Những tồn tại, bất cập và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố từ thực tiễn huyện quế sơn, tỉnh quảng nam (Trang 40 - 49)

HUYỆN QUẾ SƠN, TỈNH QUẢNG NAM

2.2.2. Những tồn tại, bất cập và nguyên nhân

2.2.2.1. Những tồn tại, bất cập - Về mặt thực tiễn:

Thứ nhất, nhiều trường hợp Công an xã, thị trấn sau khi tiếp nhận tố

giác, tin báo về tội phạm nhưng không chuyển cho CQĐT cấp huyện trong thời hạn 24 giờ theo luật định mà tự mình tiến hành các hoạt động xác minh, chỉ khi các bên đương sự không thỏa thuận được với nhau về vấn đề dân sự và có yêu cầu xử lý hình sự thì lúc này Công an xã, thị trấn mới chuyển hồ sơ vụ việc cho CQĐT. Điều này không những vi phạm thời hạn xác minh nguồn tin của lực lượng Công an xã mà còn làm cho việc thu thập tài liệu, chứng cứ của CQĐT đôi lúc chưa kịp thời, làm mất đi các dấu vết quan trọng làm căn cứ giải quyết vụ án.

Thứ hai, có đôi lúc CQĐT vì thành tích thi đua của đơn vị, do tâm lý lo

ngại việc không giải quyết được nguồn tin về tội phạm sẽ dẫn đến tình trạng nguồn tin bị tồn đọng, tỷ lệ điều tra khám phá án không đạt chỉ tiêu, làm ảnh hưởng đến thành tích của đơn vị. Do đó, sẽ làm phát sinh trường hợp lựa chọn các nguồn tin để tiếp nhận, giải quyết, có những sự việc xảy ra sau nhưng lại được tiếp nhận, thụ lý và giải quyết trước, có những sự việc xảy ra trước nhưng lại được thụ lý, giải quyết sau. Có trường hợp, CQĐT sau khi tiếp nhận tố giác của quần chúng nhân dân nhưng không ghi vào sổ thụ lý tiếp nhận tin báo, khi các đương sự có khiếu nại đến VKS thì vụ việc mới được phát hiện.

Điển hình là vụ “Cố ý gây thương tích” xảy ra ngày 30/9/2016 tại thôn Xuân Quê 1, xã Quế Long, huyện Quế Sơn. Nội dung vụ án như sau: Vào khoảng 19 giờ 30 phút ngày 30/9/2016, ông Nguyễn Tám - sinh năm: 1970 và vợ là bà Võ Thị Thường - sinh năm: 1968 (cả hai đều trú tại thôn Xuân Quê 1, xã Quế Long, huyện Quế Sơn) cùng con gái qua nhà hàm xóm là ông Trương Văn Chinh để nói chuyện về việc con trai ông Chinh có hành vi sờ vào bộ

phận sinh dục của con gái ông Tám. Trong lúc nói chuyện thì hai bên xảy ra mâu thuẫn nên ông Tám có dùng tay tát vào mặt bà Tô Thị Hồng, sinh năm: 1974 (vợ ông Chinh) một cái. Ông Chinh thấy vợ mình bị đánh nên dùng tay ôm ông Tám lại rồi dùng đầu gối thúc vào bụng ông Tám nhiều cái theo hướng từ dưới lên trên. Lúc này có ông Hồ Văn Thủy - sinh năm: 1972 (trú cùng thôn) can ngăn nên ông Tám thoát ra rồi đi lùi ra ngoài cửa chính rồi liền ôm bụng chạy về nhà. Khi đến khu vực bụi chuối trước nhà mình thì ông Tám bị đau nên nằm xuống và được mọi người đưa đi cấp cứu ở Trung tâm y tế huyện Quế Sơn. Sau đó, chuyển ra Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng điều trị từ ngày 01/10/2016 đến ngày 10/10/2016 thì xuất viện.

Sau khi sự việc xảy ra, hai bên đương sự đã báo cáo sự việc đến công an xã để giải quyết. Tuy nhiên, cả hai bên không thống nhất về vấn đề bồi thường dân sự nên đã làm đơn báo cáo gửi đến Cơ quan CSĐT Công an huyện nhưng mãi vẫn chưa được giải quyết. Sau đó, ông Tám đã gửi đơn đến Viện KSND huyện Quế Sơn; qua công tác kiểm sát Viện KSND huyện đã yêu cầu CQĐT thụ lý để giải quyết theo quy định của pháp luật. Đến nay vụ án đã được khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử theo đúng trình tự, thủ tục luật định.

