Nội dung giải quyết việc làm cho người thu hồi đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) GIẢI QUYẾT VIỆC làm CHO NGƯỜI bị THU hồi đất TRONG QUÁ TRÌNH đô THỊ hóa TRÊN địa bàn HUYỆN NHƠN TRẠCH TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 31)

7. Kết cấu của đề tài

1.3. Nội dung giải quyết việc làm cho người thu hồi đất

1.3.1. Xây dựng các chính sách về giải quyết việc làm

Chính sách đền bù:

Nhà nước đền bù bằng tiền cho người bị thu hồi đất để họ có vốn ban đầu trong việc tổ chức sản xuất kinh doanh, học nghề, chuyển nghề và tái định cư. Để đảm bảo ổn định đời sống và tạo việc làm mới cho những người bị thu hồi

đất Nhà nước đó chỉ đạo các tỉnh, thành điều chỉnh mức giá đền bù phù hợp với thực tiễn, đảm bảo hợp lý. Vận dụng hình thức Nhà nước và các doanh nghiệp sử dụng đất thu hồi với các hình thức như trợ cấp di chuyển, trợ cấp mất việc làm, tạo thuận lợi cho lao động nông nghiệp chuyển đổi nghề.

Chính sách đào tạo:

Thực hiện việc xã hội hóa công tác đào tạo dạy nghề dưới nhiều hình thức như khuyến khích thành lập và vận hành các trường nghề tư nhân do nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia. Đẩy mạnh việc tổ chức dạy nghề tại các doanh nghiệp và truyền nghề tại hộ gia đình.

Thông qua các kênh viện trợ của các tổ chức phi Chính phủ và Chính phủ Nhà nước đó thực hiện việc miễn phí trong đào tạo, dạy nghề cho người lao động bị thu hồi đất. Thông qua đó mà trang bị những kỹ năng lao động và tạo cơ hội cho họ tìm việc làm.

Chính sách tín dụng:

Có cơ chế chính sách về mức vay, tỷ lệ lãi suất và thời gian vay hợp lý, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người lao động bị thu hồi đất vay tiền ở Ngân hàng Chính sách xã hội, HTX tín dụng để phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, tạo ngành nghề lao động mới để thu hút việc làm.

Chính sách xuất khẩu lao động:

Cần tập trung, quan tâm ưu tiên cho người lao động bị thu hồi đất có điều kiện đi xuất khẩu lao động thủ công, giản đơn ở các nước Trung Đông, Đài Loan, Hàn Quốc, Malaixia... Xây dựng kế hoạch xuất khẩu lao động đáp ứng yêu cầu cho việc xuất khẩu cho lao động phổ thông.

Chính sách khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế:

Đây là chính sách có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc ổn định đời sống và phát triển sản xuất cho nhân dân ở những nơi bị thu hồi đất. Vừa chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp, qua đó phát triển các ngành nghề, các

loại hình dịch vụ, vừa là quan tâm đến việc giải quyết lao động, tạo nhiều việc làm mới, nhất là việc giải quyết việc làm tại chỗ cho những người lao động ở những nơi bị thu hồi đất.

1.3.2. Tổ chức bộ máy chuyên trách giải quyết việc làm:

Việc giải quyết bố trí việc làm cho người lao động là một hệ thống theo ngành dọc từ Trung ương đến địa phương là Bộ Lao động thương binh và xã hội ở Trung ương, Sở Lao động thương binh và xã hội cấp tỉnh và Phòng Lao động thương binh và xã hội ở cấp quận huyện.

Hiện tại chưa có một cơ quan, bộ phận riêng chăm lo về việc làm cho người bị thu hồi đất ở các cấp. Do đặc thù của người bị thu hồi đất là nông dân, trình độ văn hóa, kỹ thuật thấp, hầu như chưa được đào tạo nghề và thuộc mọi lứa tuổi và lối sống khác nhau. Bộ phận này nằm trong phòng Lao động – Thương binh và Xã hội, có chức năng tham mưu đề xuất cho UBND quận, huyện xây dựng kế hoạch đào tạo nghề để giải quyết việc làm cho người bị thu hồi đất.

1.3.3. Tổ chức kiểm tra, giám sát đối với giải quyết việc làm

Việc tổ chức dạy nghề, sử dụng vốn ngân sách Nhà nước của các tổ chức quốc tế phục vụ cho việc dạy nghề cần phải được kiểm tra đảm bảo phục vụ trực tiếp đến tay người lao động bị thu hồi đất.

