Quy định về kiểm sát hỏi cung bị can, kiểm sát việc lấy lời khai người làm chứng, người bị hại và kiểm sát việc đối chất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm sát điều tra vụ án trộm cắp tài sản từ thực tiễn quận phú nhuận, thành phố hồ chí minh (Trang 30 - 35)

người làm chứng, người bị hại và kiểm sát việc đối chất

Kiểm sát việc hỏi cung bị can

Hỏi cung bị can là một trong những biện pháp thu thập chứng cứ của CQĐT. Bị can là người thực hiện hành vi phạm tội và biết rất rõ về hành vi phạm tội. Sau khi có quyết định khởi tố bị can, việc hỏi cung bị can phải được tiến hành ngay. Theo quy định của Ngành kiểm sát trong thời gian gần đây, Kiểm sát viên bắt buộc phải tham gia hoặc trực tiếp tiến hành hỏi cung bị can trong quá trình thụ lý, kiểm sát việc giải quyết vụ án.

Kiểm sát việc hỏi cung bị can là hoạt động để kiểm sát việc tuân theo pháp luật của ĐTV trong quá trình hỏi cung bị can nhằm đảm bảo việc hỏi cung được tiến hành một cách khách quan, toàn diện, đúng pháp luật.

Hỏi cung bị can phải được tiến hành ngay sau khi có quyết định khởi tố bị can, nếu thấy CQĐT tiến hành hỏi cung bị can trước khi có quyết định khởi tố thì VKS phải yêu cầu CQĐT hủy bỏ kết quả hỏi cung.

Khi kiểm sát trực tiếp việc hỏi cung bị can trong vụ án hình sự nói chung, bị can thực hiện hành vi trộm cắp tài sản nó riêng, KSV kiểm sát việc ĐTV thực hiện các thủ tục như kiểm tra lý lịch, phổ biến quyền nghĩa vụ của bị can và người tham gia tố tụng khác, giải quyết các đề nghị của bị can; quan sát đến thái độ, để ý phương pháp hỏi cung, nội dung các câu hỏi của ĐTV, kịp thời đề nghị ĐTV khắc phục vi phạm nếu có và hỏi thêm các vấn đề chưa được làm rõ; quan sát hành vi cử chỉ, thái độ của bị can để có thơng tin đánh giá sự thành thật hay gian dối trong việc khai báo. VKS phải đảm bảo việc hỏi cung bị can mà ĐTV tiến hành phải làm rõ được hành vi phạm tội của bị can, những mâu thuẫn trong lời khai của bị can cần được phân tích làm rõ. Nếu phát hiện có dấu hiệu mớm cung, bức cung, nhục hình thì KSV được phân cơng KSĐT phải trực tiếp hỏi cung bị can nhằm kiểm tra lại toàn bộ các lời khai của bị can có phù hợp với các chứng cứ khác đã thu thập được hay không.

Trường hợp kiểm sát qua biên bản hỏi cung bị can, KSV phải đối chiếu biên bản đang kiểm sát với các biên bản hỏi cung trước và các biên bản hỏi cung của bị can khác để xác định giữa các bản cung có thống nhất với nhau hay không? Việc hỏi cung bị can đã đầy đủ chưa? Nếu chưa đầy đủ thì cịn thiếu các vấn đề gì, hướng xử lý thế nào? Việc hỏi cung của ĐTV có vi phạm gì cần khắc phục khơng?

