Về công tác đào tạo nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) GIẢI QUYẾT VIỆC làm CHO NGƯỜI bị THU hồi đất TRONG QUÁ TRÌNH đô THỊ hóa TRÊN địa bàn HUYỆN NHƠN TRẠCH TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 63 - 64)

7. Kết cấu của đề tài

3.2.3. Về công tác đào tạo nghề

 Tiếp tục triển khai thực hiện tốt công tác điều tra khảo sát đánh giá đúng thực trang về tình hình việc làm, nhu cầu học nghề của những người trong độ tuổi lao động tại những hộ bị thu hồi đất để triển khai thực hiện các dự án. Khi lập phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư, phải có phương án đào tạo nghề, giải quyết việc làm cụ thể cho các đối tượng nông dân đang trực tiếp sản xuất nông nghiệp bị thu hồi đất nông nghiệp có nhu cầu tìm việc làm mới.

 Huyện cần đánh giá nhu cầu việc làm của người lao động, đồng thời gắn với công tác phân tích dự báo để mở các lớp dạy nghề cho lao động nông thôn được phù hợp. Ưu tiên những ngành nghề có thời gian học tập ngắn, phân khúc đối tượng học nghề, mở rộng đào tạo những nghề để người lao động nông thôn có thể làm trong thời gian nhàn rỗi giữa mùa vụ như thêu, ren, đan lát, may mặc...

 Kế hoạch đào tạo ở địa phương phải được soạn thảo cụ thể, chi tiết, trên cơ sở tính toán các loại hình doanh nghiệp thu hút vào địa phương, nhu cầu về cơ cấu, số lượng và chất lượng nguồn lao động mà các doanh nghiệp cần để bảo đảm tính khả thi trong GQVL. Cần xây dựng đề án phát triển nguồn nhân lực tầm nhìn lâu dài đến năm 2030 để tạo việc làm cho nông dân bị THĐ.

 Trong công tác dạy nghề gắn với tạo việc làm, phải tìm được đầu ra cho lao động, có chính sách ưu tiên, khuyến khích các doanh nghiệp thu hút lao động vào làm việc. Phải tìm hiểu nhu cầu học nghề của lao động để có hình

thức đào tạo phù hợp, tìm kiếm các cơ sở dạy nghề, các doanh nghiệp đảm bảo lao động có việc làm sau khi được đào tạo hoặc người học có thể tự tạo việc làm tại chỗ sau khi học nghề

 UBND các xã, thị trấn và trường dạy nghề tư vấn cho người lao động lựa chọn nghề phù hợp với đặc điểm, định hướng phát triển kinh tế của địa phương; phổ biến kế hoạch đào tạo nghề đến các ấp, tổ của các hội đoàn thể; phân công các điều tra viên tổ chức khảo sát trực tiếp nhu cầu học nghề của các đối tượng tại hộ để người lao động biết đăng ký tham gia học nghề.

 Đối với hoạt động nông nghiệp (trồng trọt + chăn nuôi): Hội Nông dân huyện phối hợp Phòng Kinh tế, các trạm chuyên môn, UBND xã tiến hành khảo sát các cơ sở cung ứng giống, vật tư, đồng thời tham khảo các mô hình sản xuất hiệu quả, điển hình và lên kế hoạch đưa các hộ dân đến tham quan, học tập kinh nghiệm, để áp dụng thực hiện chương trình đạt hiệu quả.

 Đối với hoạt động học nghề (lái xe + nấu ăn + trang điểm): Phòng Lao động Thương binh Xã hội phối hợp Trường Cao đẳng nghề khu vực Long Thành – Nhơn Trạch và các trung tâm dạy nghề tổ chức các lớp đào tạo nghề cho người dân đã đăng ký.

 Đối với hoạt động thương mại dịch vụ (buôn bán + dịch vụ ăn uống): Hội Phụ nữ huyện phối hợp Phòng Kinh tế, Y tế, các cơ quan, đơn vị liên quan mở các lớp tập huấn về kinh doanh, về an toàn thực phẩm,… cho người dân đã đăng ký.

 Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện theo định kỳ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) GIẢI QUYẾT VIỆC làm CHO NGƯỜI bị THU hồi đất TRONG QUÁ TRÌNH đô THỊ hóa TRÊN địa bàn HUYỆN NHƠN TRẠCH TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)