Kiểm sát hoạt động khám nghiệm hiện trường
Hiện trường vụ án trộm cắp tài sản chính là nơi xảy ra, nơi phát hiện vụ trộm cắp tài sản. Hiện trường có thể ở trong nhà, ngồi trời, tại cửa hàng, trên các phương tiện giao thông... Khám nghiệm hiện trường được quy định tại Điều 201 BLTTHS năm 2015, khám nghiệm hiện trường là một hoạt động điều tra nhằm phát hiện, xem xét, ghi nhận dấu vết tội phạm, vật chứng, và làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án. Do tính chất quan trọng của hoạt động khám nghiệm hiện trường, nên pháp luật TTHS quy định sự bắt buộc tham gia
của KSV. Kiểm sát khám nghiệm hiện trường là hoạt động của VKS kiểm sát việc tuân theo pháp luật của ĐTV, các thành viên Hội đồng khám nghiệm và những người có liên quan khác nhằm đảm bảo cho việc khám nghiệm hiện trường đúng quy định của pháp luật, để có căn cứ xác định có hay khơng sự việc phạm tội xảy ra, ai là người thực hiện hành vi phạm tội đó, từ đó quyết định có khởi tố vụ án hình sự hay khơng. Đối tượng của kiểm sát khám nghiệm hiện trường là việc tuân theo pháp luật của các thành viên Hội đồng khám nghiệm và những người có liên quan như: ĐTV, giám định viên, kỹ thuật viên…
Trong quá trình kiểm sát khám nghiệm vụ án trộm cắp tài sản, KSV phải bám sát các bước khám nghiệm, các nguyên tắc, quy trình và các yêu cầu cần đạt được của một cuộc khám nghiệm, kịp thời đề ra các yêu cầu để ĐTV và kỹ thuật viên kỹ thuật hình sự làm rõ. Cần quán triệt nguyên tắc cơ bản của một cuộc khám nghiệm hiện trường là đảm bảo, khách quan, tỉ mỉ… Khi kiểm sát khám nghiệm hiện trường, KSV phải kiểm sát chặt chẽ công tác phát hiện, ghi nhận, thu thập, bảo quản và đánh giá dấu vết, bảo đảm công tác này được thực hiện đầy đủ, kịp thời, theo đúng trình tự, thủ tục BLTTHS quy định. Nếu KSV phát hiện có nơi tồn tại dấu vết nhưng cán bộ khám nghiệm chưa xem xét, thì KSV phải kịp thời yêu cầu cán bộ khám nghiệm thực hiện, bảo đảm khơng bỏ sót bất kỳ dấu vết gì, dù là nhỏ nhất. Đồng thời với đó, KSV phải kiểm sát chặt chẽ việc lập biên bản khám nghiệm hiện trường, bảo đảm biên bản phản ánh đúng thực tế công tác khám nghiệm, ghi nhận, mơ tả đầy đủ các dấu vết, có đầy đủ chữ ký của những người tham gia.
Như vậy, VKS thực hiện chức năng kiểm sát khám nghiệm hiện trường là nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động điều tra, hạn chế những thiếu sót, vi phạm của CQĐT ngay từ đầu để có cơ sở cho q trình tiến hành tố tụng đối với vụ án hình sự.
Kiểm sát hoạt động thực nghiệm điều tra
Thực nghiệm điều tra là hoạt động điều tra quan trọng và cần thiết nhằm giải quyết những mâu thuẫn trong các lời khai của người tham gia tố tụng để làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án. Thực nghiệm điều tra là hoạt động mô phỏng lại diễn biến của sự việc trên cơ sở lời khai của bị can, bị hại, người làm chứng đã thu thập được để kiểm tra, xác minh thêm về những tình tiết có ý nghĩa đối với việc điều tra vụ án. VKS phải đảm bảo phương pháp tiến hành hoạt động thực nghiệm điều tra đúng quy định của BLTTHS.