Thứ ba, năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của một số ĐTV còn

hạn chế dẫn đến việc xác minh các nguồn thông tin có dấu hiệu tội phạm hay không chưa được chính xác. Bên cạnh đó, các KSV chưa kịp thời phối hợp với ĐTV để đề ra các yêu cầu xác minh làm ảnh hưởng đến quá trình xác minh, xử lý các nguồn tin tội phạm.

Thứ tư, hiện nay biên chế về cán bộ còn thiếu để thực hiện nhiệm vụ

tiếp nhận, thụ lý, giải quyết các nguồn tin báo về tội phạm. Ở các VKS cấp huyện, hầu hết chỉ có 01 KSV đảm nhận khâu công tác này, trong khi đó bản thân KSV còn phải kiêm nhiệm các nhiệm vụ khác như khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thí, tham gia hỏi cung...nên sẽ không đủ thời gian để

hoàn thành tốt, đảm bảo đúng thời hạn trong việc tiếp nhận, tham mưu cho lãnh đạo đơn vị ra các quyết định phân công KSV thụ lý, giải quyết nguồn tin về tội phạm.

Thứ năm, đó là sự hạn chế về kinh phí thực hiện các hoạt động liên

quan đến việc tiếp nhận, giải quyết các nguồn thông tin tội phạm nhất là trong các trường hợp cần phải thu thập chứng cứ như: Quyết định trưng cầu giám định, xác minh vụ việc phức tạp, ở nhiều địa phương khác nhau thì VKS sẽ không đủ kinh phí, phương tiện và con người để tổ chức thực hiện.

- Về các quy định của pháp luật:

Thứ nhất, Khoản 3 Điều 147 BLTTHS năm 2015 quy định khi giải

quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố các cơ quan có thẩm quyền có quyền áp dụng một trong bốn hoạt động gồm: Thu thập thông tin, tài liệu, đồ vật từ cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để kiểm tra, xác minh nguồn tin; khám nghiệm hiện trường; khám nghiệm tử thi; trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản. Ngoài những biện pháp thu thập tài liệu chứng cứ nêu trên thì khi giải quyết nguồn tin về tội phạm, CQĐT không được áp dụng các biện pháp nào khác bởi mọi hoạt động tố tụng hình sự phải được thực hiện theo quy định của BLTTHS năm 2015. Như vậy, trong quá trình giải quyết nguồn tin về tội phạm thì những thông tin, tài liệu, đồ vật được thu thập ngoài 04 biện pháp nêu trên thì có giá trị pháp lý hay không.

Hiện nay, chưa có văn bản hướng dẫn về việc cơ quan có thẩm quyền được tiến hành những hoạt động nào để “Thu thập thông tin, tài liệu, đồ vật từ

cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để kiểm tra, xác minh nguồn tin”.

Theo tác giả, đây là quy định theo hướng mở, cho phép cơ quan có thẩm quyền có thể tiến hành một số hoạt động cần thiết để kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm như: Đối chất, nhận dạng, thực nghiệm điều tra...vì qua thực tiễn công tác, tác giả nhận thấy hầu hết trong các vụ án mua bán trái

phép chất ma túy thì khi các đối tượng bán ma túy không thừa nhận hành vi phạm tội thì CQĐT sẽ tiến hành các hoạt động như đối chất, nhận dạng để làm căn cứ buộc tội; nếu những hoạt động này không được tiến hành thì rất khó để xác định người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, dễ dẫn đến tình trạng bỏ lọt tội phạm.

Thứ hai, Khoản 2 Điều 146 BLTTHS năm 2015 quy định Viện kiểm sát

chỉ được trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố trong hai trường hợp là: Khi Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng khi Cơ quan điều tra có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm. Trong hai trường hợp này nếu Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng Cơ quan điều tra không khắc phục thì trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày Viện kiểm sát có yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền đang thụ lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố đó phải chuyển hồ sơ có liên quan cho Viện kiểm sát để xem xét, giải quyết. Tuy nhiên, luật lại không quy định chế tài đối với CQĐT khi cơ quan này không thực hiện yêu cầu của VKS thì sẽ chịu hậu quả pháp lý như thế nào. Điều này làm cho các yêu cầu của VKS trong một số trường hợp chỉ mang tính hình thức.

