Vướng mắc trong xác định “chưa gây thiệt hại hoặc thiệt hại không lớn” quy định tại điểm h khoản 1 Điều 51 BLHS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các TÌNH TIẾT GIẢM NHẸ TRÁCH NHIỆM HÌNH sự từ THỰC TIỄN QUÂN KHU 7, VIỆT NAM (Trang 55 - 58)

lớn” quy định tại điểm h khoản 1 Điều 51 BLHS.

Đây là một tình tiết giảm nhẹ có tỉ lệ áp dụng khá thấp trong số liệu khảo sát tại địa bàn Quân khu 7. Theo số liệu chỉ có 02 vụ trong khoảng thời gian khảo sát từ

năm 2016 đến năm 2020. Nhưng trên thực tế lại có trường hợp xảy ra việc nhận định khác nhau giữa Tòa án và Viện kiểm sát về xác định như thế nào là thiệt hại không lớn.

Tác giả đưa ra vụ án đã được xét xử xảy ra trên thực tế địa bàn Quân khu 7 về sự khác nhau trong nhận định nói trên:

Tại bản án hình sự sơ thẩm số 18/2018/HS-ST ngày 29/11/2018 của Tòa án quân sự khu vực 1 Quân khu 7 xét xử bị cáo Văn Ngọc Tình Nghĩa về tội “Cướp giật tài sản” với hành vi phạm tội và kết quả giải quyết vụ án như sau: Văn Ngọc Tình Nghĩa là dân quân thường trực thuộc Ban chỉ huy quân sự Quận 11/ Bộ tư lệnh thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 06/6/2017. Khoảng 22 giờ 00 phút ngày 20/6/2018, Nghĩa từ ý rời đơn vị về nhà tại địa chỉ số quận 11, thành phố Hồ Chí Minh và mượn xe mơ tơ hiệu Yamaha Nouvo biển số 59Y2-082.00 của anh ruột tên Văn Ngọc Sơn để đi chơi. Nghĩa đi qua quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh trên đường 24A hướng từ đường Tỉnh lộ 10 về đường số 19, thuộc phường Bình Trị Đơng B, quận Bình Tân thì Nghĩa phát hiện chị Lê Túy Na điều khiển xe mô tô hiệu Honda AirBlade biển số 47M1-399.25 chạy phía trước có đeo chéo qua vai trước bụng một túi xách màu đen nên Nghĩa nảy sinh ý định cướp giật tài sản nên đã điều khiển xe mô tô bám theo Lê Túy Na. Đến khoảng 23 giờ 40 phút ngày 20/6/2018 khi đến trước địa chỉ số 83 đường 24A, khu phố 5, phường Bình Trị Đơng B, quận Bình Tân, Nghĩa điều khiển xe mô tô áp sát bên phải xe chị Na đang điều khiển và dùng tay trái giật cái túi xách màu đen của chị Na rồi tăng ga bỏ chạy nhưng do hai xe va chạm vào nhau làm cả hai té ngã xuống đường, Nghĩa bị người dân và lực lượng cơng an phường Bình Trị Đơng B, quận Bình Tân đang trên đường tuần tra bắt giữ đưa về trụ sở công an phường cùng các vật chứng là 01 xe mô tô hiệu Yamaha Nouvo , 01 túi xách màu đen bên trong gồm 01 điện thoại di động hiệu Iphone 7 plus màu đen, 01 giấy chứng minh nhân dân, 01 giấy đăng ký xe, 01 giấy phép lái xe tên Lê Túy Na và 560.000 đồng. Lê Túy Na sau khi bị té ngã xuống đường bị thương phải đi khám và điều trị thương tích tại bệnh viện Triều An chi phí hết 520.000 đồng và có đơn xin từ chối giám định thương tích. Tịa án qn sự khu vực

