phục hồi điều tra.
Kiểm sát việc tạm định chỉ điều tra và đình chỉ điều tra
Tạm đình chỉ điều tra là việc CQĐT tạm dừng hoạt động điều tra. Theo quy định tại Điều 229 BLTTHS năm 2015, Quyết định tạm đình chỉ điều tra phải được gửi cho VKS cùng cấp. Trường hợp vụ án hình sự được tạm đình chỉ điều tra thì KSV có trách nhiệm kiểm tra, xem xét nhằm đảm bảo tính có căn cứ, tính hợp pháp trong việc tạm đình chỉ điều tra. Nếu bị can bỏ trốn thì VKS phải yêu cầu CQĐT ra quyết định truy nã đối với bị can. Nếu xét thấy việc tạm đình chỉ điều tra chưa đủ hoặc khơng có căn cứ thì KSV báo cáo lãnh đạo ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ điều tra của CQĐT, yêu cầu CQĐT phục hồi điều tra và tiếp tục điều tra vụ án. KSV phải kiểm sát thời hạn điều tra, chủ thể ban hành quyết định và căn cứ tạm đình chỉ. Căn cứ tạm đình chỉ điều tra vụ án, bị can nói chung và vụ án, bị can thực hiện hành vi trộm cắp tài sản nói riêng được quy định tại Điều 229 BLTTHS năm 2015
Khi kiểm sát tạm đình chỉ điều tra vụ án trộm cắp tài sản, VKS phải kiểm sát chặt chẽ việc ra quyết định tạm đình chỉ của CQĐT, đảm bảo có căn cứ, đúng pháp luật, tránh việc lạm dụng các lý do khơng đúng để tạm đình chỉ. Giữa CQĐT và VKS cần có sự trao đổi thống nhất trước khi CQĐT ra quyết định tạm đình chỉ điều tra; KSV cần tích cực phát hiện những thiếu sót, những mâu thuẫn trong hồ sơ vụ án để kịp thời yêu cầu CQĐT làm rõ hoặc
giải thích rõ nguyên nhân chưa thực hiện các yêu cầu điều tra của VKS, phối hợp giải quyết triệt để các mâu thuẫn có trong hồ sơ, tránh để xảy ra vi phạm tố tụng dẫn đến áp dụng các căn cứ tạm đình chỉ thiếu chính xác; KSV phải kiểm tra chặt chẽ lý do tạm đình chỉ, căn cứ tạm đình chỉ, điều luật áp dụng cũng như hình thức, nội dung và thẩm quyền ban hành. Hồ sơ kiểm sát phải được trích cứu, photo lưu trữ đầy đủ các tài liệu tố tụng, các tài liệu chứng cứ quan trọng, các biên bản họp (nếu có), các báo cáo đề xuất của KSV và ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo đơn vị.
Đình chỉ điều tra là việc chấm dứt toàn bộ hoạt động điều tra đối với vụ án hình sự. Khoản 1 Điều 230 BLTTHS năm 2015 quy định CQĐT ra quyết định đình chỉ điều tra vụ án khi:
“a) Có một trong các căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 155 và Điều 157 của Bộ luật này hoặc có căn cứ quy định tại Điều 16 hoặc Điều 29 hoặc khoản 2 Điều 91 của Bộ luật hình sự;
b) Đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm”.
Pháp luật TTHS quy định, khi ban hành quyết định đình chỉ điều tra, CQĐT phải gửi ngay cho VKS để tiến hành kiểm sát việc đình chỉ điều tra của CQĐT. VKS thực hiện kiểm sát việc tuân theo pháp luật của CQĐT trong việc đình chỉ điều tra nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời các vi phạm pháp luật của CQĐT với hoạt động này. Khi tiến hành kiểm sát việc đình chỉ điều tra thì KSV phải nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án để kiểm tra các căn cứ của việc đình chỉ điều tra theo quy định của BLTTHS. Kiểm sát chặt chẽ việc ra quyết định đình chỉ điều tra của CQĐT, đảm bảo tính có căn cứ và tính hợp pháp trong quyết định đình chỉ điều tra của CQĐT trong đó tính có căn cứ được đặc biệt chú trọng.