Công tác kiểm tra, giám sát về nhiệm vụ giải quyết việc làm cho người bị thu hồi đất cũng được tiến hành đối với các cơ quan bố trí việc làm như Sở Lao động và Thương binh xã hội, Phòng Lao động thương binh xã hội và các doanh nghiệp sử dụng lao động.

1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới công tác giải quyết việc làm cho người bị thu hồi đất

1.4.1. Các yếu tố vĩ mô

(i.) Chiến lược và chính sách việc làm quốc gia

sở cho những mục tiêu và các giải pháp chính sách việc làm ở địa phương. Chính sách kinh tế của Nhà nước là một trong những tác nhân quan trọng nhất tác động lên việc làm và thu nhập ở nông thôn. Những vấn đề về việc làm mà chính sách việc làm quốc gia đó giải quyết có thể giảm gánh nặng cho chính sách việc làm địa phương

Để giải quyết việc làm, vấn đề quan trọng hàng đầu là Nhà nước phải tạo ra các môi trường, điều kiện thuận lợi để người lao động có thể tự tạo việc làm thông qua những chính sách KTXH cụ thể.

Tuy nhiên, có những vấn đề việc làm đặc thù của từng địa phương vì vậy cần có những nội dung giải quyết các vấn đề đặc thù này trong phạm vi chính sách của địa phương.

(ii.) Điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái:

Tài nguyên thiên nhiên là vừa là đối tượng lao động, là tư liệu lao động, và là cơ sở của sản xuất vật chất, tạo ra việc làm cho người lao động.

Địa hình và đất đai là yếu tố tác động gián tiếp lên việc làm và thu nhập của địa phương, quy định cho địa phương lựa chọn để phát triển cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Những đặc điểm này sẽ quy định nhu cầu, cơ cấu và chất lượng của thị trường lao động tương ứng.

Tài nguyên khoáng sản cũng là một yếu tố tiềm năng tác động đến việc làm và thu nhập của một địa phương. Những vùng giàu tài nguyên khoáng sản có sẽ tạo cơ hội để phát triển công nghiệp khai thác, chế biến tạo ra một thị trường thu hút lao động lớn.

Môi trường sinh thái cũng là một nguồn lực phát triển mới của địa phương. Môi trường sinh thái trong lành, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp là điều kiện tiên quyết để phát triển một số ngành dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng có hiệu quả kinh tế cao và thu hút được nhiều lao động.

1.4.2. Yếu tố thuộc về địa phương

Sự quyết tâm của lãnh đạo địa phương về giải quyết việc làm cho nông

dân bị thu hồi đất

Việc xây dựng một hệ thống chính sách việc làm phù hợp để giúp lao động địa phương có việc làm ổn định luôn cần sự quyết tâm của các nhà lãnh đạo. Thực tế cho thấy, những địa phương thiếu quyết tâm của lãnh đạo trong giải quyết việc làm thường dẫn đến tình trạng thất nghiệp dai dẳng.

Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

Quy hoạch phát triển KTXH là yếu tố ảnh hưởng căn bản đến chính sách việc làm. Quy hoạch phát triển KTXH có vai trò định hướng phát triển KTXH, là cơ sở để xây dựng chính sách tạo việc làm ở địa phương. Vì vậy, chất lượng của quy hoạch phát triển KTXH sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chính sách giải quyết việc làm.

Hoạch định và tổ chức thực thi chính sách việc làm của địa phương

Quá trình hoạch định, các cơ quan hoạch định cần đảm bảo những điều kiện sau: (a) Năng lực hoạch định chính sách tốt; (b) Căn cứ sát thực vào tình hình địa phương, tính tới sự khác biệt của lao động ở các khu vực địa lý khác nhau, căn cứ vào sự phát triển KTXH, những tiềm năng và có cơ hội có thể huy động của địa phương; (c) Thu hút sự tham gia của người dân và các tổ chức tại địa phương.

Tổ chức thực thi chính sách tốt là rất quan trọng để chính sách đi vào cuộc sống. Mặt khác, thông tin phản hồi để tiếp tục hoàn thiện chính sách, đặc biệt là thông tin phản hồi từ khâu giám sát và đánh giá chính sách.

Năng lực tài chính của địa phương

Chính sách việc làm luôn thể hiện những tham vọng của chính quyền địa phương. Tuy nhiên, năng lực tài chính của địa phương nhiều khi không cho phép chính quyền địa phương thực hiện các chính sách nhiều tham vọng, dù

biết rằng chính sách đó phù hợp với nhu cầu của các bên liên quan, đặc biệt là người lao động. Một địa phương có sự phát triển kinh tế mạnh, nguồn thu ngân sách lớn là yếu tố quyết định đến một chính sách việc làm có tính bao phủ rộng hơn là chính sách chỉ có tính chất ưu tiên.

