Đặc điểm tự nhiên-kinh-tế xã hội của huyện Nhơn Trạch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) GIẢI QUYẾT VIỆC làm CHO NGƯỜI bị THU hồi đất TRONG QUÁ TRÌNH đô THỊ hóa TRÊN địa bàn HUYỆN NHƠN TRẠCH TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 37)

7. Kết cấu của đề tài

2.1. Đặc điểm tự nhiên-kinh-tế xã hội của huyện Nhơn Trạch

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển và vị trí địa lý của huyện Nhơn Trạch

Huyện Nhơn Trạch được tái thành lập (tách ra từ huyện Long Thành) theo Nghị định số 51/CP ngày 21/6/1994 của Chính phủ và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/9/1994. Huyện nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Đồng Nai, có tọa độ địa lý từ 106045’16” - 107001’55” Kinh độ Đông và 10031’33” - 10046’59” Vĩ độ Bắc, có vị trí địa lý như sau:

 Phía Bắc: giáp TP.Hồ Chí Minh và huyện Long Thành.  Phía Nam: giáp TP.Hồ Chí Minh.

 Phía Đông: giáp huyện Long Thành và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.  Phía Tây: giáp TP.Hồ Chí Minh.

Về địa hình, thổ nhưỡng: Nhơn Trạch là huyện thuộc vùng đồng bằng

Đông Nam bộ. Diện tích tự nhiên của huyện là 41.083,68 ha, chiếm 6,96% diện tích tự nhiên của tỉnh, trong đó:

 Đất nông nghiệp: 27.364,30 ha chiếm 66,61% tổng diện tích.

 Đất phi nông nghiệp: 13.662,38 ha chiếm 33,26% tổng diện tích, trong đó phân ra: Đất ở: 1.962,91 ha; Đất chuyên dùng: 4.702,42 ha; Đất tôn giáo, tín ngưỡng: 49,49 ha; Đất nghĩa địa: 76,31 ha; Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: 6.871,25 ha.

Nguồn: UBND Huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai

Hình 2.1. Bản đồ địa giới huyện Nhơn Trạch

2.1.2. Dân số, lao động của huyện Nhơn Trạch

Theo thống kê của Cục thống kê tỉnh Đồng Nai, tính đến hết năm 2019, dân số huyện Nhơn Trạch là 261.990 người. Số người trong độ tuổi lao động là 161.254 người (chiếm 61,55% dân số); số người trong độ tuổi lao động và có khả năng, nhu cầu lao động là 165.430 người [21].

Về tình hình tăng, giảm dân số, lao động: Tỉ lệ tăng dân số của huyện là 4,5%. Trong đó, tỉ lệ tăng dân số tự nhiên 1%, tỉ lệ tăng cơ học là 3,5% [21].

2.1.3. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội

Hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật – xã hội được đầu tư với nguồn kinh phí trên 1.300 tỷ đồng, đến nay, huyện đã hoàn thành xây dựng, nâng cấp hơn 500 km các tuyến đường chính và đường trục của đô thị tương lai như: tỉnh lộ 769, 25B, Hương lộ 19, đường 319, 25C, đường số 01, đường số 02; hoàn chỉnh hạ tầng khu trung tâm huyện; triển khai xây dựng các tuyến giao thông kết nối với đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, đường cao tốc Bến Lức – Long Thành, cầu đường kết nối cảng Cái Mép, tỉnh Bà Rịa- Vũng

Tàu;... Ngoài ra, có trên 30 km cầu, đường giao thông nông thôn được nâng cấp, xây dựng mới với kinh phí trên 75 tỷ đồng trong đó nhân dân đóng góp gần 15 tỷ đồng [21].

