Trên thực tiễn áp dụng, theo quan điểm của tác giả nhận thấy một số trường hợp nói trên cịn tồn tại khó khăn, vướng mắc, chưa hợp lý. Nguyên nhân dẫn đến những khó khăn vướng mắc có thể xác định do:
Thứ nhất, do quy định của pháp luật hiện hành còn một số nội dung chưa rõ ràng, gây ra nhiều cách hiểu và nhận thức khác nhau nhưng chưa có văn bản hướng dẫn đầy đủ và thống nhất chung giữa các ngành từ các cơ quan tư pháp cấp trung ương.
Các tình tiết như "hồn cảnh đặc biệt khó khăn", "hạn chế khả năng nhận thức" là những tình tiết định tính, việc xác định mức độ khó khăn hay mức độ hạn chế hoàn toàn phụ thuộc vào người tiến hành tố tụng, và việc quyết định tình tiết giảm nhẹ này có áp dụng trong trường hợp cụ thể nào đó hồn tồn phụ thuộc vào nhận định, đánh giá của Tịa án. Chưa có hướng dẫn cụ thể nào làm căn cứ xác định các tình tiết trên áp dụng trong các trường hợp nào.
Cách hiểu và cách xác định mức độ giảm nhẹ cũng chưa có sự thống nhất trong một số tình tiết như xác định mức độ bồi thường thiệt hại so với thiệt hại trên thực tế, bồi thường toàn bộ hay bồi thường một phần, hay bồi thường một phần nhỏ thường đều được áp dụng tình tiết giảm nhẹ TNHS, nhưng việc xác định giá trị giảm nhẹ bao nhiêu phụ thuộc vào Tòa án, đây cũng là một trong những nguyên nhân có thể dẫn đến sự tùy tiện, lạm dụng và đưa ra quyết định hình phạt khơng tương xứng với mức độ nguy hiểm cho xã hội do hành vi phạm tội của bị cáo thực hiện.
xem xét áp dụng các tình tiết tùy nghi nên việc áp dụng các tình tiết giảm nhẹ tùy nghi chỉ được áp dụng một cách dè dặt, khi xem xét áp dụng một tình tiết chưa được liệt kê thường không đạt được sự thống nhất giữa các cơ quan. Thường thì những tình tiết giảm nhẹ TNHS khác mà chưa được hướng dẫn sẽ khơng được tịa án áp dụng mà chỉ ghi nhận một phần với tư cách là đánh giá về nhân thân của bị cáo.
Thứ hai, về trình độ năng lực chun mơn của cán bộ tiến hành tố tụng, đặc biệt là đội ngũ cán bộ thực hiện nhiệm vụ xét xử tại Tòa án còn tồn tại khâu yếu, mặt yếu.
Các thẩm phán hiện nay của Viện kiểm sát quân sự trên địa bàn Qn khu 7 hầu hết có trình độ chun mơn và dạn kinh nghiệm do có thời gian cơng tác trong Ngành Tòa án đều từ 20 năm trở lên. Chính vì vậy, về mặt năng lực chun mơn và trình độ đáp ứng đầy đủ yêu cầu của nhiệm vụ công tác. Nhưng đối với đội ngũ Hội thẩm quân nhân trên thực tế còn nhiều mặt chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Đối với bộ phận quân nhân được bổ nhiệm chức danh Hội thẩm quân nhân nhưng hầu hết tham gia xét xử không chuyên. Việc nghiên cứu hồ sơ vụ án trước xét xử trong thời gian ngắn nên phần nhận định đánh giá bị ảnh hưởng nhiều bởi Thẩm phán. Đối với Hội thẩm quân nhân trong quân đội nói chung, tỉ lệ số lần tham gia án của Hội thẩm quân nhân không nhiều nên hoạt động tham gia xét xử tại phiên tòa còn thụ động. Cá biệt, có Hội thẩm qn nhân khơng thể hiện được vai trị của mình trong hoạt động xét xử của Tịa án qn sự. Khơng có hoạt động xét hỏi cũng như đánh giá các tình tiết vụ án, bản thân không độc lập đưa ra ý kiến mà xuôi theo ý kiến của Thẩm phán chủ tọa phiên tịa. Điều này có thể khơng giúp phát hiện được những hạn chế, thiếu sót trong đánh giá của Chủ tọa phiên tịa cũng như bổ sung các tình tiết khác có giá trị trong giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với bị cáo.
