Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần bột thực phẩm tài ký (Trang 32 - 36)

1.3.1. Nhân tố bên trong

Các nhân tố bên trong của DN cũng gây ảnh hưởng không nhỏ thông qua việc đánh giá PTNNL thể hiện cụ thể như sau:

Mục tiêu và chiến lược sản xuất kinh doanh của tổ chức:

Mục tiêu, chiến lược của tổ chức là căn cứ để phát triển nguồn nhân lực. Ngược lại, phát triển nguồn nhân lực là một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện mục tiêu và chiến lược của tổ chức.

Mục tiêu là những trạng thái, cột mốc hay kết quả, mà tổ chức mong muốn đạt được sau một thời gian nhất định. Mục tiêu tổng quát thường đề cập đến trạng thái hay cột mốc. Còn mục tiêu cụ thể thường là những chỉ tiêu về mức lợi nhuận, năng suất, vị thế cạnh tranh, phát triển nhân viên, quan hệ lao động, vị trí dẫn đầu về công nghệ, trách nhiệm xã hội,…

Chiến lược đề cập đến cách thức và các chính sách, giải pháp cũng như là những kế hoạch mà tổ chức thực hiện để đạt được mục tiêu tổng quát trong dài hạn. Trong tổ chức, chiến lực có thể hình thành làm ba cấp là chiến lược cấp công ty, chiến lược cấp kinh doanh và chiến lược cấp chức năng.

Trong mỗi tổ chức thì mục tiêu sản xuất kinh doanh chi phối cả vận mệnh của toàn tổ chức đó, như vậy việc quản lý nguồn nhân lực cũng chịu tác động không nhỏ đến việc kinh doanh cũng như sản xuất của công ty, do vậy thì việc kinh doanh sản xuất ở từng thời điểm phát triển khác nhau có những kế hoach riêng để PTNNL cũng khác nhau để phù hơp.

Khi quy trình kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp có những sư chuyển đổi thì dẫn đến việc PTNNL của doanh nghiệp cũng phải chuyển đổi theo để phù hợp với tình hình đó, bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng đều có những kế hoạch mục tiêu để hướng đến sự phát triển và doanh nghiệp có phát triển hay không là phụ thuộc chính vào kế hoạch mục tiêu do chính công ty đăt ra ( Nguyễn Lộc. 2010 ).

Tất cả những sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường nếu doanh nghiệp không có mục tiêu và chiến lược thực hiện ngay từ đầu thì sản phẩm đó khó mà

thành công trong thị trường được. Và để thực hiện được mục tiêu chiến lược đó thì đòi hỏi doanh nghiệp cần phải nỗ lực thực hiện trên tất cả các mặt trong đó có việc đào tạo cho tốt hơn đội ngũ lao động trong doanh nghiệp.

- Các yếu tố tài chính của doanh nghiệp: Việc nguồn kinh phí để thực hiện công việc PTNNL luôn xác định là quan trọng để có kế hoạch trong công tác quản trị nguồn nhân lưc tốt nhất, khi nguồn kinh phí PTNNL càng mạnh sẽ cho phép doanh nghiệp có các chiến lược hoạt động tuyển dụng chất lượng tốt và tổ chức các chương trình của việc đào tao huấn luyện phù hợp hơn, có các cơ sở vật chất phục vụ việc huấn luyện đào tạo hiện đại ( Nguyễn Lộc. 2010 ). Khi doanh nghiệp không đủ điều kiện kinh phí thì công việc này sẽ bị hạn chế và có thể nói là yếu kém trong việc PTNNL khó có thể phát huy tốt mang lại hiệu quả mong đợi.