Trong điều tra các vụ án trộm cắp tài sản, thực nghiệm điều tra được tiến hành khi cần kiểm tra tính chính xác, khách quan trong lời khai của bị can, bị hại, người làm chứng, người tham gia tố tụng khác về các tình tiết liên quan đến vụ án. Khi trực tiếp kiểm sát việc thực nghiệm điều tra các vụ án trộm cắp tài sản, KSV cần phải kiểm sát chặt chẽ thành phần tiến hành, tham gia thực nghiệm điều tra, bảo đảm đúng theo quy định tại BLTTHS năm 2015; KSV chủ động yêu cầu ĐTV tiến hành các hoạt động thực nghiệm nếu qua KSĐT vụ án nhận thấy chưa đầy đủ; KSV kiểm sát chặt chẽ việc lập biên bản thực nghiệm, kiểm tra, đối chiếu kỹ giữa bản ảnh, sơ đồ và biên bản thực nghiệm điều tra với thực tế diễn biến quá trình thực nghiệm trước khi ký tên vào sơ đồ, biên bản; Khi kiểm sát gián tiếp qua biên bản thực nghiệm điều tra của CQĐT, KSV phải kiểm sát chặt chẽ về thành phần tiến hành, tham gia việc thực nghiệm điều tra.... Nghiên cứu nội dung biên bản để xác định các tình tiết, sự việc, hiện tượng nào đã được kiểm tra, xác minh và kết quả thế nào? Các tình tiết, sự việc, hiện tượng nào cần thiết phải kiểm tra, xác minh bằng thực nghiệm điều tra nhưng chưa được thực hiện và hướng giải quyết; so sánh, đối chiếu sự phù hợp giữa kết quả thực nghiệm điều tra với các chứng cứ, tài liệu khác của vụ án.
Tại khoản 1, điều 205 BLTTHS năm 2015 quy định về trường hợp ra quyết định trưng cầu giám định như sau:
“1. Khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 206 của Bộ luật này hoặc khi xét thấy cần thiết thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng ra quyết định trưng cầu giám định”.
Giám định là một trong những vấn đề quan trọng đối với việc phát hiện, xử lý vụ án hình sự nói chung, vụ án trộm cắp tài sản riêng. Kết quả giám định là tài liệu, chứng cứ quan trọng trong vụ án hình sự. Việc trưng cầu giám định trong điều tra các vụ án trộm cắp tài sản được tiến hành nhằm xác định đối tượng gây án, thu thập, củng cố các chứng cứ của vụ án. Các giám định thường được tiến hành: giám định dấu vết chân, giày, dép, dấu vết vân tay, dấu vết công cụ cạy phá… Khi kiểm sát việc trưng cầu giám định, KSV phải kiểm sát chặt chẽ hình thức và nội dung quyết định trưng cầu giám định, bảo đảm quyết định được ban hành đúng mẫu, đúng thẩm quyền, chính xác căn cứ pháp luật, nội dung yêu cầu giám định phải rõ ràng, đầy đủ; kiểm sát kết luận giám định cần lưu ý đến phương pháp, phương tiện mà người giám định dùng để kết luận giám định. KSV được phân công KSĐT các vụ án trộm cắp tài sản phải nắm vững các quy định của BLTTHS về giám định tư pháp để áp dụng thực hiện đảm bảo đúng pháp luật, phải chủ động phát hiện các vấn đề cần phải giám định để yêu cầu CQĐT tiến hành trưng cầu làm rõ những vấn đề gì cần phải chứng minh.
Kiểm sát hoạt động định giá tài sản
Định giá tài sản là quy định mới và là hoạt động thu thập chứng cứ của cơ quan có thẩm quyền THTT để giải quyết vụ án hình sự.
Tại khoản 1, điều 215 BLTTHS năm 2015 quy định về trường hợp ra quyết định trưng cầu giám định như sau:
“Khi cần xác định giá của tài sản để giải quyết vụ án hình sự, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng ra văn bản yêu cầu định giá tài sản”.
Trong điều tra tội phạm trộm cắp tài sản, CQĐT phải yêu cầu định giá tài sản trộm cắp để làm căn cứ xác định hành vi của đối tượng đã cấu thành tội phạm hay chưa, mức bồi thường thiệt hại về tài sản, khung hình phạt áp dụng… Khi kiểm sát việc yêu cầu định giá tài sản, KSV phải kiểm sát chặt chẽ hình thức và nội dung văn bản yêu cầu định giá tài sản, bảo đảm văn bản được ban hành đúng mẫu, đúng thẩm quyền, đầy đủ nội dung và chính xác về căn cứ pháp luật; kiểm sát thời hạn định giá, thời hạn có kết quả định giá tài sản; khi nhận được kết luận định giá tài sản, KSV cần lưu ý đến các căn cứ để hội đồng định giá kết luận về giá của tài sản.