Đối với cán bộ Viện kiểm sát mà đặc biệt là đội ngũ Kiểm sát viên địi hỏi trình độ chun mơn và kinh nghiệm trong việc kiểm sát việc giải quyết vụ án ngay từ khâu tiếp nhận và giải quyết nguồn tin về tội phạm. Năng lực đòi hỏi ở kiểm sát viên là sự bao quát và nắm chắc các quy định của pháp luật để đảm bảo hoạt động điều tra, thu thập chứng cứ đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật. Chỉ những tài liệu, chứng cứ được thu thập đúng trình tự thủ tục, đảm bảo tính khách quan, có
giá trị chứng minh sự thật khách quan của vụ án và những tình tiết có ý nghĩa trong đánh giá mức độ tăng thêm hay giảm đi mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội mới được sử dụng để xem xét, quyết định hình phạt cho bị cáo. Từ việc có năng lực, nắm chắc quy định của pháp luật mới đề ra được bản yêu cầu điều tra cụ thể, tỉ mỉ và đúng hướng vụ án, đưa ra được báo cáo đề xuất chính xác để làm tham mưu cho Lãnh đạo trong các vấn đề về phê chuẩn biện pháp ngăn chặn cho đến ban hành cáo trạng truy tố và luận tội. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, kiểm sát viên trẻ, ít kinh nghiệm chưa thực hiện tốt các nội dung này, cịn để thiếu sót trong cơng tác kiểm sát, xem nhẹ việc thu thập tài liệu chứng cứ về tình tiết giảm nhẹ. Việc phân tích, đánh giá để áp dụng cho bị cáo không đúng quy định của pháp luật, thiếu sự trao đổi với Điều tra viên và cơ quan chuyên môn để kịp thời tháo gỡ những vướng mắc cũng là một trong những nguyên nhân chủ quan dẫn đến hạn chế trong kết quả thực hiện nhiệm vụ.
Thứ ba, công tác phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng chưa nhịp nhàng ở một số thời điểm, một số vụ án.
Công tác phối hợp giữa các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành tố tụng là công tác nhằm đảm bảo việc thực hiện các chức năng mà pháp luật quy định được diễn ra một cách nhịp nhàng, thống nhất, phát huy được trí tuệ tập thể.
Liên ngành các cơ quan tố tụng trên địa bàn Quân khu có thống nhất về phương hướng xây dựng quy chế chung trong hoạt động chuyên môn nghiệp vụ nhưng qua thời gian dài chưa xây dựng được quy chế nội bộ này. Bên cạnh đó, có thời điểm các cơ quan chưa thực hiện nghiêm Thông tư liên tịch quy định về việc phối hợp trong các hoạt động điều tra, truy tố, hạn chế trả hồ sơ điều tra bổ sung …nên xảy ra tình trạng khơng thống nhất được quan điểm, nhận định.
Trong nhiều trường hợp, cán bộ điều tra viên và kiểm sát viên không thực hiện tốt công tác trao đổi, nhận định để đi đến đánh giá thông nhất nên việc xử lý vụ án cịn kéo dài. Có trường hợp nhận định và áp dụng tình tiết giảm nhẹ TNHS khơng thống nhất giữa các cơ quan dẫn đến không được xem xét và chấp nhận. Việc này cũng ảnh hưởng đến việc đánh giá năng lực của cán bộ và khả năng phối hợp giữa các cơ quan trong tiến hành tố tụng.
Trong quá trình điều tra, kiểm sát viên chưa kiểm sát chặt chẽ, tồn diện và có khi cịn thiếu chú ý trong việc yêu cầu thu thập các tình tiết liên quan đến giảm nhẹ TNHS cho bị cáo. Việc này làm bất lợi cho bị cáo và có thể dẫn đến việc trả hồ sơ điều tra bổ sung nếu làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người phạm tội. Theo quy định thì trước khi mở phiên tịa có thể củng cố tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa đối với các tình tiết này. Nhưng nếu không làm tốt công tác phối hợp trong xét xử vụ án thì việc khơng thực hiện được nội dung này dẫn đến việc khơng đảm bảo giải quyết tồn diện vụ án.
Thứ tư, chất lượng công tác giải quyết kiến nghị chưa hiệu quả. Từng cấp chưa có văn bản hướng dẫn kịp thời về các kiến nghị liên quan đến tình tiết giảm nhẹ TNHS.