Thứ ba, về kiểm sát quyết định không khởi tố vụ án hình sự của CQĐT.

Tại Khoản 1, Điều 158 BLTTHS không quy định cụ thể về thẩm quyền, trách nhiệm giải quyết của Viện Kiểm sát đối với trường hợp này, trong khi chỉ quy định CQĐT gửi quyết định và các tài liệu có liên quan cho Viện Kiểm sát để kiểm sát, mà không quy định ngược lại, sau khi kiểm sát xong thì VKS phải trả lời kết quả kiểm sát và hoàn trả tài liệu cho CQĐT như thế nào. Bên cạnh đó theo quy định tại Điểm c, Khoản 3, Điều 13 Quy chế tạm thời ban hành kèm theo Quyết định số 03/QĐ-VKSNDTC ngày 29/12/2017, của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao thì CQĐT ra quyết định không khởi tố

vụ án hình sự và phải gửi hồ sơ, tài liệu cho VKS, nếu VKS đồng ý với quyết định không khởi tố của CQĐT thì trả lời bằng thông báo, nhưng mẫu thông báo trả lời lại không có trong hệ thống mẫu nghiệp vụ của ngành. Việc này làm ảnh hưởng đến việc thống nhất hình thức văn bản thông báo giữa các cơ quan với nhau.

Thứ tư, chế định “Phục hồi giải quyết nguồn tin về tội phạm” là quy

định mới được quy định trong BLTTHS năm 2015 nhằm khắc phục những bất cập khi thực hiện BLTTHS năm 2003 và TTLT số 06/2013 trong quá trình giải quyết nguồn tin về tội phạm. Tuy nhiên, Khoản 1 Điều 149 BLTTHS năm 2015 chỉ quy định việc phục hồi đối với nguồn tin trước đó đã tạm đình chỉ, không đề cập đến việc phục hồi (giải quyết) nguồn tin trước đó đã tạm dừng. Thực tế, tại địa phương khi thực hiện BLTTHS năm 2003, TTLT số 06/2013 và Quyết định số 1319/QĐ-BCA-C41 ngày 20/3/2015 của Bộ Công an về Quy trình tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố trong Công an nhân dân đã tạm dừng việc kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm đối với rất nhiều vụ việc; những nguồn tin này hiện nay chưa biết giải quyết như thế nào.

Thứ năm, khi hết thời hạn giải quyết nguồn tin về tội phạm theo quy

định tại Điều 147 BLTTHS thì CQĐT, cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra phải ra một trong ba quyết định là Quyết định khởi tố vụ án hình sự, Quyết định không khởi tố vụ án hình sự và Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết nguồn tin về tội phạm. Trong đó, tạm đình chỉ việc giải quyết nguồn tin về tội phạm là quy định hoàn toàn mới, lần đầu tiên được quy định trong BLTTHS nhằm hạn chế việc kéo dài thời hạn giải quyết các nguồn tin về tội phạm, là căn cứ pháp lý cho việc tạm dừng xác minh cũng như cơ sở cho việc phục hồi, giải quyết các nguồn tin tội phạm sau này.

trường hợp là: Đã trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản, yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp nhưng chưa có kết quả; đã yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật quan trọng có ý nghĩa quyết định đối

với việc khởi tố hoặc không khởi tố vụ án nhưng chưa có kết quả. Đây là

những nguyên nhân khách quan thường gặp có thể làm kéo dài thời gian giải quyết nguồn tin về tội phạm. Tuy nhiên, thực tiễn còn có rất nhiều trường hợp làm kéo dài thời gian xác minh nguồn tin về tội phạm như: Người bị tố giác cố tính trốn tránh, đã bỏ đi khỏi địa phương không xác định được địa chỉ, nơi làm việc; không thể triệu tập để ghi lời khai hoặc đối chất trong trường hợp lời khai của người tố giác và người bị tố giác có nhiều mâu thuẫn mà đây là những lời khai có ý nghĩa quan trọng đối với việc giải quyết nguồn tin về tội phạm dẫn đến việc cơ quan có thẩm quyền chưa làm sáng tỏ có dấu hiệu tội phạm hay không nên chưa có căn cứ để ra quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự và cũng không thuộc trường hợp tạm đình chỉ theo quy định tại Khoản 1 Điều 148 BLTTHS.

