pháp ngăn chặn
- Kiểm sát việc áp dụng biện pháp bắt người
Bắt người là biện pháp ngăn chặn được quy định tại các điều 110, 111, 112, 113 BLTTHS năm 2015. Bắt người là một trong các biện pháp cưỡng chế được áp dụng đối người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người phạm tội quả tang, người đang bị truy nã, bị can, bị cáo, người bị yêu cầu dẫn độ.
Khi xác định có sự việc phạm tội xảy ra, xác định rõ đối tượng đã thực hiện hành vi phạm tội, CQĐT ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can. Xét thấy có đủ căn cứ để áp dụng biện pháp bắt bị can để tạm giam thì CQĐT ra lệnh bắt bị can để tạm giam, chuyển lệnh bắt và các tài liệu, hồ sơ liên quan đến VKS cùng cấp để xem xét, quyết định việc phê chuẩn trước khi thi hành.
Khi kiểm sát hoạt động bắt bị can để tạm giam, VKS phải kiểm sát chặt chẽ cả tính có căn cứ và tính hợp pháp trong việc áp dụng biện pháp bắt này.
Để thực hiện việc kiểm sát hoạt động bắt bị can để tạm giam đúng theo quy định của pháp luật, KSV phải nắm vững những nội dung quy định ở Điều 113 BLTTHS năm 2015. Nếu đánh giá thấy việc áp dụng pháp luật của CQĐT là có căn cứ thì VKS ban hành quyết định phê chuẩn lệnh bắt bị can để tạm giam của CQĐT và khi đó lệnh bắt bị can để tạm giam này mới có hiệu lực thi hành. Ngược lại, nếu xét thấy không hoặc chưa đủ căn cứ để áp dụng thì VKS ban hành quyết định không phê chuẩn lệnh bắt người của CQĐT. VKS phải kiểm tra về điều kiện áp dụng biện pháp tạm giam bằng việc kiểm tra xem bị can bị khởi tố về tội gì, thuộc loại nào, mức hình phạt mà BLHS quy định đối với tội đó là bao nhiêu… Việc áp dụng biện pháp bắt bị can để tạm giam đúng đối tượng cũng là một nội dung quan trọng khi thực hiện chức năng kiểm sát.
Bên cạnh đó, VKS phải tiến hành kiểm sát chặt chẽ về thẩm quyền áp dụng lệnh bắt người của CQĐT, đối tượng bị áp dụng, thời hạn cũng như kiểm sát mẫu biên bản tố tụng của CQĐT…
Tóm lại, khi thực hiện chức năng kiểm sát việc áp dụng biện pháp bắt bị can để tạm giam trong vụ án trộm cắp tài sản VKS phải chú trọng phát hiện vi phạm của CQĐT, kiên quyết trong việc không phê chuẩn lệnh bắt khơng có căn cứ để tránh khả năng xâm phạm đến các quyền nhân thân của công dân.
Kiểm sát việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp,giữ người phạm tội quả tang hoặc truy nã (Điều 110, Điều 111, Điều 112 BLTTHS)
Pháp luật TTHS Việt Nam hiện hành quy định cho phép CQĐT có quyền bắt người trong trường hợp khẩn cấp mà khơng cần phải có sự phê chuẩn trước của VKS cùng cấp. Tuy nhiên, khi áp dụng biện pháp này cũng địi hỏi phải có sự giám sát chặt chẽ của VKS nhằm đảm bảo việc áp dụng
đúng quy định của pháp luật. Kiểm sát hoạt động này chỉ được thực hiện sau khi CQĐT đã thực hiện xong việc bắt khẩn cấp. VKS kiểm sát thông qua phương pháp gián tiếp là nghiên cứu hồ sơ và các tài liệu có liên quan và trong trường hợp cần thiết phải trực tiếp gặp, hỏi người bị bắt để xem xét, quyết định việc phê chuẩn. Khi kiểm sát việc CQĐT áp dụng biện pháp bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp,VKS phải đảm bảo tính có căn cứ và tính hợp pháp để áp dụng biện pháp này.
Đối với các trường hợp sau khi thực hiện hành vi phạm tội trộm cắp tài sản mà người phạm tội có hành vi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm, xóa dấu vết tại hiện trường... thì cần phải tiến hành việc ngăn chặn ngay hành vi trốn tránh hoặc cản trở, gây khó khăn cho cơ quan tiến hành tố tụng trong việc điều tra, xử lý vụ án. Ngay sau khi họ đã bị bắt, hoạt động KSĐT của VKS phải được tiến hành chặt chẽ. KSV phải kiểm sát việc bắt người trong trường hợp khẩn căn cứ theo quy định của BLTTHS và yêu cầu Cơ quan CSĐT sau khi bắt khẩn cấp phải báo ngay cho VKS bằng văn bản kèm theo tài liệu, hồ sơ liên quan đến việc bắt khẩn cấp để VKS xem xét, quyết định việc phê chuẩn. Trong trường hợp cần thiết KSV phải tiến hành kiểm tra trực tiếp các căn cứ bắt khẩn cấp. Nếu thấy khơng đủ căn cứ thì báo cáo lãnh đạo Viện để ban hành quyết định không phê chuẩn và yêu cầu CQĐT hoặc VKS trực tiếp ra quyết định trả tự do cho người bị bắt.