Kiểm sát hoạt động khám xét
Khám xét là hoạt động điều tra nhằm tìm kiếm dấu vết về tội phạm, vật chứng, tài liệu, đồ vật có liên quan đến vụ án hình sự hoặc nhằm phát hiện người đang bị truy nã. Khám xét sẽ trực tiếp đụng chạm đến các quyền thuộc nhân thân của công dân, do vậy, hoạt động khám xét của CQĐT phải đặt dưới sự kiểm sát chặt chẽ của VKS nhằm đảm bảo hoạt động này phải tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật TTHS. Pháp luật TTHS của Việt Nam hiện hành quy định “Lệnh khám xét của những người được quy định tại khoản 2 Điều 35 và điểm a khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này phải được Viện kiểm sát có thẩm quyền phê chuẩn trước khi thi hành” và “Trước khi tiến hành khám xét, Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp về thời gian và địa điểm tiến hành khám xét để cử Kiểm sát viên kiểm sát việc khám xét, trừ trường hợp khám xét khẩn cấp. Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát hoạt động khám xét”.
Khi kiểm sát hoạt động khám xét trong các vụ án hình sự nói chung, vụ án trộm cắp tài sản nói riêng, VKS cần yêu cầu CQĐT và những người tham
gia khám xét thực hiện đúng quy định của pháp luật TTHS. Khi kiểm sát hoạt động khám xét, VKS phải đảm bảo chỉ khi có căn cứ theo quy định của pháp luật TTHS thì mới quyết định việc áp dụng biện pháp khám xét; hoạt động khám xét phải đảm bảo tơn trọng các quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân; qua q trình kiểm sát nếu thấy rằng việc khám xét khẩn cấp khơng có căn cứ và khơng hợp pháp thì VKS u cầu CQĐT khắc phục ngay hậu quả, đồng thời ra quyết định hủy bỏ kết quả khám xét đó.
Kiểm sát hoạt động nhận dạng
Mục đích tiến hành nhận dạng là nhằm xác nhận sự giống hay khác nhau giữa đối tượng nhận dạng với hình ảnh của đối tượng mà người nhận dạng đã nhìn thấy trước đây. Trong điều tra vụ án trộm cắp tài sản, ĐTV có thể đưa người, ảnh hoặc vật cho bị hại, người làm chứng, bị can nhận dạng để xác định người phạm tội, công cụ phương tiện dùng vào việc phạm tội, tài sản bị trộm cắp, xác định chủ sở hữu của vật chứng…
Trong quá trình kiểm sát hoạt động điều tra, nếu thấy cần thiết, KSV yêu cầu ĐTV tiến hành việc nhận dạng. Nếu ĐTV khơng thực hiện thì KSV báo cáo lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện để kiến nghị CQĐT khắc phục. KSV kiểm sát việc kiểm tra tình trạng sức khỏe của những người tham gia việc nhận dạng; Kiểm sát việc đặt câu hỏi của ĐTV và lời khai báo của người nhận dạng, nếu phát hiện ĐTV đặt câu hỏi mang tính chất gợi ý đối với người nhận dạng thì KSV phải yêu cầu ĐTV khắc phục. Trường hợp kiểm sát qua biên bản nhận dạng thì KSV kiểm sát tính cần thiết tiến hành biện pháp nhận dạng; kiểm sát thẩm quyền tiến hành nhận dạng, việc kiểm tra sức khỏe người tham gia, việc giải thích cho bị hại hoặc người làm chứng trách nhiệm về việc từ chối khai báo hoặc khai báo gian dối khi họ là người nhận dạng... Nghiên cứu các câu hỏi mà ĐTV đặt ra cho người nhận dạng để xác định có việc ĐTV đặt
câu hỏi gợi ý hay không? Nghiên cứu lời khai báo của những người tham gia việc nhận dạng, so sánh với các chứng cứ, tài liệu khác của vụ án...
Qua các công tác trên, nếu phát hiện có vi phạm trong q trình tiến hành các hoạt động đó thì VKS phải yêu cầu CQĐT khắc phục kịp thời, VKS cần kịp thời ban hành các văn bản yêu cầu, kiến nghị nhằm giúp CQĐT kịp thời phát hiện sai phạm để khắc phục.