Mặt khác, về quy định “Cung cấp tài liệu, đồ vật quan trọng có ý nghĩa

quyết định...” thì đây là quy định mang tính định tính, tùy nghi, tùy theo cách

hiểu của từng người. Khi đã hiểu tùy nghi đồng nghĩa việc áp dụng cũng tùy nghi giữa các địa phương và giữa những người THTT.

Ví dụ: Ngày 05/4/2020, chị Phan Thị Bảo Yến tố cáo chị Nguyễn Thị Thu Hương lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Sau khi tiếp nhận, thụ lý nguồn tin CQĐT tiến hành kiểm tra, xác minh thì nhận thấy lời khai của người tố giác và người bị tố giác có nhiều điểm mâu thuẫn, chưa xác định được có dấu hiệu tội phạm hay không. CQĐT đã nhiều lần triệu tập và xác minh tại gia đình, chính quyền địa phương nhưng chị Yến đã bỏ đi khỏi địa phương, không liên lạc được nên CQĐT không thể triệu tập để tiến hành đối chất làm căn cứ giải quyết nguồn tin trong khi thời hạn giải quyết tin báo đã hết.

Ví dụ: Ngày 30/11/2018, Công ty Điện Máy Xanh tố cáo anh Phan Văn Hiếu vì có hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Sau khi thụ lý, CQĐT đã triệu tập và xác minh nhiều lần nhưng Hiếu đã đi khỏi địa phương, không làm việc được nên không thể lấy lời khai của Hiếu.

Cả hai trường hợp nêu trên đều không đủ căn cứ để khởi tố hay không khởi tố vụ án hình sự và cũng không thuộc trường hợp tạm đình chỉ việc giải quyết nguồn tin về tội phạm. Vậy, trường hợp này có được xem là “Đã yêu cầu tổ chức, cá nhân cung cấp tìa liệu, đồ vật quan trọng có ý nghĩa quyết định ...” để tạm đình chỉ việc kiểm tra xác minh hay không?

2.2.2.2. Nguyên nhân của những bất cập

Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trên có nhiều nguyên nhân, nhưng đáng chú ý là các nguyên nhân sau:

Nguyên nhân khách quan:

Quy định của pháp luật TTHS chưa đầy đủ, chưa rõ ràng dẫn đến nhiều khó khăn cho công tác kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo tội phạm và kiến nghị khởi tố.

Hiện nay, tình hình tội phạm nói chung và trên địa bàn huyện Quế Sơn nói riêng ngày càng gia tăng và diễn biến ngày càng phức tạp, số vụ án hình sự ngày một tăng cao. Do đó, công tác kiểm tra, xác minh các tố giác, tin báo về tội phạm có nhiều khó khăn trong bối cảnh tình hình tội phạm có nhiều biến động, quan hệ kinh tế, xã hội ngày càng phức tạp, liên quan đến nhiều người, nhiều địa bàn...Trong khi đó, các VKS cấp huyện chưa được bổ sung biên chế kịp thời nên phần nào làm ảnh hưởng đến công tác tiếp nhận, giải quyết các nguồn tin về tội phạm.

Nguyên nhân chủ quan:

Nhận thức và ý thức trách nhiệm của một số cán bộ trong các cơ quan tư pháp liên quan trong huyện còn hạn chế, chưa nghiêm chỉnh. Qua hoạt

động kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố của Cơ quan điều tra, Viện KSND vẫn phát hiện và kiến nghị đối với CQĐT vi phạm trong lĩnh vực này như: vi phạm thụ lý giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm; chưa chuyển đầy đủ, kịp thời hồ sơ giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm đến Viện kiểm sát; vi phạm thời hạn giải quyết tố giác, tin báo; vụ việc có dấu hiệu tội phạm nhưng chậm ra quyết định khởi tố vụ án.

Việc bố trí và phân công cán bộ phụ trách khâu công tác này còn chưa hợp lý. Bộ phận kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố thường được giao cho KSV làm công tác kiểm sát việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố từ thực tiễn huyện quế sơn, tỉnh quảng nam (Trang 40 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)