Như vậy, khi kiểm sát việc áp dụng biện pháp bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp thì yêu cầu đặt ra cho VKS là xem xét việc áp dụng đó có đảm bảo đúng một trong các căn cứ quy định tại Điều 110 BLTTHS năm 2015 hay không. Đồng thời phải kiểm sát thẩm quyền ra lệnh bắt, trình tự, thủ tục có được áp dụng đúng quy định hay không.
Tạm giữ là biện pháp ngăn chặn do cơ quan THTT có thẩm quyền áp dụng đối với người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, truy nã hoặc người phạm tội tự thú, đầu thú. Trách nhiệm của VKS phải đảm bảo không được để xảy ra tình trạng áp dụng biện pháp tạm giữ sai quy định. Như vậy, sau khi nhận được quyết định tạm giữ, quyết định gia hạn tạm giữ của CQĐT chuyển đến, VKS phải kiểm tra tính căn cứ và tính hợp pháp của việc gia quyết định tạm giữ, gia hạn tạm giữ. Khi kiểm sát việc tạm giữ, VKS chủ yếu sử dụng phương pháp kiểm sát thông qua việc nghiên cứu hồ sơ, tài liệu của CQĐT. Trong trường hợp cần thiết, KSV có thể trực tiếp gặp, lấy lời khai người bị tạm giữ để có cơ sở khẳng định việc áp dụng biện pháp tạm giữ của CQĐT có đúng theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự hay khơng.
Tạm giam là biện pháp ngăn chặn có tính cưỡng chế nghiêm khắc nhất, ở giai đoạn điều tra, việc áp dụng biện pháp tạm giam của CQĐT phải chịu sự kiểm sát chặt chẽ thông qua quyền phê chuẩn của VKS. Những căn cứ để áp dụng biện pháp tạm giam cũng chính là những căn cứ để áp dụng biện pháp bắt bị can để tạm giam và CQĐT chỉ được thi hành khi đã có sự phê chuẩn bằng văn bản của Viện KSND. Nội dung chủ yếu mà hoạt động của VKS hướng tới là kiểm tra tính có căn cứ của việc áp dụng biện pháp tạm giam của CQĐT. Qua hoạt động kiểm sát của mình, nếu VKS xem xét, đánh giá thấy việc áp dụng biện pháp tạm giam của CQĐT là có căn cứ theo quy định pháp luật thì VKS ra quyết định phê chuẩn, ngược lại nếu khơng có căn cứ và khơng cần thiết thì để tránh trường hợp CQĐT lạm dụng trong việc áp dụng biện pháp tạm giam, VKS ra quyết định không phê chuẩn. Trong quá trình KSĐT, VKS phải ln chủ động trong việc kiểm sát tính cần thiết có tiếp tục tạm giam bị can hay không. Nếu xét thấy không cần thiết hoặc lý do tạm giam
khơng cịn thì VKS ra quyết định huỷ bỏ hoặc quyết định thay đổi biện pháp ngăn chặn đối với bị can.
Kiểm sát việc áp dụng biện pháp ngăn chặn khác
Theo quy định tại khoản 1 Điều 123 BLTTHS năm 2015, cấm đi khỏi nơi cư trú là một trong những biện pháp ngăn chặn có thể được áp dụng đối với bị can khi thuộc trường hợp có nơi cư trú rõ ràng nhằm đảm bảo sự có mặt của bị can theo giấy triệu tập của CQĐT, VKS. Đặc biệt đối với những vụ án trộm cắp tài sản thuộc loại tội phạm ít nghiêm trọng, CQĐT thường xuyên áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú. Khi áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp này khơng cần có sự phê chuẩn của VKS, nhưng phải gửi lệnh, quyết định đến cho VKS để thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật đối với hoạt động này theo đúng quy định của pháp luật. Qua công tác kiểm sát nếu phát hiện thấy có vi phạm trong việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú thì VKS yêu cầu CQĐT khắc phục hoặc áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.
Kiểm sát việc hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn
Qua thực tiễn công tác kiểm sát hoạt động áp dụng, thay thế, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn đối với bị can phạm tội trộm cắp tài sản cho thấy BLTTHS quy định có 8 biện pháp ngăn chặn nhưng CQĐT và VKS mới chỉ chú trọng đến biện pháp tạm giữ, tạm giam còn đối với các biện pháp khác chưa thực sự được chú ý. VKS phải kiểm sát chặt chẽ các căn cứ, điều kiện áp dụng cũng như thủ tục đề nghị thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn đối với bị can của CQĐT để đảm bảo việc thay đổi, hủy bỏ biện pháp đó có căn cứ và đúng pháp luật.
Vì vậy, khi áp dụng một biện pháp ngăn chặn nào đó VKS cần kịp thời theo sát quá trình áp dụng trong suốt quá trình điều tra. Đồng thời cần nghiên cứu kỹ, xem xét, đánh giá một cách thận trọng các tài liệu, chứng cứ, tính hợp
pháp khi áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với bị can của CQĐT. Khi tính nguy hiểm của hành vi phạm tội khơng cịn, thấy việc thay thế biện pháp ngăn chặn không ảnh hưởng tới việc giải quyết vụ án thì nhanh chóng yêu cầu CQĐT hoặc tự VKS quyết định thay thế biện pháp ngăn chặn khác phù hợp hơn để đảm bảo quyền công dân được pháp luật bảo vệ.