giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cịn những khó khăn, vướng mắc.
Nội dung tập trung của luận văn hướng đến là xoay quanh khó khăn, vướng mắc trong việc quyết định áp dụng tình tiết giảm nhẹ TNHS qua xem xét kết quả quyết định áp dụng thông qua bản án, quyết định của Tòa án. Tuy nhiên để đánh giá được một cách kỹ càng khó khăn vướng mắc này thì tác giả cho rằng cần làm rõ những vướng mắc đang tồn tại trên thực tế trong nhận thức và áp dụng tình tiết giảm nhẹ TNHS giữa các cơ quan tố tụng: Điều tra hình sự - Viện kiểm sát quân sự
- Tòa án quân sự thuộc địa bàn Quân khu 7.
2.3.1. Vướng mắc trong việc áp dụng tình tiết "đầu thú" quy định tại khoản 2 Điều 51 BLHS. 2 Điều 51 BLHS.
Quy định về “đầu thú” được quy định tại Điều 4 BLTTHS năm 2015 như sau: “Đầu thú là việc người phạm tội sau khi bị phát hiện đã tự nguyện ra trình diện và
khai báo với cơ quan có thẩm quyền về hành vi phạm tội của mình”. Ngồi ra, trước
khi BLTTHS có hiệu lực pháp luật thì Cơng văn số 81 ngày 10/6/2002 của TANDTC cũng hướng dẫn cụ thể như thế nào là “tự thú” và “đầu thú”. Quy định của Điều 4 BLTTHS hiện nay cũng khơng khác gì tinh thần của Cơng văn 81. Đa số các vụ án việc xác định đầu thú và tự thú đều rõ ràng và có nhận định thống nhất giữa các cơ quan. Nhưng trong một số trường hợp lại có quan điểm khác nhau trong nhận định gắn với hành vi cụ thể. Tác giả nêu ra vụ án đã xét xử trên thực tế tại địa bàn Quân khu 7 xoay quanh vướng mắc nói trên:
Tại bản án hình sự sơ thẩm số 02/2019/HS-ST ngày 29/01/2019 của Toà án quân sự khu vực 2/ Quân khu 7 xét xử bị cáo Phạm Hoàng Long về tội “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” với hành vi phạm tội và kết quả giải quyết được tóm tắt như sau: Ngày 18/4/2018, Phạm Hồng Long là lái xe của Công ty TNHH Khanh Tân. Long được giao điều khiển xe ôtô đầu kéo biển số 51C- 151.86 kéo theo rơ-mooc giao hàng ở Cảng Cát Lái. Đi cùng xe có Nguyễn Văn Hồng Anh (em cùng mẹ khác cha với Long) là phụ xe. Khoảng 21 giờ 30 phút cùng ngày, Long điều khiển xe lưu thông trên đường ĐT743B theo hướng từ ngã tư 550 đi Bình Chiểu để về Sóng Thần. Khoảng 21 giờ 45 phút, khi xe lưu thông đến trước ngã ba giao lộ đường ĐT743B và Đại lộ Độc Lập đoạn thuộc khu phố Thống Nhất 2, phường Dĩ An, Thị xã Dĩ An, Bình Dương, đèn giao thơng báo tín hiệu xanh (cịn khoảng 17-18 giây), Long nhìn về phía trước thấy 01 ánh đèn xe môtô với khoảng cách xa lưu thông chiều ngược lại, Long bật đèn xi-nhan rẽ trái và cho xe chuyển hướng từ đường ĐT743B sang Đại lộ Độc Lập để đi Cầu vượt Sóng Thần. Khi xe ơtơ vào ngã ba giao lộ, phần đầu xe ôtô đầu kéo đang hướng sang Đại lộ Độc Lập, rơ-mooc đến vị trí giữa giao lộ ở phần đường xe chạy theo hướng xe
lưu thơng từ Bình Chiểu về ngã tư 550. Lúc này xe môtô biển số 59N1 - 909.63 do Trần Văn Trường, sinh ngày 12/8/1991, cấp bậc: Trung úy, chức vụ: Trung đội trưởng, đơn vị: Trung đội 12, Đại đội 4, Tiểu đoàn 26, Bộ Tham mưu, Quân đồn 4, trong tình trạng đã sử dụng rượu bia đang điều khiển xe đi tới, phần đầu phía trước của xe mơ tơ va chạm mạnh vào phần cản bảo hiểm bên phải rơmoóc, vùng đầu và mặt của Trường đập vào bên phải, phía trước rơmc, sau đó người và xe ngã ra đường. Nghe tiếng va chạm, Long phanh xe dừng hẳn. Long xuống xe vẫy nhờ một người dân đang điều khiển mô tô ngang qua hiện trường cùng đưa Trường đi cấp cứu tại Bệnh viện 4/ Quân đoàn 4. Nguyễn Văn Hoàng A ở lại hiện trường, không liên lạc được