Tóm lại, kiểm sát hỏi cung bị can phải bảo đảm được các yếu tố như khách quan, trung thực đúng pháp luật. Lời khai nhận tội của bị can trong vụ án chỉ được coi là chứng cứ nếu lời khai đó phù hợp với các tài liệu, chứng cứ khác có trong hồ sơ vụ án. Nếu bị can kêu oan thì KSV cần trực tiếp phúc cung. Nếu hoạt động hỏi cung không đúng pháp luật, lời khai khơng trung thực, khơng khách quan thì khơng có giá trị chứng minh tội phạm, dẫn đến việc đưa ra kết luận có thể khơng đúng với sự thật khách quan, dẫn đến việc giải quyết vụ án oan sai. Do đó, việc thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động hỏi cung bị can của VKS có ý nghĩa rất quan trọng trong việc truy cứu trách nhiệm hình sự đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Nếu có phát hiện căn cứ xác định ĐTV vi phạm pháp luật trong việc hỏi cung bị can thì KSV cần kịp thời kiến nghị, yêu cầu CQĐT khắc phục và xử lý ngay để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, đảm bảo sự vô tư, khách quan khi giải quyết vụ án.

Kiểm sát việc lấy lời khai của người làm chứng

Lấy lời khai người làm chứng là hoạt động điều tra, nhằm phát hiện, thu thập thêm tài liệu, chứng cứ để góp phần đánh giá một cách khách quan và toàn diện về vụ án. Việc lấy lời khai người làm chứng được thực hiện theo quy định tại Điều 186 BLTTHS năm 2015.

Người làm chứng trong vụ án trộm cắp tài sản là người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và được cơ quan có thẩm quyền THTT triệu tập đến làm chứng. Họ có thể là người dân sinh sống xung quanh nơi xảy ra vụ án, người phát hiện hành vi, người đuổi bắt đối tượng trộm cắp tài sản… Khi tiến hành kiểm sát hoạt động lấy lời khai của họ phải ln chú ý đến độ tin cậy khi họ trình bày về một vấn đề nào đó có liên quan đến vụ án.

Khi kiểm sát trực tiếp việc lấy lời khai người làm chứng, KSV cần thực hiện các hoạt động như: Kiểm sát chặt chẽ thành phần tham gia, chủ thể lấy lời khai; việc kiểm tra tình trạng sức khỏe của người làm chứng…

Khi kiểm sát biên bản lấy lời khai người làm chứng, KSV phải xem xét đảm bảo các quy định về hình thức và đầy đủ các thơng tin về thẩm quyền lấy lời khai, sự có mặt của những người liên quan, ngày giờ tiến hành, địa điểm lấy lời khai; kiểm sát việc tiến hành các thủ tục trước khi lấy lời khai (kiểm tra lý lịch của người làm chứng, xem xét tình trạng sức khỏe, giải thích quyền, nghĩa vụ của người làm chứng)… Nghiên cứu nội dung lời khai của người làm chứng, đối chiếu, so sánh với các lời khai trước đó và với các tài liệu, chứng cứ khác có trong hồ sơ vụ án, để phát hiện những vấn đề ĐTV chưa làm rõ, những mâu thuẫn cần giải quyết và cả các vấn đề cần bổ sung, từ đó ghi chép lại để trao đổi hoặc yêu cầu ĐTV có biện pháp bổ sung, khắc phục, sửa chữa.

Trong quá trình kiểm sát lấy lời khai người làm chứng trong trường phợp việc lấy lời khai chưa đạt yêu cầu về mặt nội dung, chưa đảm bảo các quy định về thủ tục và hình thức thì tùy từng trường hợp, VKS phải yêu cầu CQĐT thực hiện lại hoặc bổ sung khắc phục. Nếu cần thiết thì KSV trực tiếp tham gia lấy lời khai người làm chứng.

Kiểm sát việc lấy lời khai của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan

Lấy lời khai của bị hại, đương sự phải được thực hiện đúng theo quy định tại các Điều 185, 186, 187 BLTTHS năm 2015. Ngoài việc kiểm sát chặt chẽ về mặt thủ tục, trình tự theo quy định của pháp luật TTHS, VKS phải kiểm tra kỹ về mặt nội dung của việc lấy lời khai đối với từng trường hợp vì lời khai của những đối tượng này khơng chỉ góp phần vào việc làm sáng tỏ sự

thật vụ án mà còn là căn cứ để giải quyết toàn diện vụ án kể cả vấn đề dân sự trong vụ án hình sự.

