cán bộ, KSV
Nâng cao hơn nữa nhận thức và năng lực chuyên môn, ý thức trách nhiệm của KSV kiểm sát điều tra các tội trộm cắp tài sản. Nâng cao nhận thức công tác giáo dục chính trị tư tưởng để có đội ngũ cán bộ, KSV có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức, có ý thức trách nhiệm và năng lực trình độ chun mơn nghiệp vụ cao, phải “Cơng minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn” như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy cán bộ ngành Kiểm sát. Đây là tôn chỉ, là kim chỉ nam cho mỗi cán bộ, KSV trong ngành kiểm sát luôn tuân theo trong công cuộc bảo vệ Hiến pháp và pháp luật. Các cấp có thẩm quyền cần phải có kế hoạch đào tạo phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ, KSV có thể tham gia các khóa học tập nâng cao
trình độ nhận thức chính trị, đạo đức cách mạng, chuyên môn nghiệp vụ; đồng thời tạo điều kiện, khuyến khích động viên cán bộ, KSV có ý thức tự nghiên cứu, học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ của bản thân và trau dồi đạo đức nghề nghiệp, đạo đức công vụ của người Kiểm sát nhân dân.
Coi trọng cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng cho đội ngũ cán bộ, KSV, công tác này phải được thực hiện thường xuyên và liên tục trong từng đơn vị trong thời gian dài, mỗi KSV phải nắm vững các quy định của pháp luật, chính sách hình sự của Nhà nước, vận dụng tốt vào cơng tác kiểm sát để thực hiện chức năng của ngành đặc biệt là chức năng KSĐT các vụ án hình sự.
Đồng thời với việc tiếp tục nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng KSĐT tội trộm cắp tài sản cho cán bộ, công chức ngành kiểm sát là việc gắn với cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” theo đúng tinh thần Nghị quyết Trung ương IV khóa XII của Đảng đã đề ra. Cùng với đó là gắn với cuộc vận động xây dựng đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên “Vững về chính trị, giỏi về nghiệp vụ, tinh thông về pháp luật, công tâm và bản lĩnh, kỷ cương và trách nhiệm” trong toàn ngành KSND. Cùng với việc giáo dục về chính trị, tư tưởng cho Lãnh đạo, KSV cần phải gắn liền với việc đề cao trách nhiệm, tính gương mẫu của người đứng đầu, của cán bộ lãnh đạo quản lý, của Kiểm sát viên và toàn thể cán bộ ngành kiểm sát. Xây dựng cho mỗi người cán bộ, KSV ý thức tự tôn pháp luật, xây dựng đạo đức công vụ, kỷ cương, kỷ luật nghiệp vụ của đơn vị, của ngành, ý thức trách nhiệm, trên tinh thần học hỏi cầu thị.
Cần coi trọng việc định kỳ đào tạo chuyên sâu theo hình thức tập huấn nghiên cứu các chun đề án hình sự nói chung, án trộm cắp tài sản nói riêng, như chuyên đề về kiểm sát khám nghiệm hiện trường, kiểm sát việc hỏi cung bị can; kiểm sát hoạt động đối chất, chuyên đề công tác THQCT, kiểm sát
điều tra các vụ án hình sự …, nội dung chủ yếu của công tác tập huấn tập trung vào công tác rút kinh nghiệm từ thực tiễn công tác ở các đơn vị và kỹ năng của các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Chú trọng việc tổ chức các loại hình đào tạo thích hợp để tất cả các cán bộ, KSV có thời gian học tập tích luỹ kinh nghiệm, kỹ năng nghề nghiệp như tổ chức cho KSV, cán bộ tham dự trực tiếp các phiên toà xét xử, các buổi thực nghiệm điều tra, buổi hỏi cung của các KSV có kinh nghiệm và năng lực trình độ, kết thúc buổi thực nghiệm thực tế có tổ chức rút kinh nghiệm.
Định kỳ hoặc đột xuất Viện KSND cùng cấp hoặc Viện KSND cấp trên thực hiện tổng kết rút kinh nghiệm để KSV, cán bộ ngành kiểm sát tích luỹ kinh nghiệm, kỹ năng nghề nghiệp chuyên môn nghiệp vụ; Tăng cường việc chú trọng thực hiện công tác tổng kết, rút kinh nghiệm theo chuyên đề như: “chuyên đề nâng cao chất lượng kiểm sát điều tra tội phạm trộm cắp tài sản; chuyên đề tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra theo yêu cầu cải cách tư pháp; chuyên đề tổng hợp vướng mắc trong việc giải quyết các vụ án trộm cắp tài sản trên địa bàn” [14, tr.40-45]…
Lãnh đạo phụ trách đơn vị tăng cường công tác kiểm tra, giám sát qua đó kịp thời phát hiện vi phạm, thiếu sót của cán bộ, KSV để có biện pháp chấn chỉnh, khắc phục kịp thời, tùy tính chất, mức độ của từng trường hợp cụ thể để áp dụng các hình thức kỷ luật tương xứng như khiển trách, cảnh cáo, kỷ luật hay xử lý hình sự...