Mạng lưới điện quốc gia và hệ thống chiếu sáng được quan tâm đầu tư, đến nay toàn địa bàn huyện tỷ lệ hộ sử dụng điện lưới quốc gia là 99,7%, có12/12 xã đều có điện sinh hoạt. Điện đã phục vụ tốt cho các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, tiêu dùng…[21]

Trên lĩnh vực văn hóa- xã hội, có 71,1% trường (32/45 trường) đạt chuẩn quốc gia, 100% giáo viên được chuẩn văn hóa sư phạm, trong đó gần 50% giáo viên vượt chuẩn. Hàng năm, số trẻ 6 tuổi vào lớp 1 và học sinh tốt nghiệp tiểu học vào lớp 6 đều đạt tỷ lệ 100%. Chất lượng học sinh phát triển ổn định, tỷ lệ lên lớp ở bậc tiểu học và THCS trên 99% và tốt nghiệp cuối cấp từ 98% trở lên, riêng tỷ lệ thi đỗ tốt nghiệp THPT năm học 2016 - 2017 đạt trên 90%. Nếu trước đây chỉ có 01 trường THPT thì nay huyện đã xây dựng, phát triển được 03 trường THPT, 01 trường TC kỹ thuật công nghiệp với nhiều ngành đào tạo, đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực, đội ngũ công nhân lành nghề phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở địa phương [21].

Mạng lưới y tế được đầu tư, nâng cấp, đã xây dựng mới Bệnh viện Đa khoa, Trung tâm Y tế, Trung tâm Dân số kế hoạch hóa gia đình huyện, 12/12 trạm y tế xã được công nhận chuẩn quốc gia về y tế,… đã đáp ứng nhu cầu bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân [21].

2.1.4. Về lao động và kinh tế

Cơ cấu lao động của địa phương trong các thành phần kinh tế:  Nông nghiệp: 19.556 người (chiếm 13%);

 Công nghiệp – xây dựng: 70.702 người (chiếm 47%);  Thương mại – dịch vụ: 60.172 người (chiếm 40%).

phương, thu hút 416 dự án đầu tư với tổng vốn trên 7,257 tỷ USD, hiện đã có 293 dự án đã đi vào hoạt động, giải quyết việc làm cho hơn 85 ngàn lao động. Đối với Cụm công nghiệp có 32 doanh nghiệp đầu tư, giúp giải quyết việc làm cho 3.000 lao động.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn có mức tăng trưởng bình quân hàng năm trên 33% đạt mục tiêu Nghị quyết đề ra; giá trị luân chuyển hàng hoá năm đến thời điểm này đạt khoảng 2.500 tỷ đồng, tăng gần 35,8 lần so với năm 1995. Hiện có trên 6.100 doanh nghiệp, hộ đăng ký kinh doanh hoạt động với tổng vốn trên 20.000 tỷ đồng [21].

Về phát triển ngành thương mại - dịch vụ, huyện đã hoàn thành quy hoạch phát triển mạng lưới trung tâm thương mại, siêu thị đến năm 2020, theo đó trên địa bàn sẽ hình hành 2 trung tâm thương mại và 16 siêu thị phục vụ cho các khu dân cư. Trên địa bàn huyện hiện có 08 điểm kinh doanh khu vui chơi, du lịch sinh thái tự phát, thu hút trung bình khoảng trên 20 ngàn lượt khách tham quan.

Trong lĩnh vực dịch vụ nhà ở, dự án Khu nhà ở cho công nhân với số vốn đầu tư khoảng 758 tỷ đồng, tương ứng với 3.491 căn hộ .

Thu ngân sách trên địa bàn hàng năm đều thực hiện vượt chỉ tiêu, năm 2020, tổng thu ngân sách trên toàn địa bàn đạt trên 650 nghìn tỷ đồng, đạt 150% so với dự toán. So với mặt bằng các huyện trên cả nước, Nhơn Trạch là huyện có tổng thu ngân sách trên địa bàn được xếp vào loại cao.