Thực tế, các bản án có sự khơng thống nhất về quan điểm giữa đề nghị của Viện kiểm sát quân sự và quyết định áp dụng tình tiết giảm nhẹ của Tịa án thì kiểm sát viên có báo cáo bằng văn bản thơng qua báo cáo kết quả phiên tịa xét xử sơ thẩm và phiếu kiểm sát bản án, Viện kiểm sát cấp sơ thẩm có văn bản kiến nghị nhưng hầu các nội dung này chưa được cấp có thẩm quyền giải quyết để đi đến thống nhất.
Việc tổng hợp văn bản đi theo từng cấp từ thấp đến cao sau đó được cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Nhưng vẫn có tình trạng kiến nghị của cấp dưới lên từng cấp xảy ra tình trạng "sót" hoặc "kẹt" lại, tổng hợp và đề nghị khơng đầy đủ.
Những nội dung khác nhau trong nhận định giữa các cơ quan, các ngành và trên thực tế được báo cáo không được giải quyết và ban hành văn bản thống nhất sẽ tồn tại những khó khăn cho cán bộ được giao nhiệm vụ tố tụng. Cùng một nội dung nhưng hai Ngành có hướng dẫn khác nhau thì mỗi Ngành phải dựa trên quy định của pháp luật để đánh giá lại nội dung hướng dẫn, chỉ đạo của mình để kịp thời có hướng dẫn khác thay thể nếu chưa đúng. Nhưng để làm được nội dung này thì thời gian tiến hành thường theo tổng kết thường niên hoặc tổng hợp chuyên để thì khơng đảm bảo về mặt thời gian và kịp thời trong công tác áp dụng pháp luật
Tiểu kết chương 2
Qua thực tiễn quyết định áp dụng các tình tiết giảm nhẹ TNHS trên địa bàn Quân khu 7 giai đoạn từ năm 2016-2020. Từ đặc điểm và tình hình địa bàn, tác giả đã đưa ra những phân tích, đánh giá khái quát nhất dựa trên số liệu tổng quan cũng như các vụ án đã xét xử trên thực tế, từ đó mang đến cho luận văn những nội dung sau:
Thứ nhất, đánh giá những thành tựu đạt được trong quyết định áp dụng các tình tiết giảm nhẹ TNHS trên địa bàn Quân khu 7.
Các vụ án được điều tra, truy tố, xét xử đúng theo quy định của pháp luật, đảm bảo cơng bằng, bình đẳng và đảm bảo chính sách nhân đạo của nhà nước cũng như mục đích của hình phạt. Trong những năm vừa qua cũng như trước đây, số lượng án có kháng nghị, kháng cáo thấp. Quyết định hình phạt của Tịa án đối với người phạm tội đều đánh giá khách quan tất cả các căn cứ theo quy định của pháp luật, bao gồm các tình tiết giảm nhẹ TNHS, đảm bảo sự phân hóa mức độ trách nhiệm hình sự và cá thể hóa hình phạt tương xứng với hành vi phạm tội của bị cáo.
Thứ hai, đưa ra những khó khăn, vướng mắc cịn tồn tại trên thực tế địa bàn để phân tích đánh giá và đưa ra quan điểm của tác giả đối với các trường hợp cịn có sự khác nhau về nhận thức đối với áp dụng tình tiết giảm nhẹ TNHS ở các trường hợp vụ thể
Qua phân tích số liệu bản án của Tòa án quân sự khu vực Quân khu 7 trong 05 năm vừa qua nhận thấy các khó khăn, vướng mắc chủ yếu tồn tại ở một số trường hợp có nhận thức và cách hiểu khác nhau về việc áp dụng pháp luật giữa Viện kiểm sát và Tòa án dẫn đến trường hợp Tòa án tự xem xét áp dụng. Hoặc còn tồn tại việc đánh giá mức độ giảm nhẹ của Tòa án và Viện kiểm sát khơng giống nhau nên mức án có khi cao hoặc thấp hơn mức trung bình. Một số trường hợp có thể xem xét áp dụng tình tiết “phạm tội nhưng chưa gây hậu quả hoặc hậu quả khơng lớn” hoặc các tình tiết khác nhưng Tịa án dè dặt trong áp dụng vì chưa có hướng dẫn…
Thứ ba, từ thực tiễn địa bàn và kết quả đạt được trên cả mặt thành tựu và những hạn chế còn tồn tại, tác giả đánh giá một số nguyên nhân để làm cơ sở cho nội dung đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quyết định áp dụng tình tiết giảm nhẹ TNHS.
Chương 3