Thực trạng về nhu cầu việc làm của các hộ bị thu hồi đất trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) GIẢI QUYẾT VIỆC làm CHO NGƯỜI bị THU hồi đất TRONG QUÁ TRÌNH đô THỊ hóa TRÊN địa bàn HUYỆN NHƠN TRẠCH TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 49 - 54)

7. Kết cấu của đề tài

2.3.2. Thực trạng về nhu cầu việc làm của các hộ bị thu hồi đất trên địa bàn

Trên thực tế công tác, tác giả tiến hành khảo sát 250 (khoảng 10%) người dân có đất bị thu hồi trong các dự án đang triển khai bồi thường trên địa bàn huyện Nhơn Trạch về nhu cầu giải quyết việc làm, kết quả như sau:

Về giới tính, trong số 250 người được khảo sát, tỷ lệ năm giới chiếm 56%,

nữ giới chiếm tỷ lệ 44%.

Về độ tuổi, độ tuổi thanh niên (từ dưới 30 đến 40 tuổi) cần có nhu cầu việc

làm cao sau khi bị thu hồi đất chiếm tỷ lê 54%, độ tuổi trung niên chiếm tỷ lệ 38% (từ 41 đến 60 tuổi) , độ tuổi có nhu cầu việc làm thấp (60 tuổi) chiếm 8%

Nguồn: Tác giả khảo sát 12/2020

Hình 2.1. Đổi tuổi khảo sát của người dân bị thu hồi đất 22% 32% 38% 8% Dưới 30 Từ 31 - 40 Từ 41 - 60 Trên 60

Về trình độ học vấn, theo kết quả khảo sát cho thấy, trình độ học vấn của người bị thu hồi đất là có 12% chưa tốt nghiệp PTCS, có đến 60% chưa tốt nghiệp PTTH, chí có khoảng 14% là tốt nghiệp từ trung cấp chuyên nghiệp trở lên. Điều này cho thấy nhu cầu cần đào tạo nghề cho những người bị thu hồi đất trên địa bàn huyện Nhơn Trạch là cao.

Về lĩnh vực công tác, từ kết quả khảo sát cho thấy, có đến 58% số

lượng người dân được khảo sát có ngành nghề trước khi bị thu hồi đất là làm nông, ngư nghiệp trên địa bàn huyện. Kết quả cũng cho thấy khi bố trí tái định cư cho những người dân này cần ưu tiên khu vực để họ có thể tiếp tục sinh sống bằng nghề nông, nghề ngư của họ và việc này cũng giúp giải quyết đáng kể việc làm cho các hộ dân bị thu hồi đất trên địa bàn huyện. Ngoài ra, kết quả khảo sát cũng chỉ ra có đến 22% người dân trước khi bị thu hồi đất là lao động tự do. Điều này cũng đặt ra vấn đề giải quyết công ăn việc làm cho những người lao động này.

Nguồn: Tác giả khảo sát 12/2020

Hình 2.2. Trình độ học vấn, chuyên môn của người dân bị thu hồi đất 12% 48% 26% 10% 4% PTCS trở xuống Từ PTCS đến PTTH Tốt nghiệp PTTH Trung cấp, Cao đẳng Đại học trở lên

Nguồn: Tác giả khảo sát 12/2020

Hình 2.3. Lĩnh vực công tác của người dân bị thu hồi đất 8%

22%

58%

6% 6%

Học sinh, sinh viên Lao động tự do Nông dân, ngư nghiệp

Nội trợ Khác

Về nhu cầu công việc sau khi tái định cư, có 16% số người được hỏi cho rằng họ tự bố trí được việc làm và 84% số người mong muốn được chính quyền địa phương giải quyết việc làm cho họ sau khi thu hồi đất.

Về nhu cầu về ngành nghề mong muốn được giải quyết việc làm, kết quả

khảo sát cho thấy, 24% người được khảo sát mong muốn được giải quyết việc làm ở ngành nghề uốn tóc, trang điểm, 22% muốn làm trở thành công nhân kỹ thuật có tay nghề (cơ khí, điện lạnh…), 18% mong muốn làm việc theo nghề nông (cây cảnh, nuôi trồng), 14% muốn học lái xe, 14% muốn hỗ trợ vốn để sản xuất và kinh doanh, và 8% có mong muốn về các ngành nghề khác.

Về địa điểm mong muốn làm việc, có đến 72% số người được khảo sát

mong muốn được làm việc ngay trên địa bàn xã, huyện gần nhà, 6% mong muốn làm trong địa bàn tỉnh.

