Hoàn thiện pháp luật về việc giải quyết tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố từ thực tiễn huyện quế sơn, tỉnh quảng nam (Trang 53 - 55)

KIẾN NGHỊ KHỞI TỐ

3.3. Hoàn thiện pháp luật về việc giải quyết tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố

phạm và kiến nghị khởi tố

Với những tồn tại, hạn chế về những quy định của pháp luật TTHS như đã đề cập ở phần trên thì cần phải sớm có những hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung những quy định của pháp luật hiện hành để việc áp dụng pháp luật được thống nhất trên thực tế; đảm bảo việc giải quyết nguồn tin về tội phạm được nhanh chóng, chính xác. Do đó, cần phải:

Thứ nhất, cần có hướng dẫn đối với các trường hợp đã tạm dừng việc xác minh tố giác, tin báo theo quy định của TTLT 06/2013 thì nay có căn cứ phục hồi thì sẽ giải quyết như thế nào.

Thứ hai, cần quy định chế tài và trách nhiệm đối với CQĐT khi không

thực hiện yêu cầu của VKS.

Thứ ba, cần bổ sung mẫu thông báo quyết định không khởi tố vụ án

hình sự trong hệ thống biểu mẫu của ngành để việc kiểm sát quyết định không khởi tố vụ án của CQĐT được thống nhất trên phạm vi cả nước.

Thứ tư, cần hướng dẫn việc CQĐT được tiến hành các hoạt động nào

để thu thập các thông tin, tài liệu, đồ vật do cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp. Trong trường hợp cần thiết, có ý nghĩa quan trọng đối với việc buộc tội thì CQĐT được quyền áp dụng các biện pháp điều tra như đối chất, nhận dạng, thực nghiệm điều tra... để tránh trường hợp bỏ lọt tội phạm và người phạm tội.

Thứ năm, việc nhà làm luật chỉ quy định 02 căn cứ để tạm đình chỉ việc

giải quyết nguồn tin về tội phạm như quy định tại Khoản 1 Điều 148 BLTTHS là để tránh tình trạng tạm đình chỉ tùy tiện, tràn lan, hạn chế việc kéo dài thời gian giải quyết nguồn tin về tội phạm là phù hợp với thực tiễn. Tuy nhiên, thực tế có nhiều trường hợp vì lý do khách quan dẫn tới việc kéo dài thời gian giải quyết nguồn tin về tội phạm, trong đó lý do người bị tố giác bỏ trốn, không xác định được địa chỉ là một trong những lý do phổ biến nhưng nếu áp dụng cứng các quy định của pháp luật thì vấn đề này không được giải quyết. Mặt khác, BLTTHS 2015 không quy định trường hợp “tạm dừng xác minh” như trước đây nên các cơ quan THTT không thể áp dụng được. Như vậy, đối với các tố giác, tin báo về tội phạm thuộc trường hợp này khi hết thời hạn giải quyết thì các cơ quan THTT sẽ giải quyết như thế nào? Trong khi chờ hướng dẫn của ngành cấp trên tác giả cho rằng trong trường

hợp này, sau khi CQĐT đã gửi giấy triệu tập nhiều lần, lập biên bản xác minh về việc người bị tố giác, người tố giác vắng mặt tại địa phương... nhưng vẫn chưa làm việc được với họ thì khi hết thời hạn giải quyết có thể vận dụng căn cứ “đã yêu cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật quan trọng có ý nghĩa quyết định đối với việc khởi tố hoặc không khởi tố vụ án nhưng chưa có kết quả” theo Điểm b, Khoản 1, Điều 148 BLTTHS để tạm đình chỉ việc giải quyết nguồn tin tội phạm. Hơn nữa, theo quy định của BLTTHS thì trường hợp “Chưa xác

định được bị can hoặc không biết bị can ở đâu nhưng hết thời hạn điều tra

cũng là một trong những căn cứ để tạm đình chỉ giải quyết vụ án hình sự nên việc vận dụng như vậy là cần thiết, tránh tình trạng để tố giác, tin báo về tội phạm kéo dài nhưng không có kết quả giải quyết. Tuy nhiên, để tránh tình trạng vận dụng pháp luật một cách tùy nghi thì cần có hướng dẫn “Thế nào là

đã yêu cầu...nhưng chưa có kết quả”.

Vì vậy, để hoàn thiện các quy định của pháp luật đồng thời đảm bảo tính có căn cứ của các kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố cần có giải thích rõ ràng về căn cứ tạm đình chỉ quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 148 BLTTHS theo hướng “Thế nào là đã yêu

cầu...nhưng chưa có kết quả”-là việc CQĐT đã gửi giấy triệu tập nhiều lần,

đã lập biên bản xác minh có xác nhận của hàng xóm láng giềng, bạn bè, gia đình và chính quyền địa phương về việc người bị tố giác, người tố giác , người bị kiến nghị khởi tố vắng mặt tại địa phương nhưng vẫn chưa gặp được

họ”. Đồng thời, cần bổ sung thêm 01 căn cứ tạm đình chỉ vào Khoản 1 Điều

148 BLTTHS là “Vì lý do khách quan, chưa triệu tập, tiến hành đối chất, nhận dạng, chưa lấy được lời khai của người bị tố giác, người tố giác, người kiến nghị khởi tố mà những nội dung này có ý nghĩa quyết định đối với việc khởi tố hoặc không khởi tố vụ án”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố từ thực tiễn huyện quế sơn, tỉnh quảng nam (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)