chủ xe nên Hoàng Anh tự ý điều khiển xe đi giao hàng ở Cảng Cát Lái sau đó điều khiển xe về đến bãi xe ở phường An Phú. Khi các công an khám nghiệm hiện trường, ghi lời khai ban đầu, Phạm Hồng Long có mặt tại hiện trường nhưng khơng thừa nhận mình là người điều khiển xe trong vụ va chạm. Hậu quả: Trần Văn Trường tử vong tại bệnh viện Quân y 4/ Quân đoàn 4. Tại Kết luận giám định pháp y tử thi số: 291/GĐPY ngày 20/4/2018 của Phịng Kỹ thuật hình sự Cơng an tỉnh Bình Dương kết luận nguyên nhân chết của Trần Văn Trường: Đa chấn thương, chấn thương sọ não. Tại phiên tòa xét xử sơ thẩm, Viện kiểm sát đề nghị áp dụng 03 tình tiết giảm nhẹ cho bị cáo quy định tại điểm b, s khoản 1 Điều 51 và 01 tình tiết giảm nhẹ: “Người bị hại cũng có lỗi” để giảm nhẹ TNHS theo khoản 2 Điều 51 BLHS năm 2015; rút lại đề nghị áp dụng tình tiết “Đầu thú” như đã ghi nhận trong bản cáo trạng trước đó. Tịa án tun bố bị cáo Phạm Hồng Long phạm tội "Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ"; Áp dụng điểm a khoản 1 Điều 260 BLHS; 04 tình tiết giảm nhẹ: bao gồm tình tiết quy định tại điểm b, s khoản 1 và 02 khoản 2 Điều 51 BLHS: Bị hại cũng có lỗi và đầu thú tuyên hình phạt tù thời hạn 01 năm nhưng cho hưởng án treo, thời hạn thử thách là 02 năm. Ở vụ án này, mặc dù Viện kiểm sát cũng có nhận định và đề nghị cho bị cáo được hưởng tình tiết giảm nhẹ này, tuy nhiên do văn bản của Ngành đã rút kinh nghiệm nên Kiểm sát viên phải thay đổi một phần đề nghị của mình trong phần luận tội.
bản án số 21/TB-VKS ngày 26/12/2018 của Viện kiểm sát quân sự trung ương: Kết luận rút kinh nghiệm vể thiếu sót trong Bản án số 03/2018/HSST ngày 16/11/2018 của Tòa án quân sự khu vực/ Thủ đô Hà Nội là việc áp dụng tình tiết giảm nhẹ người phạm tội “đầu thú” theo khoản 2 Điều 51 BLHS là khơng đúng bởi lẽ khi có tai nạn xảy ra, người lái xe phải có trách nhiệm trình báo ngay với cơ quan cơng an theo quy định tại Điều 38 Luật Giao thông đường bộ nên khơng thể coi việc bị cáo trình báo với cơ quan Cơng an là tình tiết giảm nhẹ”.
Nhưng xét thấy rằng quyết định áp dụng tình tiết giảm nhẹ TNHS của Tòa án quân sự khu vực 2 Quân khu 7 trong vụ án nêu trên phù hợp với hướng dẫn tại Công văn số 81/2002 ngày 10/6/2002 của TANDTC trong mục phân biệt trường hợp “đầu thú” và “tự thú”. Trong nội dung của công văn hướng dẫn: “Đầu thú” là
có người đã biết mình phạm tội, nhưng biết khơng thể trốn tránh được nên đến cơ quan có thẩm quyền trình diện để được cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật… Nếu có người biết hành vi phạm tội của người phạm tội nhưng biết không thể trốn tránh được nên người phạm tội đến cơ quan có thẩm quyền trình diện thì áp dụng khoản 2 Điều 46 Bộ luật hình sự năm 1999 để xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho người phạm tội”.
Văn bản rút kinh nghiệm nói trên mặc dù khơng phải là hướng dẫn chính thức về việc áp dụng tình tiết giảm nhẹ nhưng cũng gây khó khăn trong việc áp dụng tình tiết giảm nhẹ trong các trường hợp tương tự cho người phạm tội. Đơn cử là trong trường hợp này, Kiểm sát viên tại phiên tòa đã rút lại một tình tiết giảm nhẹ so với Cáo trạng đã công bố. Một trong những địi hỏi của ngun tắc pháp chế trong cơng tác giải thích pháp luật là các văn bản giải thích luật phải trên cơ sở quy định của luật và để thi hành luật. Văn bản giải thích đơn ngành khơng thể trái với Thơng tư liên ngành về cùng một vấn đề và cùng một nội dung mà luật quy định [8].