(iii.) Yếu tố thuộc về lực lượng lao động và bản thân người lao động

Đặc điểm của lao động địa phương là cơ sở cho hoạch định chính sách việc làm và gián tiếp ảnh hưởng đến nội dung của chính sách việc làm. Sự tăng trưởng mạnh về quy mô của lực lượng lao động địa phương sẽ tạo sức ép lớn cho chính sách việc làm. Các đặc điểm nhân khẩu học như cơ cấu giới tính, cơ cấu tuổi, cơ cấu dân tộc, tôn giáo có ảnh hưởng lớn đến chính sách việc làm. Trình độ dân trí, giáo dục, trình trạng thu nhập, xuất thân lao động, thói quen và văn hóa của người dân địa phương… đều là những đặc điểm cần quan tâm khi hoạch định chính sách việc làm.

Nhận thức, mức độ cầu tiến, linh hoạt và thích ứng của người lao động cũng ảnh hưởng lớn tới giải quyết việc làm, chính sách hỗ trợ của chính quyền trung ương, địa phương.

Tiểu kết chương 1

Chương 1 đã đi hệ thống hóa những vấn đề lý luận về giải quyết việc làm cho người bị thu hồi đất trong quá trình đô thị hóa như: Những vấn đề cơ bản về việc làm, giải quyết việc làm và quá trình đô thị hóa (việc làm, giải quyết việc làm và vai trò của giải quyết việc làm đối với sự phát triển kinh tế - xã hội; đô thị hóa với vấn đề thu hồi đất và giải quyết việc làm; Đặc điểm của những người lao động bị thu hồi đất cần giải quyết việc làm trong quá trình đô thị hóa). Luận văn cũng đã làm rõ nội dung giải quyết việc làm cho người thu hồi đất trong quá trình đô thị hóa và các yếu tố ảnh hưởng tới công tác giải quyết việc làm cho người bị thu hồi đất.

CHƯƠNG 2.

THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI BỊ THU HỒI ĐẤT TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA

TẠI HUYỆN NHƠN TRẠCH TỈNH ĐỒNG NAI

2.1. Đặc điểm tự nhiên-kinh-tế xã hội của huyện Nhơn Trạch

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển và vị trí địa lý của huyện Nhơn Trạch

Huyện Nhơn Trạch được tái thành lập (tách ra từ huyện Long Thành) theo Nghị định số 51/CP ngày 21/6/1994 của Chính phủ và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/9/1994. Huyện nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Đồng Nai, có tọa độ địa lý từ 106045’16” - 107001’55” Kinh độ Đông và 10031’33” - 10046’59” Vĩ độ Bắc, có vị trí địa lý như sau:

 Phía Bắc: giáp TP.Hồ Chí Minh và huyện Long Thành.  Phía Nam: giáp TP.Hồ Chí Minh.

 Phía Đông: giáp huyện Long Thành và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.  Phía Tây: giáp TP.Hồ Chí Minh.

Về địa hình, thổ nhưỡng: Nhơn Trạch là huyện thuộc vùng đồng bằng

Đông Nam bộ. Diện tích tự nhiên của huyện là 41.083,68 ha, chiếm 6,96% diện tích tự nhiên của tỉnh, trong đó:

 Đất nông nghiệp: 27.364,30 ha chiếm 66,61% tổng diện tích.

 Đất phi nông nghiệp: 13.662,38 ha chiếm 33,26% tổng diện tích, trong đó phân ra: Đất ở: 1.962,91 ha; Đất chuyên dùng: 4.702,42 ha; Đất tôn giáo, tín ngưỡng: 49,49 ha; Đất nghĩa địa: 76,31 ha; Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: 6.871,25 ha.

Nguồn: UBND Huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai

Hình 2.1. Bản đồ địa giới huyện Nhơn Trạch

2.1.2. Dân số, lao động của huyện Nhơn Trạch

Theo thống kê của Cục thống kê tỉnh Đồng Nai, tính đến hết năm 2019, dân số huyện Nhơn Trạch là 261.990 người. Số người trong độ tuổi lao động là 161.254 người (chiếm 61,55% dân số); số người trong độ tuổi lao động và có khả năng, nhu cầu lao động là 165.430 người [21].

