Hình thức, quy trình giám sát của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc ViệtNam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) GIÁM sát của ủy BAN mặt TRẬN tổ QUỐC VIỆT NAM từ THỰC TIỄN HUYỆN QUẾ sơn, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 31 - 36)

Tại Điều 27, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 2015 quy định 4 hình thức giám sát cơ bản của MTTQVN, đó là (1) Nghiên cứu, xem xét văn bản của cơ quan có thẩm quyền liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; (2) Tổ chức đoàn giám sát; (3) Thông qua hoạt động của Ban TTND, Ban GSĐTCCĐ; và (4) Tham gia giám sát với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền [28].

1.3.1. Nghiên cứu, xem xét văn bản

Là việc giám sát bằng hình thức nghiên cứu, xem xét văn bản của cơ quan, tổ chức nhà nước liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn hội viên nói riêng và nhân dân nói chung.

Các loại văn bản được giám sát gồm: Quyết định hành chính, Bản án, quyết định, văn bản quy phạm pháp luật, kết luận, cáo trạng trong hoạt động tố tụng, các chương trình kinh tế - xã hội, dự án, đề án của cơ quan nhà nước... liên quan đến quyền lợi hợp pháp và chính đáng của nhân dân.

Để kết quả hoạt động giám sát văn bản của các cơ quan nhà nước ban hành, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ và lãnh đạo các tổ chức thành viên Mặt trận có kế hoạch phân công bộ phận hoặc cán bộ thường xuyên theo dõi, nghiên cứu, các nội dung liên quan đến quyền, lợi ích chính đáng và hợp pháp của nhân dân. Qua nghiên cứu, xem xét, nếu phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, thì bộ phận, cá nhân được phân công báo cáo, đề xuất Ban Thường trực Ủy ban MTTQ hoặc lãnh đạo các tổ chức chính trị - xã hội quyết định việc giám sát văn bản đó.

Quy trình giám sát theo hình thức này được thực hiện theo 3 bước:

Bước 1, Nghiên cứu, xem xét văn bản được giám sát (phân công bộ phận chủ trì hoặc cán bộ tham mưu nghiên cứu văn bản, trường hợp cần thiết thì có thể tổ chức hội nghị; gửi lấy ý kiến tham vấn các chuyên gia hoặc tổ chức khảo sát thu thập thông tin, nghiên cứu tác động văn bản đối với xã hội).

Bước 2, Gửi văn bản kiến nghị đến cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết, sửa đổi hoặc đình chỉ thi hành. Văn bản cần xác định thời hạn yêu cầu cơ quan tổ chức có văn bản được giám sát trả lời.

Bước 3, Theo dõi, xem xét và đôn đốc việc giải quyết kiến nghị sau giám sát. Trong trường hợp hết thời hạn 15 ngày mà cơ quan, tổ chức có văn bản được giám sát chưa trả lời, thì MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội có văn bản đôn đốc.

1.3.2. Tổ chức đoàn giám sát

Là hình thức Ủy ban MTTQVN chủ trì xây dựng kế hoạch tổ chức đoàn giám sát của cấp mình; tổ chức chính trị - xã hội chủ trì xây dựng kế hoạch tổ chức đoàn giám sát theo đề nghị của Ủy ban MTTQVN cùng cấp. Trong đó căn cứ đối tượng, nội dung, phạm vi giám sát, Ủy ban MTTQVN, tổ chức chính trị - xã hội chủ trì giám sát quyết định việc mời đại diện cơ quan, tổ chức liên quan tham gia đoàn giám sát.

Quy trình giám sát bằng hình thức tổ chức đoàn giám sát được thực hiện theo 5 bước:

Bước 2, Ban hành và thông báo quyết định thành lập đoàn giám sát; yêu cầu cơ quan tổ chức, cá nhân được giám sát gửi báo cáo, thông tin, tài liệu liên quan đến đoàn giám sát chậm nhất là 7 ngày trước ngày đoàn giám sát làm việc.

