những người tham gia tố tụng và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác
Kiểm sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng.
Quy định về kiểm sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng tại chương IV, V BLTTHS năm 2015 bao gồm 30 điều được quy định cụ thể từ Điều 55 đến Điều 84, quy định người tham gia tố tụng, nội dung của từng điều luật đã quy định chi tiết đối với từng chủ thể tham gia tố tụng bên cạnh đó cũng quy định chi tiết về quyền hạn đối với từng chủ thể khi tham gia tố tụng bao gồm như quyền con người, quyền tự do dân chủ, quyền trình bày ý kiến, quyền khiếu nại…, bên cạnh các quyền mà pháp luật quy định đối với những người tham gia tố tụng thì cịn phải có nghĩa vụ trong việc tham gia tố tụng như phải có mặt theo giấy triệu tập, chấp hành các quyết định của cơ quan có thẩm quyền, trình bày trung thực, trả lời những yêu cầu một cách khách quan… Để pháp luật được áp dụng đồng bộ, thống nhất và đảm bảo những quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng được bảo vệ thì trách nhiệm của Viện KSND trong khi thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động điều tra, đối với vụ án hình sự nói chung và đối với vụ án trộm cắp tài sản nói riêng, phải rất thận trọng và tỉ mỉ, khách quan trong quá trình nghiên cứu các tài liệu do CQĐT thu thập, xem xét đối chiếu các tài liệu chứng cứ đã thu thập có đảm bảo để làm căn cứ chứng minh trong vụ án hình sự.
Giải quyết tranh chấp về thẩm quyền điều tra
Khoản 3 Điều 166 BLTTHS năm 2015 đã quy định, khi KSĐT vụ án hình sự, vụ án trộm cắp tài sản, Viện KSND có nhiệm vụ, quyền hạn giải quyết tranh chấp về thẩm quyền điều tra.
BLTTHS năm 2015 quy định “Khi có tranh chấp về thẩm quyền điều
tra giữa Cơ quan điều tra thuộc các ngành khác nhau thì Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp nơi tội phạm xảy ra hoặc nơi phát hiện tội phạm có thẩm quyền quyết định; Khi có tranh chấp về thẩm quyền điều tra giữa các Cơ quan điều tra cùng ngành ở cấp nào thì Viện trưởng cấp đó yêu cầu Thủ trưởng quản lý cùng cấp giải quyết… ”
Điểm k khoản 2, khoản 3 Điều 41 BLTTHS năm 2015 Viện trưởng hoặc Phó Viện trưởng (khi được phân công) của VKS có quyền giải quyết tranh chấp về thẩm quyền điều tra trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự.
Yêu cầu thay đổi ĐTV, Cán bộ điều tra và xử lý nghiêm minh ĐTV, Cán bộ điều tra vi phạm pháp luật trong hoạt động tố tụng.
Theo nội dung quy định này thì KSV được phân cơng thụ lý, giải quyết vụ án hình sự phải kịp thời phát hiện vi phạm pháp luật trong hoạt động điều tra để báo cáo Viện trưởng, Phó viện trưởng yêu cầu Thủ trưởng CQĐT khắc phục, tùy mức độ để có biện pháp xử lý nghiêm minh đối với ĐTV có vi phạm pháp luật trong khi tiến hành điều tra vụ án. Trong trường hợp vi phạm của ĐTV có dấu hiệu tội phạm thì Viện trưởng, Phó viện trưởng yêu cầu CQĐT có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự. Cịn trong trường hợp hành vi của ĐTV có dấu hiệu xâm phạm hoạt động tư pháp thì Viện trưởng, Phó viện trưởng Viện KSND cấp tỉnh báo cáo Viện trưởng Viện KSND tối cao giao cho Cục điều tra của Viện KSND tối cao khởi tố, điều tra theo thẩm quyền. Khi KSĐT các vụ án trộm cắp tài sản, nếu phát hiện có trường hợp ĐTV, Cán bộ điều tra thuộc một trong những trường hợp phải từ chối tiến hành tố tụng
hoặc bị thay đổi, thì KSV trao đổi để ĐTV, Cán bộ điều tra từ chối THTT; trường hợp ĐTV, Cán bộ điều tra khơng nhất trí thì KSV báo cáo Viện trưởng, Phó viện trưởng VKS có văn bản yêu cầu Thủ trưởng CQĐT xem xét, thay đổi ĐTV, Cán bộ điều tra.
Kiến nghị, yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khắc phục vi phạm trong việc khởi tố, điều tra; Kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật.
Kiến nghị khắc phục vi phạm trong hoạt động khởi tố, điều tra là một trong những chức năng của Viện KSND được quy định tại Điều 4 Luật Tổ chức Viện KSND năm 2014. Trong KSĐT vụ án hình sự nói chung, vụ án trộm cắp tài sản nói riêng, khi phát hiện việc khởi tố, điều tra của CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật thì VKS có nhiệm vụ, quyền hạn ban hành kiến nghị, yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khắc phục vi phạm trong việc khởi tố, điều tra.
Tại khoản 7, Điều 15 và khoản 2, Điều 17 Luật Tổ chức Viện KSND năm 2014 đã quy định khi KSĐT vụ án hình sự, VKS có quyền “Kiến nghị cơ
quan, tổ chức hữu quan áp dụng biện pháp phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật”. Mặc dù đây không phải là vấn đề mới, nhưng với việc quy định
như trong luật đã khẳng định rõ trách nhiệm của Viện kiểm sát đối với công tác này. Thực hiện quyền này chính là nhằm mục đích phịng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật, qua đó từng bước để hạn chế tội phạm thông qua hoạt động KSĐT các vụ án hình sự của Viện KSND. Trên cơ sở KSĐT các vụ án hình sự nếu phát hiện các cơ quan Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, các đơn vị hữu quan có những sơ hở, thiếu sót… là nguyên nhân, điều kiện
dẫn đến các đối tượng lợi dụng để vi phạm thì Viện KSND phải ban hành văn bản kiến nghị nhằm tiến hành các biện pháp phòng ngừa tội phạm.
2.2. Thực trạng kiểm sát điều tra các tội trộm cắp tài sản trên địa bàn quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2015 đến năm