- Cơ cấu của tổ chức doanh nghiệp: Cơ cấu tổ chức là toàn bộ công tác quản trị, quản lý bao gồm tổng hợp các bộ phận khác nhau và có sư liên kết qua lại tương hỗ lẫn nhau từ trách nhiệm đến chuyên môn và quyền hạn tại các phòng ban rõ ràng nhất định để quản lý nhân sự tại doanh nghiệp, nếu quản trị tốt thì sẽ có ích phát huy sự sáng tạo của từng cá nhân đảm bảo được sự đồng đều tại doanh nghiệp với môi trường bên ngoài cũng như cân đối có hiệu quả các phòng ban tại bên trong của doanh nghiệp đó. Thực hiện tốt khâu tổ chức nhân lực thì tạo điều kiện nhanh chóng cho sự nghiệp PTNNL trong tỏ chức.

1.3.2. Nhân tố bên ngoài

Các yếu tố môi trường bên ngoài chính là các yếu tố khách quan, có ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức nói chung và phát triển nguồn nhân lực nói riêng, bao gồm cả các yếu tố có tác động tích cực và tiêu cực. Có thể nói, phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài chính là phân tích cơ hội và nguy cơ của tổ chức. Môi trường các yếu tố bên ngoài có thể phân ra thành hai loại là môi trường vĩ mô và môi trường vi mô.

Nhân tố bên ngoài là các giới hạn về thời gian và không gian của doanh nghiệp đang tồn tại kinh doanh sản xuất phát triển. Nó có ảnh hưởng trực tiếp đến công việc quản lý như: Chính trị, kinh tế, xã hội, thuế quan, văn hóa quốc gia... Việc này có thể mang đến thuận lợi cũng như đem lai những rào cản đến

công tác PTNNL của các doanh nghiệp.

1.3.2.1. Môi trường vĩ mô

Môi trường kinh tế là bao gồm các yếu tố như: Mức độ phát triển nhanh hay chậm là phụ thuộc vào chính sách tiền tệ, sư lạm phát, giá cả, mức độ ổn định của nền kinh tế chung.... Những yếu tố này sẽ có khi làm thay đổi cả một nền kinh tế hoặc gây ảnh hưởng trực tiếp một phần nào đó của quá trình kinh doanh sản xuất tại doanh nghiệp, có thể tạo thuận lợi hoặc gây cản trở với doanh nghiệp. Do vậy DN cần phân tích các biến động của nền kinh tế đồng thời có thể dự báo và đưa ra kết luận chính xác dựa trên các kết quả số liệu của trước đây hoặc dựa trên cơ sở dự báo từ các nhà kinh tế đã phân tích. Môi trường nhân khẩu học bao gồm các yếu tố như quy mô dân số và tỷ lệ tăng dân số hàng năm, cơ cấu dân số theo giới tính, độ tuổi, quy mô gia đình, thu nhập bình quân người hay hộ gia đình, vấn đề di chuyển lao động, trình độ dân trí. Nó làm ảnh hưởng trực tiếp đến lực lượng lao động, tăng thị trường và nhiều kênh tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ, tác động đến chiến lược của tổ chức.

Chính trị ảnh hưởng lớn đến các hoạt động tại doanh nghiệp như các văn bản luật, chính sách thuế, mức độ ổn định của xã hội. Nếu chính sách tại một quốc gia thuận lợi sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư tham gia vào việc đầu tư sản xuất. Chính vì thế các cấp quản trị, lãnh đạo tại doanh nghiệp cần phân tích để đưa ra quyết định của mình nhìn nhận để thích ứng với các giai đoạn phát triển

Môi trường văn hóa, xã hội “bao gồm các yếu tố như văn hóa dân tộc, nhánh văn hóa, tình hình xã hội,…Môi trường văn hóa, xã hội ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động quản trị và kinh doanh của một tổ chức, nền văn hóa có phát triển văn minh thì sẽ tạo ra các cơ hội để tiếp cận và ngược lại nếu như có sự biến tướng xuống cấp về mặt đạo đức thì có thể xóa mờ tất cả mọi ngành nghề kinh doanh.

