3.1.2. Yêu cầu trong quyết định áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự hình sự
Để có quyết định chính xác trong áp dụng các tình tiết giảm nhẹ TNHS, người áp dụng cần phải đảm bảo tuân thủ một số yêu cầu sau:
Thứ nhất, chủ thể áp dụng pháp luật phải có nhận thức và hiểu biết chính xác các quy định về tình tiết giảm nhẹ TNHS được quy định trong Điều 51 BLHS năm 2015. Chủ thể áp dụng pháp luật tác giả muốn nói ở đây chủ yếu là các chủ thể trực tiếp thực hiện các hoạt động trong điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự: các điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm quân nhân. Đầu tiên, để đảm bảo áp dụng đúng đủ, chính xác thì người tiến hành tố tụng ngay từ giai đoạn điều tra phải rà sốt, xác định người phạm tội có thể thuộc trường hợp được giảm nhẹ TNHS nào để thu thập hồ sơ, yêu cầu cung cấp tài liệu, Kiểm sát viên thực hành quyền công tố cần nghiên cứu hồ sơ, rà soát các quy định của pháp luật, đề nghị Hội đồng xét xử xem xét áp dụng cho người phạm tội. Tòa án mà cụ thể là các thành viên của Hội đồng xét xử cũng cần có nhận thức đúng trong áp dụng để có quyết định đúng pháp luật.
Thứ hai, cần đặt yêu cầu bảo vệ quyền con người lên đúng vị trí được ghi nhận trong văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất là Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hiến pháp năm 2013 đặc biệt quan tâm và đã thay đổi “vị trí” của chương “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” lên Chương II. Việc áp dụng các quy định của pháp luật nói chung và áp dụng các tình
tiết giảm nhẹ TNHS trong hình sự phải đáp ứng được yêu cầu bảo vệ con người trên quan điểm Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân.
Thứ ba, đảm bảo yêu cầu thực hiện chính sách hình sự nhân đạo và hướng thiện của Đảng và Nhà nước. Trong BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), có thể thấy tư tưởng nhân đạo được phản ánh rõ nét, là tư tưởng bao trùm, xuyên suốt trong quan điểm, đường lối đấu tranh phòng chống tội phạm. Tư tưởng này cũng được xác định là kim chỉ nam trong suốt lịch sử lập pháp qua các thời kỳ khác nhau và trong BLHS năm 2015, tư tưởng nhân đạo một lần nữa được thể hiện rõ nét và sâu sắc, thể hiện được bản chất giai cấp của nhà nước ta trong từng chế định pháp luật cụ thể. Chính sách hình sự coi trọng cả trừng trị và giáo dục nhưng đặc biệt đề cao tính “hướng thiện”; tư tưởng nhân đạo được thể hiện trong chế định tội phạm được thể hiện rõ nét qua việc phi tội phạm hóa một số hành vi nguy hiểm cho xã hội, các trường hợp loại trừ TNHS. Trong chế định hình phạt, việc quyết định hình phạt cịn phải xem xét các tình tiết giảm nhẹ TNHS để làm cơ sở quyết định. Việc quyết định áp dụng các tình tiết giảm nhẹ còn là cơ sở để xem xét thay đổi hình phạt nhẹ hơn, cho hưởng án treo theo hướng giảm bớt hình phạt tù.
Thứ tư, việc áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự phải đáp ứng và phù hợp với yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm trong tình hình mới. Tình hình tội phạm nói chung trong giai đoạn hiện nay ngày càng có tính chất phức tạp hơn, mức độ nguy hiểm cho xã hội và hậu quả gây ra vô cùng nghiêm trọng, đặc biệt là liên quan đến các loại tội phạm về kinh tế, tham nhũng, chức vụ, các tội phạm sử dụng công nghệ cao. Tội phạm có xu hướng tổ chức chặt chẽ và có hệ thống mang tính chất ngày càng chuyên nghiệp theo hướng “mafia” đang là thách thức lớn đối với cả hệ thống pháp luật. Thêm vào đó, việc mở rộng quan hệ quốc tế và phát triển kinh tế vượt bậc trong thời gian vừa qua cũng làm tăng cao tỷ lê tội phạm liên quan đến buôn lậu, gian lận kinh tế. Nhiệm vụ đấu tranh, phòng chống tội phạm ngày càng gay go, phức tạp đòi hỏi phát huy sức mạnh của tồn xã hội. Việc quyết định áp dụng tình tiết giảm nhẹ TNHS cũng phải đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ đấu tranh, phòng chống tội phạm trong tình hình hiện nay.