Về tình hình tăng, giảm dân số, lao động: Tỉ lệ tăng dân số của huyện là 4,5%. Trong đó, tỉ lệ tăng dân số tự nhiên 1%, tỉ lệ tăng cơ học là 3,5% [21].

2.1.3. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội

Hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật – xã hội được đầu tư với nguồn kinh phí trên 1.300 tỷ đồng, đến nay, huyện đã hoàn thành xây dựng, nâng cấp hơn 500 km các tuyến đường chính và đường trục của đô thị tương lai như: tỉnh lộ 769, 25B, Hương lộ 19, đường 319, 25C, đường số 01, đường số 02; hoàn chỉnh hạ tầng khu trung tâm huyện; triển khai xây dựng các tuyến giao thông kết nối với đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, đường cao tốc Bến Lức – Long Thành, cầu đường kết nối cảng Cái Mép, tỉnh Bà Rịa- Vũng

Tàu;... Ngoài ra, có trên 30 km cầu, đường giao thông nông thôn được nâng cấp, xây dựng mới với kinh phí trên 75 tỷ đồng trong đó nhân dân đóng góp gần 15 tỷ đồng [21].

Mạng lưới điện quốc gia và hệ thống chiếu sáng được quan tâm đầu tư, đến nay toàn địa bàn huyện tỷ lệ hộ sử dụng điện lưới quốc gia là 99,7%, có12/12 xã đều có điện sinh hoạt. Điện đã phục vụ tốt cho các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, tiêu dùng…[21]

Trên lĩnh vực văn hóa- xã hội, có 71,1% trường (32/45 trường) đạt chuẩn quốc gia, 100% giáo viên được chuẩn văn hóa sư phạm, trong đó gần 50% giáo viên vượt chuẩn. Hàng năm, số trẻ 6 tuổi vào lớp 1 và học sinh tốt nghiệp tiểu học vào lớp 6 đều đạt tỷ lệ 100%. Chất lượng học sinh phát triển ổn định, tỷ lệ lên lớp ở bậc tiểu học và THCS trên 99% và tốt nghiệp cuối cấp từ 98% trở lên, riêng tỷ lệ thi đỗ tốt nghiệp THPT năm học 2016 - 2017 đạt trên 90%. Nếu trước đây chỉ có 01 trường THPT thì nay huyện đã xây dựng, phát triển được 03 trường THPT, 01 trường TC kỹ thuật công nghiệp với nhiều ngành đào tạo, đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực, đội ngũ công nhân lành nghề phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở địa phương [21].

Mạng lưới y tế được đầu tư, nâng cấp, đã xây dựng mới Bệnh viện Đa khoa, Trung tâm Y tế, Trung tâm Dân số kế hoạch hóa gia đình huyện, 12/12 trạm y tế xã được công nhận chuẩn quốc gia về y tế,… đã đáp ứng nhu cầu bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân [21].

2.1.4. Về lao động và kinh tế

Cơ cấu lao động của địa phương trong các thành phần kinh tế:  Nông nghiệp: 19.556 người (chiếm 13%);

 Công nghiệp – xây dựng: 70.702 người (chiếm 47%);  Thương mại – dịch vụ: 60.172 người (chiếm 40%).

phương, thu hút 416 dự án đầu tư với tổng vốn trên 7,257 tỷ USD, hiện đã có 293 dự án đã đi vào hoạt động, giải quyết việc làm cho hơn 85 ngàn lao động. Đối với Cụm công nghiệp có 32 doanh nghiệp đầu tư, giúp giải quyết việc làm cho 3.000 lao động.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn có mức tăng trưởng bình quân hàng năm trên 33% đạt mục tiêu Nghị quyết đề ra; giá trị luân chuyển hàng hoá năm đến thời điểm này đạt khoảng 2.500 tỷ đồng, tăng gần 35,8 lần so với năm 1995. Hiện có trên 6.100 doanh nghiệp, hộ đăng ký kinh doanh hoạt động với tổng vốn trên 20.000 tỷ đồng [21].

Về phát triển ngành thương mại - dịch vụ, huyện đã hoàn thành quy hoạch phát triển mạng lưới trung tâm thương mại, siêu thị đến năm 2020, theo đó trên địa bàn sẽ hình hành 2 trung tâm thương mại và 16 siêu thị phục vụ cho các khu dân cư. Trên địa bàn huyện hiện có 08 điểm kinh doanh khu vui

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) GIẢI QUYẾT VIỆC làm CHO NGƯỜI bị THU hồi đất TRONG QUÁ TRÌNH đô THỊ hóa TRÊN địa bàn HUYỆN NHƠN TRẠCH TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)