Đối với quyền hạn của VKS khi thực hiện chức năng kiểm sát đình chỉ điều tra của CQĐT, BLTTHS năm 2015 quy định: “Trong thời hạn 15 ngày
kể từ ngày nhận được quyết định đình chỉ điều tra kèm theo hồ sơ vụ án của Cơ quan điều tra, nếu thấy quyết định đình chỉ điều tra có căn cứ thì Viện kiểm sát phải trả lại hồ sơ vụ án cho Cơ quan điều tra để giải quyết theo thẩm quyền; nếu thấy quyết định đình chỉ điều tra khơng có căn cứ thì hủy bỏ quyết định đình chỉ điều tra và yêu cầu Cơ quan điều tra phục hồi điều tra; nếu thấy đủ căn cứ để truy tố thì hủy bỏ quyết định đình chỉ điều tra và ra quyết định truy tố theo thời hạn, trình tự, thủ tục quy định tại Bộ luật này”. Quy
định này đã thể hiện trách nhiệm và quyền hạn của VKS đối với việc đình chỉ điều tra, bảo đảm quyết định đình chỉ điều tra của CQĐT là có căn cứ và hợp pháp. Khi kiểm sát quyết định đình chỉ điều tra, KSV phải kiểm tra cả về căn cứ đình chỉ lẫn hình thức của quyết định đình chỉ, quyết định đình chỉ điều tra phải đúng về thẩm quyền, đúng trình tự thủ tục tố tụng do luật định.
Khi kiểm sát điều tra đối với vụ án, KSV cần tích cực phát hiện những thiếu sót, những vấn đề cịn mâu thuẫn trong hồ sơ vụ án để kịp thời yêu cầu CQĐT làm rõ hoặc giải thích rõ nguyên nhân chưa thực hiện các yêu cầu điều tra của VKS, phối hợp giải quyết triệt để các mâu thuẫn có trong hồ sơ, tránh để xảy ra vi phạm tố tụng dẫn đến việc áp dụng các căn cứ đình chỉ thiếu chính xác. Nếu thấy việc đình chỉ điều tra vụ án, đình chỉ điều tra vụ án đối với bị can là đúng thì phải báo cáo lãnh đạo VKS ra văn bản thông báo kết quả kiểm sát cho CQĐT biết. Nếu thấy lý do việc đình chỉ điều tra khơng đúng thì KSV báo cáo lãnh đạo VKS ra quyết định hủy bỏ đồng thời có cơng văn yêu cầu CQĐT ra quyết định phục hồi điều tra đối với vụ án.
Tóm lại, việc thực hiện chức năng kiểm sát đình chỉ điều tra là rất quan trọng để bảo đảm việc tuân theo pháp luật của CQĐT trong hoạt động đình
chỉ điều tra, hạn chế đến mức thấp nhất các vi phạm pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng dẫn đến bỏ lọt tội phạm.
Kiểm sát việc phục hồi điều tra
Theo quy định tại Điều 235 BLTTHS năm 2015, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, khi có lý do để hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ điều tra, đình chỉ điều tra, CQĐT ra quyết định phục hồi điều tra. Trong thời hạn hai ngày, kể từ ngày ra quyết định phục hồi điều tra, CQĐT phải gửi quyết định phục hồi điều tra cho VKS cùng cấp. Khi nhận được quyết định phục hồi điều tra của CQĐT, VKS phải kiểm tra tính có căn cứ của việc phục hồi điều tra theo quy định của BLTTHS. Sau khi xem xét các căn cứ để phục hồi điều tra, nếu thấy quyết định phục hồi điều tra có căn cứ thì VKS cử KSV tiến hành tố tụng đối với vụ án, KSV được phân cơng có trách KSĐT đối với vụ án theo quy định của pháp luật; nếu quyết định phục hồi điều tra khơng có căn cứ thì ra quyết định hủy bỏ quyết định phục hồi điều tra của CQĐT.