Nông nghiệp tiếp tục được ổn định; giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng bình quân 3,6%/năm. Đến nay, giá trị sản xuất bình quân 01 ha đạt 70 triệu đồng. Huyện đã hoàn thành công tác lập, triển khai các đề án quy hoạch tiểu vùng sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn. Việc ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ mới vào sản xuất,

đẩy mạnh các hoạt động khuyến nông, bảo vệ thực vật, thú y, tập trung đầu tư các công trình thủy lợi...[21]

2.1.5. Về văn hóa, an ninh xã hội

Trên địa bàn huyện có 12/12 xã được công nhận xã nông thôn mới, hiện đang phấn đấu để hoàn thành 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu.

Huyện phát động và duy trì phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Có 52/52 ấp được công nhận Ấp văn hóa, 99% số hộ gia đình đạt tiêu chuẩn Gia đình văn hóa và 100% cơ quan đơn vị có đời sống văn hóa tốt [21].

Công tác đảm bảo an sinh xã hội, chăm sóc các đối tượng chính sách, người có công được chú trọng thực hiện tốt. Trong thời gian qua, huyện đã vận động hơn 8,5 tỷ đồng đóng góp vào nguồn Quỹ Đền ơn đáp nghĩa, xây dựng 612 căn nhà tình nghĩa. Các chính sách đối với người nghèo như tín dụng ưu đãi, đào tạo nghề miễn phí, khuyến nông, khuyến công, hỗ trợ y tế, giáo dục... được triển khai thực hiện đạt kết quả tốt với trên 28 tỷ đồng từ các nguồn xã hội đóng góp vào quỹ “Vì người nghèo”, 1.719 căn nhà tình thương được xây tặng, 9.420 suất học bổng, 593 xe đạp được trao cho học sinh nghèo hiếu học; 9.835 hộ nghèo được hỗ trợ vay vốn phát triển kinh tế gia đình với tổng số tiền trên 126 tỷ đồng, bình quân mỗi năm trên 5.000 lao động được giải quyết việc làm. Từ đó đã góp phần giảm mạnh tỷ lệ hộ nghèo từ 27,6% năm 1995 xuống còn 0,58% (theo chuẩn mới). Thu nhập bình quân đầu người đạt trên 50 triệu đồng [21].

2.2. Tình hình thu hồi đất trong quá trình đô thị hóa tại Huyện

2.2.1. Đô thị hóa tại huyện Nhơn Trạch:

So với cách đây 10 năm, dân số trên địa bàn huyện đã tăng thêm gần 90 nghìn người, bình quân năm dân số Huyện tăng khoảng 9 nghìn người với tỷ lệ tăng bình quân năm giai đoạn 2010 – 2019 là 3,41%. Dân số thành thị được

xác nhận trong Điều tra dân số 2019 của Cục thống kê tỉnh Đồng Nai là khoảng 58 nghìn người, chiếm tỷ lệ 22,0%, đây được xem là tỷ lệ đô thị hóa rất nhanh trong vòng 5 năm trở lại đây của địa bàn Huyện Nhơn Trạch.

Bảng 2.1. Dân số nông thôn và thành thị huyện Nhơn Trạch

Năm 2010 2015 2017 2018 2019 Tổng 172.680 224.180 243.140 251.450 261.990 Nam 85.830 113.480 124.090 129.020 134.380 Nữ 86.850 110.700 119.050 122.430 127.610 Nông thôn 172.680 224.180 243.140 251.450 204.220 Thành thị - - - - 57.770

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Đồng Nai, 2019 [22] Kết quả Tổng điều tra năm 2019, cho thấy hiện tượng di cư có sự khác biệt giữa các huyện trong tỉnh, trong đó, huyện Nhơn Trạch là địa phương có lượng người nhập cư cao nhất với 138 người nhập cư/1000 dân, cao hơn huyện Long Thành là huyện lân cận gấp 3,6 lần. Tỷ lệ dân cư các tỉnh thành khác di cư vào huyện Nhơn Trạch trong những năm gần đây là rất cao, riêng năm 2019 tỷ lệ này đạt 18,8% so với 5,1% của huyện Long Thành, cao gấp 3,68 lần khi so sánh với Long Thành [22].

