c. Danh tiếng và thương hiệu của ngân hàng cung cấp
1.3.1 Kinh nghiệm của ngân hàng Techcombank
5 năm trở lại đây Techcombank nổi lên như một NHTMCP thành công trong lĩnh vực hoạt động NHBL với cách thức thực hiện các dự án bài bản và theo đúng chiến lược của ngân hàng. Với mục tiêu khách hàng là trọng tâm, ngân hàng luôn hướng tới trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.
Điểm ấn tượng trong hoạt động bán lẻ vừa qua đó là ngân hàng tăng được lượng tiền gửi không kỳ hạn (CASA) rất lớn qua chính sách khuyến khích chuyển sang lựa chọn các sản phẩm không dùng tiền mặt. Một mảng nữa cũng có kết quả đáng chú ý đó là bảo hiểm, gia tăng doanh thu bảo hiểm từ đó tăng khoản thu cho ngân hàng. Vínhư năm 2017, Techcombank có khoản thu lớn từ dịch vụ bảo hiểm. Họ dùng khoản này và tập trung tất toán hết nợ xấu đã bán sang Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng (VAMC) trước đây. Từ đó, nửa đầu 2018, ngân hàng hoàn nhập được lượng lớn chi phí dự phòng (chi phí dự
phòng giảm tới 56% so với cùng kỳ năm ngoái, tương ứng với 1.044 tỷ). [Error! Reference source not found., tr.101].
Trong khi các ngân hàng khác “hốt bạc” từ các lĩnh vực kinh doanh rủi ro cao như tài chính tiêu dùng thì Techcombank lại “ngược đường”, đứng ngoài xu hướng này và tiếp tục trung thành với mô hình rủi ro thấp khi bán công ty tài chính và tập trung vào các khoản thu nhập ngoài lãi.
Ngân hàng tiếp tục đầu tư triển khai các ứng dụng, giải pháp đột phá, mang hàm lượng công nghệ cao, qua đó, nâng cao năng lực cạnh tranh và năng lực cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tiện ích, chất lượng cao; đồng thời, chú trọng thiết kế các sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu của từng nhóm khách hàng; nhờ đó, tiếp tục có được sự tin dùng của gần 3,7 triệu khách hàng cá nhân và 48,7 nghìn khách hàng doanh nghiệp trên toàn quốc.
Song song với đó, Techcombank đã và đang tiếp tục củng cố và phát triển các cơ sở nền tảng, các tiêu chuẩn quản trị kinh doanh hướng tới chuẩn mực quốc tế, từ quản trị rủi ro, vận hành, công nghệ đến đầu tư phát triển nguồn nhân lực, góp phần tạo nên văn hóa làm việc chuyên nghiệp và sự phát triển bền vững của Ngân hàng. Theo đó, thời điểm 31/12/2014, tỷ lệ an toàn vốn của ngân hàng tăng lên 15,65%, cao hơn nhiều so với mức quy định của Ngân hàng nhà nước 9%; tỷ lệ nợ xấu giảm xuống 2,35% từ 3,65% vào cuối năm 2013.
Đại hội cũng thông qua định hướng, kế hoạch kinh doanh năm 2019. Trong năm 2019, với những đánh giá lạc quan về tăng trưởng kinh tế và sự phục hồi của thị trường, Techcombank sẽ tiếp tục tập trung vào các mảng kinh doanh trọng tâm: Khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ và phân khúc bán lẻ; chú trọng phát triển nguồn nhân lực, đồng thời, tập trung xây dựng năng lực phát triển sản phẩm vượt trội và xây dựng chất lượng dịch vụ tốt nhất, dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến sẵn có và năng lực quản trị rủi ro mạnh...Đại hội cũng thông qua mục tiêu năm 2019 với những chỉ tiêu tài chính cơ bản cụ thể: Tổng tài sản tăng 8,02% lên 190.003 tỷ đồng, huy động vốn tăng 2,35% (140.980 tỷ đồng), dư nợ tín dụng tăng khoảng 35%, lợi nhuận trước thuế tăng 41,1% đạt 2.000 tỷ đồng.
1.3.1.2 Kinh nghiệm của ngân hàng VPBank
Với phương châm ngân hàng bán lẻ là “nhựa sống” của VPBank, ngân hàng tập trung mảng tín dụng bán lẻ. Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (FE Credit) thuộc VPBank đang giữ vị thế là công ty tài chính lớn nhất trên thị trường tài chính tiêu dùng. FE Credit hiện đang nắm giữ hơn 50% thị phần tài chính tiêu dung, với hơn 7 triệu khách hàng và hơn 10.000 đối tác ở khắp 63 tỉnh, thành trên cả nước. Bên cạnh đó “Khai phá” nhóm khách hàng tiểu thương và doanh nghiệp siêu nhỏ cũng như chiến lược đẩy mạnh trả lương qua tài khoản (payroll) bước đầu mang lại kết quả khả quan.
Những năm gần đây, VPBank đều quan tâm và tập trung khai thác thị trường bán lẻ nên đã đạt được những kết quả đáng khích lệ như đẩy mạnh hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, phát triển các loại hình dịch vụ mới, đa tiện ích và đã được xã hội chấp nhận như máy giao dịch tự động (ATM), internet bankinh, home banking, PC banking, mobile banking.
Các hình thức huy động vốn ngày càng đa dạng và linh hoạt hơn như tiết kiệm lãi suất bậc thang, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm rút lãi và gốc linh hoạt, tiết kiệm lãi suất theo số dư tiết kiệm kết hợp bảo hiểm, tiết kiệm gửi góp, phát hành giấy tờ có giá, dịch vụ gửi một nơi giao dịch tại nhiều nơi. Nguồn vốn huy động của
VPBank từ dân cư đã tăng mạnh và chiếm 35-40% vốn huy động. Lượng kiều hối chuyển qua các ngân hàng ngày càng tăng (năm 2017 đạt khoảng 6,5 tỷ USD), góp phần tạo nguồn ngoại tệ đáng kể cho các ngân hàng và tăng thu nhập từ phí thanh toán.
Các hình thức cho vay cũng được mở rộng hơn: cho vay mua nhà, mua xe ô tô, du học, chứng minh tài chính, cho vay cán bộ công nhân viên, thấu chi… tạo điều kiện cải thiện đời sống nhân dân khi tích lũy chưa đủ. Vpbank đã có những cải thiện đáng kể về năng lực tài chính, công nghệ, quản trị điều hành, cơ cấu tổ chức và mạng lưới kênh phân phối, hệ thống sản phẩm dịch vụ. Nhiều loại hình DVNH bán lẻ đã được triển khai thực hiện như dịch vụ tài khoản, séc, thẻ, quản lý tài sản, tín dụng, cầm cố.