Môi trường khoa học - công nghệ là nhân tố ảnh hưởng mạnh, trực tiếp đến tổ chức. Khi thay đổi về quy trình công nghệ tiếp cận những cái mới của một nền kinh tế văn minh hiện đại, cũng sẽ làm thay đổi lớn đến cả một hệ thống quy trình sản xuất của doanh nghiệp. Từ dây truyền sản xuất, kỹ thuật,

mẫu mã bao bì sản phẩm dịch vụ.... Đây là yếu tố tác động mạnh đến doanh nghiệp bởi nó vừa tạo ra cơ hội và cũng tạo ra khó khăn với những doanh nghiệp không tiếp cận được với khoa học kỹ thuật mới.

1.3.2.2. Môi trường vi mô

Môi trường vi mô là các yếu tố môi trường của một ngành có ảnh hưởng trực tiếp đến các tổ chức trong ngành, bao gồm các yếu tố như khách hàng, đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp và các cộng đồng dân cư xung quanh tổ chức. Khi phân tích môi trường vi mô, người ta thường sử dụng mô hình 5 lực cạnh tranh để phân tích. Theo M. Porter, tổ chức luôn phải chịu năm lực cạnh tranh, bao gồm: áp lực cạnh tranh từ các đối thủ hiện tại trong ngành; nguy cơ cạnh tranh từ các đối thủ mới; áp lực từ khách hàng; áp lực từ nhà cung cấp và áp lực cạnh tranh từ sản phẩm hay dịch vụ thay thế.

Đối thủ hiện hữu là những người đang trực tiếp cạnh tranh với tổ chức. Trong các ngành kinh doanh luôn tồn tại nhiều tổ chức cùng kinh doanh các sản phẩm cùng loại, để tồn tại và phát triển, các tổ chức này luôn tìm cách tạo lợi thế cho mình để chiếm vị thế giữa các đối thủ cạnh tranh, do đó một tổ chức luôn phải chịu áp lực cạnh tranh từ các đối thủ hiện tại.

Người tiêu dùng, người bán buôn cũng là những đối tác tham gia vào quá trình trực tiếp hoặc gián tiếp, để tiêu thụ hay sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Họ quyết định đến sự thành bại của tổ chức. Khách hàng luôn đòi hỏi tổ chức phải đáp ứng tốt nhất các nhu cầu của mình cả về sản phẩm lẫn giá cả, vì vậy, họ luôn mặc cả với tổ chức để sao cho nhận được sản phẩm tốt nhất với chi phí thấp nhất. Do đó, tổ chức luôn phải chịu áp lực từ khả năng thương lượng của các khách hàng.

Nhà cung cấp là những người cung cấp các dịch vụ đầu vào cho tổ chức. Nó không chỉ giới hạn trong các nhà cung cấp vật tư, máy móc thiết bị, điện, nước,... mà còn kể cả những người cung cấp sức lao động, cung cấp tài chính,... Các doanh nghiệp luôn phải đối mặt với rất nhiều áp lực từ các đối tác cung ứng dịch vụ hoặc nguồn nguyên liệu đầu vào để phục vụ cho việc kinh doanh sản xuất vì doanh nghiệp nào củng phải có nguyên liệu đầu vào. Đối thủ cạnh tranh tiềm năng là những người có khả năng gia nhập thị trường trong tương lai. Họ sẽ đem lại những công suất mới cho ngành và tăng cung trên thị trường.

Vì vậy, các đối thủ tiềm ẩn xuất hiện sẽ tạo ra một áp lực cạnh đối với tổ chức. Sản phẩm, dịch vụ thay thế là những sản phẩm, dịch vụ cũng thỏa mãn nhu cầu của khách hàng nhưng bằng những sản phẩm, dịch vụ khác. Các sản phẩm, dịch vụ này sẽ làm thay đổi nhu cầu trên thị trường, vì vậy sẽ ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh của tổ chức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần bột thực phẩm tài ký (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)