Bước 3, Đoàn giám sát tiến hành làm việc trực tiếp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân được giám sát. Trình tự thủ tục được thực hiện theo quy định tại Điều 8, Nghị quyết liên tịch 403.

Bước 4, Báo cáo bằng văn bản kết quả giám sát và kiến nghị sau giám sát.

Bước 5, Theo dõi, xem xét và đôn đốc việc giải quyết kiến nghị sau giám sát. Trường hợp các cơ quan, tổ chức, cá nhân vẫn không thực hiện thì cơ quan chủ trì giám sát gửi văn bản lên cấp trên trực tiếp của cơ quan được giám sát, đề nghị xem xét trách nhiệm; phản ánh tại phiên họp HĐND, UBND và trong thông báo Mặt trận tham gia xây dựng chính quyền tại phiên họp HĐND; trao đổi cung cấp thông tin và đề nghị cơ quan báo chí, truyền thông phản ánh, yêu cầu tổ chức, cá nhân được giám sát phải xem xét, giải quyết hoặc thực hiện quyền trách nhiệm của MTTQ được quy định tại điều 31 Luật MTTQVN nếu người đứng đầu cơ quan tổ chức hoặc cá nhân là đại biểu Quốc hội, HĐND…

1.3.3. Thông qua hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng

Giám sát thông qua hoạt động của Ban TTND và Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng (GSĐTCCĐ) là việc Ủy ban MTTQVN chỉ đạo Ban TTND xây dựng chương trình, kế hoạch giám sát, công khai trên hệ thống truyền thông hoặc niêm yết công khai tại trụ sở UBND.

Hướng dẫn Ban GSĐTCCĐ xây dựng chương trình, kế hoạch giám sát đối với chương trình, dự án trên địa bàn trên cơ sở trao đổi, thống nhất với HĐND và UBND cùng cấp. Tổ chức và hoạt động của Ban TTND, Ban GSĐTCCĐ thực hiện theo Thông tri số 25/TTr-MTTW-BTT, ngày 10/8/2017 của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQVN.

Đối với hoạt động Ban TTND: Hàng năm, căn cứ vào Nghị quyết của HĐND, chỉ đạo của Ủy ban MTTQVN cùng cấp và tình hình thực tiễn của địa phương, Ban

TTND xây dựng Kế hoạch giám sát năm và báo cáo Ban Thường trực Ủy ban MTTQVN. Kế hoạch giám sát hằng năm cần xác định rõ mục đích, yêu cầu, nội dung, thời gian, kinh phí và tổ chức thực hiện. Kế hoạch giám sát năm có thể được điều chỉnh, bổ sung phù hợp với yêu cầu, tình hình thực tế hoặc khi có vấn đề phát sinh đột xuất.

Sau khi kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết về những mâu thuẫn, vi phạm phát hiện qua hoạt động giám sát, Ban TTND theo dõi việc giải quyết các kiến nghị của các cấp có thẩm quyền. Sau khi có kết quả xử lý kiến nghị, Ban TTND sẽ thông báo kết quả xem xét, giải quyết của các cơ quan có thẩm quyền đến nhân dân đồng thời theo dõi việc chấp hành các biện pháp xử lý của các đối tượng có liên quan.

Trường hợp kiến nghị không được xem xét, giải quyết hoặc thực hiện không đầy đủ, Ban TTND có quyền kiến nghị hoặc báo cáo Ban Thường trực Ủy ban MTTQ cấp xã kiến nghị Chủ tịch HĐND hoặc Chủ tịch UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khác xem xét, giải quyết, xử lý trách nhiệm.

Ban TTND hoạt động trên nguyên tắc khách quan, công khai, minh bạch, dân chủ và kịp thời; làm việc theo chế độ tập thể, biểu quyết theo đa số.