Nguồn: Tác giả khảo sát 12/2020

Hình 2.4. Nhu cầu ngành nghề của người dân bị thu hồi đất 8% 12% 14% 14% 18% 22% 24% 0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% Khác Sửa xe Lái xe Hỗ trợ vốn Cây cảnh, chăn nuôi, trồng trọt kỹ thuật cao Công nhân có tay nghề (cơ khí, điện, điện lạnh…) Uốn tóc, trang điểm, làm đẹp

Nguồn: Tác giả khảo sát 12/2020

Hình 2.5. Địa điểm mong muốn làm việc của người dân bị thu hồi đất 6% 12% 36% 42% 0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35% 40% 45% Trên địa bàn tỉnh Khác Trên địa bàn huyện Trên địa bàn xã

Mức lương mong muốn khi chuyển đổi nghề nghiệp, kết quả khảo sát cho thấy, 8% người được khảo sát mong muốn có mức lương bình quân dưới 5 triệu đồng/tháng, 16% mong muốn có được mức lương từ 5 – 7 triệu đồng/tháng, 36% mong muốn có được mức lương từ 7 – 10 triệu đồng/tháng, và 40% mong muốn có được mức lương trên 10 triệu đồng/tháng. Điều cũng cho thấy ngoài nhu cầu về giải quyết việc làm, nhu cầu về việc làm có mức lương từ khá trở lên cũng rất cao, gây trở ngại cho việc giải quyết việc làm cho người bị thu hồi đất trên địa bàn huyện Nhơn Trạch.

2.3.3. Thực trạng tổ chức bộ máy chuyên trách giải quyết việc làm cho người

bị thu hồi đất

Giải quyết việc làm cho người bị thu hồi đất là việc quan trọng và không dễ, cần có sự chỉ đạo và sự vào cuộc của các cấp, các ban ngành. Vì vậy, tổ chức bộ máy giải quyết việc làm cho người bị thu hồi đất được coi là một trong số các nội dung quan trọng và nó thường được thể hiện qua công tác chỉ đạo cũng như việc thực thi các nhiệm vụ cụ thể.

 Công tác chỉ đạo, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện

Giải quyết việc làm cho người bị thu hồi đất được chỉ đạo xuyên suốt từ cấp trung ương tới cấp địa phương. Về phía huyện, việc chỉ đạo và xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện thể hiện qua các hoạt động sau:

 Huyện ủy Ban hành Nghị quyết chuyên đề về công tác bồi thường, hỗ trợ

Nguồn: Tác giả khảo sát 12/2020

Hình 2.6. Mức lương mong muốn làm việc của người dân bị thu hồi đất 8% 16% 36% 40% 0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35% 40% 45% Dưới 5 triệu Từ 5 – 7 triệu Từ 7 – 10 triệu Trên 10 triệu

tái định cư, chăm lo đời sống cho những hộ bị thu hồi đất trên địa bàn huyện.

 Thành lập Ban chỉ đạo cấp huyện để chỉ đạo, triển khai thực hiện. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong Ban chỉ đạo.

 Ban chỉ đạo huyện xây dựng chương trình, kế hoạch 5 năm, hàng năm để triển khai Nghị quyết của Huyện ủy.

 Từng dự án có xây dựng kế hoạch, phương án cụ thể thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư, đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho những nông dân trực tiếp sản xuất bị thu hồi đất nông nghiệp.

 Đối với Phòng Lao động TB&XH huyện đã tham mưu cho UBND huyện ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, thực hiện chỉ đạo về các hoạt động tạo việc làm cho người lao động (bị thu hồi đất). Ví dụ các văn bản về điều tra cung – cầu lao động, về việc đào tạo nghề cho lao động thôn trên địa bàn huyện, về điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề của lao động nông thôn, về việc tuyển sinh đào tạo nghề cho lao động nông thôn…

 Tổ chức họp Ban chỉ đạo đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện đánh giá kết quả thực hiện công tác dạy nghề hàng năm và triển khai kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện năm sau.

 Ban chỉ đạo huyện chỉ đạo Đài Truyền thanh huyện, xã, thị trấn thường xuyên tổ chức tuyên truyền định kỳ mỗi tuần ít nhất 02 lần giới thiệu mục tiêu, nội dung của kế hoạch đào tạo nghề lao động nông thôn hàng năm.

 Bên cạnh đó Ban chỉ đạo các xã, thị trấn đã cho dán thông báo tuyển sinh dạy nghề của Ban chỉ đạo huyện ở những nơi có đông dân cư, trụ sở các ban ấp, khu phố để người lao động biết lựa chọn đăng ký ngành nghề theo học.

 Trên cơ sở hoàn thành khóa học và được cấp chứng chỉ của trường, phòng Lao động TBXH huyện phối hợp UBND các xã, thị trấn hướng dẫn các học viên có nhu cầu vay vốn phục vụ hỗ trợ việc làm đăng ký UBND các xã, thị trấn tổng hợp danh sách đề nghị Ngân hàng chính sách xem xét, hỗ trợ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) GIẢI QUYẾT VIỆC làm CHO NGƯỜI bị THU hồi đất TRONG QUÁ TRÌNH đô THỊ hóa TRÊN địa bàn HUYỆN NHƠN TRẠCH TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)