Khi kiểm sát lấy lời khai của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan phải có những nhận định đánh giá khách quan, phải đối chiếu với các tài liệu chứng cứ khác để xác định xem lời khai của họ có trung thực, khách quan, tồn diện hay khơng; u cầu, đề xuất của họ có hợp lý, hợp pháp hay khơng. Trong trường hợp có căn cứ nghi ngờ lời khai của những người này không trung thực, không khách quan hoặc cịn những vấn đề chưa được làm rõ thì VKS yêu cầu CQĐT tiến hành lấy lời khai lại hoặc trực tiếp tham gia lấy lời khai của họ.

Bị hại trong vụ án trộm cắp tài sản là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản do tội phạm trộm cắp tài sản gây ra. Khi kiểm sát việc lấy lời khai bị hại, KSV cần thực hiện các hoạt động như: Kiểm sát chặt chẽ thành phần tham gia, chủ thể lấy lời khai; việc kiểm tra tình trạng sức khỏe của bị hại; KSV kiểm sát quá trình lấy lời khai của ĐTV, đánh giá thái độ khai báo của bị hại; KSV không làm thay nhiệm vụ của ĐTV, KSV chỉ hỏi bị hại khi phát hiện những vấn đề chưa được làm rõ có mâu thuẫn. Kiểm sát việc lập biên bản lấy lời khai của ĐTV, bảo đảm đúng diễn biến thực tế, đúng mẫu quy định, có đầy đủ chữ ký của những người tham gia.

Kiểm sát việc lấy lời khai của những người tham gia tố tụng này phải đảm bảo tính chính xác, khách quan theo đúng quy định tại BLTTHS năm 2015.

Kiểm sát việc đối chất

Đối chất là biện pháp điều tra do ĐTV hoặc KSV tiến hành theo trình tự, thủ tục do BLTTHS quy định khi có mâu thuẫn trong lời khai giữa hai hay nhiều người mà đã tiến hành các biện pháp điều tra khác nhưng chưa giải

quyết được mâu thuẫn. Mục đích của việc đối chất là nhằm giải quyết các mâu thuẫn, xác định tính đúng đắn trong lời khai giữa hai hay nhiều người đề tìm ra sự thật của vụ án, có thể cho đối chất giữa bị can này với bị can khác, giữa bị can với bị hại, giữa bị hại với người làm chứng… theo quy định tại Điều 189 BLTTHS năm 2015.

Chủ thể có nhiệm vụ, quyền hạn kiểm sát việc đối chất là KSV. Căn cứ pháp lý để KSV kiểm sát việc đối chất được quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 42, Điều 166 và Khoản 1 Điều 189 BLTTHS năm 2015. KSV kiểm sát việc đối chất bằng các hình thức trực tiếp kiểm sát hoặc kiểm sát gián tiếp.

Khi kiểm sát đối chất với vụ án hình sự nói chung, vụ án trộm cắp tài sản nói riêng, pháp luật TTHS quy định để nâng cao trách nhiệm của KSV trong kiểm sát hoạt động điều tra, bảo đảm tính khách quan của việc đối chất thì KSV phải có mặt để kiểm sát việc đối chất. Nếu KSV vắng mặt thì có thể kiểm sát gián tiếp thơng qua nghiên cứu, xem xét biên bản đối chất do ĐTV chuyển đến. Nếu phát hiện có vi phạm trong việc đối chất thì tùy mức độ vi phạm, KSV yêu cầu ĐTV khắc phục nếu có thể hoặc KSV báo cáo lãnh đạo VKS xem xét, quyết định áp dụng biện pháp phù hợp để loại xử lý vi phạm, bảo đảm việc đối chất thực hiện đúng quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm sát điều tra vụ án trộm cắp tài sản từ thực tiễn quận phú nhuận, thành phố hồ chí minh (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)