Đối với Ban GSĐTCCĐ: Ủy ban MTTQVN chủ trì thành lập Ban GSĐTCCĐ cho từng chương trình, dự án và tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ. Thành phần của Ban GSĐTCCĐ gồm có đại diện Ủy ban MTTQVN cấp xã, Ban TTND và đại diện người dân trên địa bàn thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố nơi có chương trình triển khai dự án. Ban GSĐTCCĐ có Trưởng ban, Phó trưởng ban và các thành viên (ít nhất từ 05 thành viên trở lên, Ban Thường trực Ủy ban MTTQVN cấp xã cử đại diện tham gia Ban GSĐTCCĐ; Trưởng Ban TTND cử thành viên Ban TTND tham gia Ban GSĐTCCĐ)

Ban GSĐTCCĐ kiểm tra sự phù hợp của nội dung Quyết định đầu tư dự án với quy hoạch, kế hoạch đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt: So sánh, kiểm tra sự phù hợp giữa nội dung Quyết định đầu tư dự án với các nội dung đã công bố

công khai tại các quy hoạch, kế hoạch được các cấp có thẩm quyền phê duyệt như: Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội; Quy hoạch phát triển các ngành; Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai; Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng; Quy hoạch xây dựng chi tiết các khu đô thị, dân cư, công nghiệp...; Kế hoạch đầu tư trên địa bàn xã. Theo dõi các việc làm của chủ đầu tư, các nhà thầu trong quá trình thực hiện đầu tư, triển khai dự án. Nếu phát hiện có hoạt động gây thiệt hại lợi ích của cộng đồng, gây tác động tiêu cực đến môi trường sinh sống của cộng đồng thì ghi nhận, tiến hành xác minh, làm rõ mức độ xâm hại hoặc gây tác động tiêu cực, kiến nghị các cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định; theo dõi việc giải quyết các kiến nghị của các cấp có thẩm quyền, việc chấp hành các biện pháp xử lý của chủ đầu tư và các nhà thầu theo quy định. Tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu hồ sơ thiết kế kỹ thuật (hoặc thiết kế thi công) đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt để xác định các quy trình, quy phạm kỹ thuật, định mức vật tư và loại vật tư quan trọng, cần phải theo dõi, kiểm tra.

Trong quá trình giám sát, nếu Ban GSĐTCCĐ phát hiện thấy dấu hiệu vi phạm pháp luật trong quá trình thực hiện dự án gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, an ninh, văn hóa, xã hội, môi trường sinh sống của cộng đồng; không công khai thông tin về chương trình, dự án đầu tư theo quy định của pháp luật thì kiến nghị các cấp có thẩm quyền đình chỉ thực hiện đầu tư, vận hành dự án. Phản ánh với các cơ quan quản lý nhà nước về kết quả giám sát và kiến nghị biện pháp xử lý.

1.3.4. Tham gia giám sát với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền

Khi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền mời tham gia giám sát, Ủy ban MTTQVN, tổ chức chính trị - xã hội cử đại diện tham gia.

Trong quá trình tham gia giám sát, đại diện Ủy ban MTTQVN, tổ chức chính trị - xã hội có trách nhiệm tham gia xây dựng và thực hiện chương trình, kế hoạch, nội dung giám sát; nghiên cứu báo cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân được giám sát, nêu ý kiến về nội dung giám sát và tham gia xây dựng, hoàn thiện báo cáo kết quả giám sát. Trong quá trình giám sát, nếu phát hiện vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì đại diện Ủy ban MTTQVN, tổ chức chính trị - xã hội có trách nhiệm

đề nghị đoàn giám sát kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có biện pháp xử lý kịp thời.

Trường hợp phát hiện có vấn đề vi phạm hoặc chưa phù hợp với chính sách, pháp luật mà cơ quan chủ trì giám sát không kiến nghị thì đại diện Ủy ban MTTQVN, tổ chức chính trị - xã hội được cử tham gia đoàn giám sát có trách nhiệm báo cáo với lãnh đạo cơ quan, tổ chức mình để xem xét, kiến nghị theo quy định của pháp luật.

1.4. Các điều kiện bảo đảm cho hoạt động giám sát của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) GIÁM sát của ủy BAN mặt TRẬN tổ QUỐC VIỆT NAM từ THỰC TIỄN HUYỆN QUẾ sơn, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)