Đặc điểm của người lao động bị thu hồi đất cần giải quyết việc làm trong quá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) GIẢI QUYẾT VIỆC làm CHO NGƯỜI bị THU hồi đất TRONG QUÁ TRÌNH đô THỊ hóa TRÊN địa bàn HUYỆN NHƠN TRẠCH TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 29 - 31)

7. Kết cấu của đề tài

1.2. Đặc điểm của người lao động bị thu hồi đất cần giải quyết việc làm trong quá

trong quá trình đô thị hóa

Trong nghiên cứu này, đề tài chỉ tập trung vào phân tích những đặc điểm việc làm của những người bị thu hồi đất nông nghiệp cần giải quyết việc làm trong quá trình ĐTH để tìm ra những giải pháp tạo việc làm mới cho họ.

Người lao động bị thu hồi đất cần giải quyết việc làm trong quá trình đô thị hóa thường có các đặc điểm sau:

Lao động chủ yếu là trong lĩnh vực nông nghiệp, chưa qua đào tạo và

tác phong công nghiệp kém.

Quá trình ĐTH theo chiều rộng để phát triển các KĐT mới chủ yếu là lấy đất nông nghiệp. Người mất việc là nông dân vốn canh tác nông nghiệp gắn liền với đất đai, đồng ruộng. Chính vì vậy, chủ yếu họ chưa qua đào tạo hay có một ngành nghề chuyên môn nhất định. Bên cạnh đó, công việc nông nghiệp cũng thất thường, gắn với thời tiết và là lao động thời vụ nên tác phong công nghiệp cũng không tốt. Người lao động ở nông thôn có đặc điểm là sức khỏe tốt, chăm chỉ, cần cù song họ có những hạn chế là không có kỹ năng tay nghề, trình độ văn hóa thấp, khả năng giao tiếp và nắm bắt thị trường kém, không dám mạnh dạn đầu tư để phát triển những lĩnh vực kinh tế mới do đó chủ yếu vấn là lao động phổ thông và làm theo kinh nghiệm.

Khi thu hồi đất, người nông dân bị tách rời sức lao động của họ với đối tượng lao động dẫn đến mất việc làm trong khi chưa có sự chuẩn bị cho những ngành nghề lao động mới. Đây sẽ là một khó khăn lớn cho việc tạo việc làm cho nhóm đối tượng này.

Người lao động có việc làm trong các ngành nông nghiệp, công nghiệp,

tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ trong khu vực nông thôn:

Lao động nông thôn còn có thể hoạt động trong các ngành nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ tại địa phương. Những lao động

này có thể sẽ cần thời gian đào tạo lại cho phù hợp với ngành nghề mới tuy nhiên sẽ đỡ khó khăn hơn so với lao động nông nghiệp. Tuy nhiên, theo thống kê ở các vùng đô thị hóa, tỷ lệ lao động này mất việc do thu hồi đất để đô thị hóa không nhiều.

Quy mô việc làm thường là nhỏ, công cụ lao động chủ yếu là thủ công,

lực lượng lao động đông, chất lượng thấp, không có tác phong công nghiệp:

Quy mô của sản xuất ở nông nghiệp nông thôn chủ yếu là mô hình hộ gia đình cả trong canh tác nông nghiệp và làm nghề tiểu thu công nghiệp, với số lượng lao động trung bình từ 3 - 4 người trong 1 hộ.

Trong những năm gần đây đã phát triển các trang trại với quy mô lớn hơn trên cơ sở mua gom lại ruộng đất của những người không có nhu cầu canh tác nông nghiệp vì nhiều lý do khác nhau. Các trang trại này đã đóng góp tích cực vào thu hút việc làm và hình thành một đội ngũ công nhân nông nghiệp, chuyển đổi từ sản xuất hàng hóa nhỏ sang sản xuất nông nghiệp hàng hóa lớn, song vẫn chiếm một tỷ lệ khiêm tốn so với quy mô của hộ gia đình.

Công cụ lao động truyền thống của nông nghiệp, nông thôn hiện tại vẫn là dụng cụ cầm tay thủ công, sức kéo chính là trâu bò phù hợp với việc canh tác trên các thửa ruộng nhỏ hẹp. Hầu hết các khâu từ chọn giống, làm đất, chăm sóc, tưới tiêu, bón phân phun thuốc trừ sâu, thu hoạch... trong nông nghiệp vẫn làm bằng phương pháp thủ công. Việc áp dụng các loại máy móc thiết bị phục vụ cho cơ giới hóa nông nghiệp gặp nhiều khó khăn và không phù hợp với các mảnh ruộng nhỏ hẹp.

Cùng với quy mô làm việc nhỏ lẻ, công cụ lao động thủ công lạc hậu thì việc làm và thu nhập ở nông thôn còn có một đặc thù quan trọng là lực lượng lao động tuy đông song chất lượng lại thấp, không có tác phong công nghiệp. Nguyên nhân của chất lượng lao động thấp là do: Với quy mô sản xuất nhỏ, lao động theo kinh nghiệm nên ít có nhu cầu về học tập văn hóa, kỹ thuật cao;

Hệ thống đào tào, giáo dục, dạy nghề ở các vùng nông thôn chưa được coi trọng đúng mức, không đáp ứng được nhu cầu của người lao động cả về kinh phí đào tạo và số lượng đào tạo; Do thu nhập thấp nên ít có khả năng cho con em theo học ở những bậc học cao hơn như đại học - cao đẳng.

Sản xuất chưa gắn với thị trường, còn mang tính tự cấp, tự túc, thu nhập

của người lao động nông thôn thấp so với người dân thành thị:

Mô hình sản xuất chủ yếu của nông thôn là hộ gia đình nên việc trồng cấy, chăn nuôi trước hết là đáp ứng cho tiêu dùng, còn thừa mới đem bán, sản xuất nông nghiệp còn mang tính tự cung tự cấp, chưa gắn với thị trường.

Một trong những đặc trưng cơ bản của việc làm ở nông thôn là thu nhập thấp hơn so với thu nhập ở thành thị, trong đó thu nhập từ ngành trồng trọt ở mức thấp nhất, thu nhập trong chăn nuôi có khá hơn. Mặc dù trong những năm gần đây giá lương thực, thực phẩm có tăng song các chi phí về con giống, phân bón, thuốc trừ sâu lại tăng nhanh nên thu nhập thực tế của người nông dân không tăng. Mặt khác sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố tự nhiên như thời tiết, dịch bệnh, thiên tai do đó sản phẩm không ổn định, thất thường dẫn đến thu nhập của người nông dân thấp.

Đại bộ phận nông dân ít kinh nghiệm trong việc nắm bắt tình hình thị trường, khi 1 loại sản phẩm được giá thì đổ xô nhau sản xuất, tạo ra mức cung cao hơn cầu dẫn đến bị ép giá. Khi một loại sản phẩm rớt giá thì lại vội bỏ chuyển sang sản phẩm khác gây thiệt hại lớn về vốn và công sức đầu tư.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) GIẢI QUYẾT VIỆC làm CHO NGƯỜI bị THU hồi đất TRONG QUÁ TRÌNH đô THỊ hóa TRÊN địa bàn HUYỆN NHƠN TRẠCH TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)