Việc di cư tăng đột biến trong các năm gần đây tại Huyện Nhơn Trạch là do việc mở rộng các khu công nghiệp và gia tăng số lượng các dự án đầu tư trên địa bàn huyện dẫn đến việc thu hồi đất trên địa bàn huyện cũng gia tăng đột biến trong vòng 5 năm trở lại đây.

Bảng 2.2. Di cư và nhập cư tại các địa phương tỉnh Đồng Nai

Địa bàn Huyện khác trong tỉnh (Người) Tỉnh/thành phố khác (Người) Tỷ lệ huyện khác trong tỉnh (%) Tỷ lệ tỉnh/thành phố khác (%) Toàn tỉnh 21.713 189.261 100,0 100,0 Huyện Long Thành 1.335 9.611 6,1 5,1 Huyện Nhơn Trạch 1.407 35.58 6,5 18,8

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Đồng Nai, 2019 [22]

Số người nhập cư toàn tỉnh tại huyện Nhơn Trạch năm 2019 là gần 37 nghìn người. Tỷ suất nhập cư trên địa bàn Huyện Nhơn Trạch trong năm 2019 là 151,7%0 hơn cao hơn hẳn tỷ suất xuất cư với 14,1%0, cao hơn gấp đôi mức nhập cư trung bình của toàn tỉnh Đồng Nai tương ứng với 74,0%0 và xuất cư thì lại thấp hơn gấp đôi (30,5%0). Khi so sánh địa bàn gần nhất là huyện Long Thành thì huyện Nhơn Trạch có mức nhập cư cao hơn gấp 3 lần và có mức xuất cư nhỏ hơn khoảng 2 lần. Điều này cho thấy, những năm gần đây dân di cư thành thị di chuyển theo sự phát triển công nghiệp hóa trên địa bàn huyện có mức tăng đáng kể, tạo ra tốc độ đô thị hóa đang gia tăng nhanh chóng trên địa bàn huyện Nhơn Trạch.

Bảng 2.3. Di cư và nhập cư do đô thị hóa

Địa bàn Dân số 5+ (Người) Số người nhập cư (Người) Số người xuất cư (Người) Tỷ suất nhập cư (‰) Tỷ suất xuất cư (‰) Tỷ suất di cư thuần (‰) Toàn tỉnh 2.850.593 210.974 87.004 74,01 30,52 43,49 Long Thành 227.877 10.946 5.429 48,03 23,82 24,21 Nhơn Trạch 243.82 36.987 3.437 151,70 14,10 137,60

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Đồng Nai, 2019 [22]

Về tình hình nguồn nhân lực trong quá trình đô thị tại huyện Nhơn

Trạch, theo Cục thống kê tỉnh Đồng Nai năm 2019, tỷ trọng dân số từ 15 tuổi

trở lên theo trình độ học vấn cao nhất đạt được của huyện Nhơn Trạch cho thấy có đến 58,8% dân số tại huyện có trình độ học vấn từ phổ thông cơ sở trở xuống, 24,7% có trình độ học vấn tốt nghiệp PTTH, và chỉ có 8,3% là học từ trung cấp chuyên nghiệp trở lên, thấp hơn mức trung bình của tỉnh Đồng Nai và thấp hơn huyện Long Thành lân cận. Đây cũng là một trong những nguyên nhân tạo ràn cản cho những hộ dân trên địa bàn trong việc tìm kiếm việc làm cho bản thân khi bị thu hồi đất sản xuất, đất canh tác trên địa bàn.