1 Quân khu 7 nhận định: Bị cáo phạm tội gây thiệt hại không lớn, do khi bị cáo phạm tội bị bắt quả tang, tài sản được thu hồi toàn bộ ngay sau khi gây án và còn nguyên vẹn nên cho bị cáo hưởng tình tiết giảm nhẹ TNHS quy định tại điểm h khoản 1 Điều 51 BLHS “Phạm tội nhưng gây thiệt hại không lớn”. Viện kiểm sát có văn bản kiến nghị HĐXX về việc nhận định như trên là chưa khách quan, toàn diện về hậu quả gây ra bởi hành vi phạm tội của bị cáo trong vụ án. Xét tính chất của vụ án là rất nghiêm trọng, hành vi phạm tội của bị cáo nguy hiểm cho xã hội, hơn nữa bị cáo Văn Ngoc Tình Nghĩa hồn tồn nhận thức được tính chất nguy hiểm về hành vi của mình khi sử dụng xe mơ tơ làm công cụ cướp giật khi Lê Túy Na đang lưu thơng cùng chiều phía trước có thể làm cho bị hại té ngã xuống đường gây nguy hại đến sức khỏe, tính mạng nhưng bị cáo vẫn thực hiện hành vi phạm tội. Tuy nhiên nội dung kiến nghị này vẫn chưa có văn bản giải quyết, bản án có hiệu lực pháp luật.

Tình tiết “chưa gây thiệt hại” đến nay đang tồn tại 02 văn bản có nội dung

hướng dẫn của hai ngành Tòa án và Viện kiểm sát gây khó khăn trong việc áp dụng: Theo điểm 6.2.1.7 Sổ tay Thẩm phán TANDTC năm 2009 hướng dẫn “Chưa

gây thiệt hại là khi tội phạm đã được thực hiện, nhưng thiệt hại khơng xảy ra ngồi ý muốn chủ quan của người phạm tội. Cần phân biệt với phạm tội chưa đạt (phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những ngun nhân ngồi ý muốn chủ quan của người phạm tội).” Tại văn bản số

994/VKSTC-V3 ngày 09/4/2012 của VKSNDTC gửi VKSND tỉnh Thanh Hóa có hướng dẫn “Chưa gây thiệt hại” là trường hợp hậu quả vật chất do hành vi phạm

tội chưa xảy ra trên thực tế như trộm cắp chưa lấy được tài sản, chưa chuyển dịch tài sản ra khỏi nơi quản lý của chủ tài sản. Nếu đã dịch chuyển tài sản ra khỏi nơi quản lý của chủ tài sản mà bị quần chúng phát hiện, đuổi theo và bị bắt quả tang hay được cơ quan điều tra thu hồi trong q trình điều tra thì khơng thuộc trường

hợp chưa gây thiệt hại”. Hướng dẫn trong văn bản số 994/ VKSTC-V3 ngày

09/4/2012 của VKSNDTC gửi VKSND tỉnh Thanh Hóa so với hướng dẫn của Sổ tay Thẩm phán thì cịn có sự khác nhau về nhận định nên nội dung này cần có thống nhất chung.

Tuy nhiên, tác giả cũng đồng quan điểm với ý kiến cho rằng không nên giới hạn việc áp dụng tình tiết giảm nhẹ này đối với những người phạm tội nói trên mà cần căn cứ vào nhiều tình tiết khác và từng trường hợp cụ thể để vận dụng cho phù hợp [7, tr.41]. Theo tác giả thì Tịa án qn sự khu vực 1 Quân khu 7 áp dụng tình tiết này cho bị cáo là phù hợp.

Ngồi ra, tình tiết “gây thiệt hại không lớn” cho đến hiện nay chưa có văn bản nào hướng dẫn, trong trường hợp gây thiệt hại về tài sản thi bao nhiều tiền là khơng lớn, hay về sức khỏe thì tổn hại bao nhiêu phần trăm được gọi là không lớn, như thế nào là chưa gây thiệt hại. Việc định lượng đánh giá phụ thuộc hoàn toàn vào nhận định của Hội đồng xét xử trong từng tội phạm cụ thể. Trong nhận thức hiện nay, nhiều nơi nhận cho rằng việc bị cáo hoàn thành hành vi cướp giật tài sản thì thiệt hại đã được xác định dựa trên giá trị của tài sản bị cướp, không phụ thuộc vào việc đã được thu hồi lại do lý do khách quan.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các TÌNH TIẾT GIẢM NHẸ TRÁCH NHIỆM HÌNH sự từ THỰC TIỄN QUÂN KHU 7, VIỆT NAM (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)