham mưu ra Quyết định số 162 thành lập Viện Kiểm sát các Qn khu phía Nam, trong đó có Viện KSQS Quân khu 7 – Đây cũng là ngày truyền thống của Viện kiểm sát quân sự Quân khu 7 được chào mừng hàng năm. Tổ chức của Viện kiểm sát quân sự Quân khu 7 như sau: 01 Viện kiểm sát quân sự Quân khu là Viện kiểm sát cấp thứ 2 và 03 Viện kiểm sát quân sự khu vực 71, khu vực 72, khu vực 73 là cấp thứ ba trong hệ thống Viện kiểm sát quân sự.

Ngày nay, địa bàn Quân khu 7 là địa bàn kinh tế trọng điểm của miền Nam, có nhiều thành phố lớn và các khu công nghiệp trong điểm của đất nước. Trên địa bàn có nhiều đơn vị chủ lực và nhiều đầu mối đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phịng đóng

qn. Tình hình kinh tế phát triển cũng kéo theo mặt trái của kinh tế thị trường, sự giao thoa văn hóa cũng như tư tưởng tỉ lệ thuận mới mức độ ngày càng phức tạp của tình hình tội phạm đang diễn ra. Các vụ án hiện nay xảy ra ngày càng có tính chất mức độ nghiêm trọng, có sức ảnh hưởng khơng nhỏ trong dư luận như vụ án Đinh Ngọc Hệ (Út trọc), vụ Phạm Văn Đồng…liên quan đến kinh tế, chức vụ, môi trường…Số lượng án trên địa bàn Quân khu 7 những năm vừa quan, đặc biệt là năm 2019, 2020 gần như đứng đầu trong toàn quân. Tham khảo số liệu tổng hợp từ năm 2016 đến năm 2020 của Tòa án quân sự cấp khu vực thuộc Quân khu 7 tại phần phụ lục "Bảng 2.1: Bảng thống kê số liệu vụ án hình sự từ năm 2016-2020 của các Tịa án qn sự khu vực Quân khu 7" được tổng hợp từ số liệu báo cáo của Tòa án quân sự khu vực Quân khu 7.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các TÌNH TIẾT GIẢM NHẸ TRÁCH NHIỆM HÌNH sự từ THỰC TIỄN QUÂN KHU 7, VIỆT NAM (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)