Bảng 2.4. Tỷ trọng dân số từ 15 tuổi trở lên theo trình độ học vấn cao nhất đạt được của huyện Nhơn Trạch

Đơn vị: (%) Địa bàn Tổng số Dưới tiểu học Tiểu học PTCS PTTH Trên PTTH Toàn tỉnh 100,0 7,0 22,5 34,0 23,3 13,2 Long Thành 100,0 4,4 21,7 35,3 25,7 12,9 Nhơn Trạch 100,0 8,3 24,7 33,9 24,7 8,3

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Đồng Nai, 2019 [22] Ngoài trình độ học vấn, trình độ môn chung của lao động trên địa bàn huyện Nhơn Trạch cũng là một trong những yếu tố đáng quan tâm khi tiếp cận việc làm đối với các hộ dân sống trên địa bàn huyện. Theo thống kê của Cục thống kê tỉnh Đồng Nai năm 2019 cho thấy, có đến 91,7 % lao động của dân cư trên địa bàn huyện Nhơn Trạch không được trang bị chuyên môn kỹ thuật, 4,8% có trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở xuống và chỉ có 3,6% là có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của huyện Nhơn Trạch thấp hơn mức trung bình chung toàn tỉnh Đồng Nai và thấp hơn huyện Long Thành lân cận. Đây là bài toán khó cho chính quyền địa phương huyện Nhơn Trạch khi tốc độ thu hồi đất ngày càng gia tăng nhưng lực lượng trong độ tuổi lao động của huyện lại ở mức khá thấp khiến cho khả năng giải quyết việc làm cho các hộ dân bị thu hồi đất là rất khó khăn.

Bảng 2.5. Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên theo trình độ chuyên môn kỹ thuật của huyện Nhơn Trạch

Đơn vị: (%) Địa bàn Tổng số Không CMKT Sơ cấp Trung cấp Cao đẳng Đại học trở lên Toàn tỉnh 100,0 86,8 1,1 2,6 2,7 6,8 Long Thành 100,0 87,1 1,0 2,9 3,2 5,9 Nhơn Trạch 100,0 91,7 0,6 2,1 2,1 3,6

2.2.2. Tình hình thu hồi đất trong quá trình đô thi hóa tại huyện Nhơn Trạch:

Hàng năm UBND huyện Nhơn đều ban hành kế hoạch sử dụng đất, số lượng dự án và kế hoạch về số lượng đất thu hồi phục vụ các dự án công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thi hóa nông thôn. Dựa trên số liệu thống kê về kế hoạch sử dụng đất cho thấy, hàng năm huyện Nhơn Trạch đều có kế hoạch sử dụng đất bình quân khoảng 100 dự án khác nhau, trong đó số dự án phục vụ cho hoạt động CNH, HĐH và đô thị hóa bình quân 5 năm gần đây là 84 dự án với diện tích cần thu hồi bình quân hàng năm là khoảng 1800 ha. Điều này cho thấy tốc độ CNH và đô thị hóa tại huyện Nhơn Trạch đang tăng nhanh chóng trong thời gian gần đây dẫn đến số lượng đất bị thu hồi ngày càng tăng và số hộ bị thu hồi đất cũng tương ứng tăng theo.

Bảng 2.6. Số lượng dự án và diện tích đất cần thu hồi theo kế hoạch giai đoạn 2006 - 2019

Đơn vị: SL: số lượng dự án; DT: Diện tích thu hồi: ha

TT Mục đích sử dụng Năm 2016 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

SL DT SL DT SL DT SL DT 1 Đất khu công nghiệp 2 92 2 106 1 180 2 220 2 Đất cụm công nghiệp 1 4 1 4 1 4 1 4 3 Đất thương mại, DV 66 689 81 918 68 1066 8 602 4 Đất phát triển hạ tầng 7 806 4 708 1 550 88 1306

Tổng số 76 1590 88 1735 71 1800 99 2132

Nguồn: Kế hoạch thu hồi đất của UBND huyện Nhơn Trạch, giai đoạn 2006 – 2019

Tuy nhiên trên thực tế, diện tích đất bi thu hồi hàng năm thường có thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) GIẢI QUYẾT VIỆC làm CHO NGƯỜI bị THU hồi đất TRONG QUÁ TRÌNH đô THỊ hóa TRÊN địa bàn HUYỆN NHƠN TRẠCH TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)