Các điều kiện bảo đảm cho hoạt động giám sát của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) GIÁM sát của ủy BAN mặt TRẬN tổ QUỐC VIỆT NAM từ THỰC TIỄN HUYỆN QUẾ sơn, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 36 - 41)

1.4.1. Bảo đảm về chính trị

Hệ thống chính trị ở Việt Nam là nhất nguyên, do Đảng Cộng sản lãnh đạo, không đa nguyên, đa đảng. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng suốt hơn 90 năm qua, Đảng ta luôn kiên trì quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê-nin về vai trò quyết định của quần chúng nhân dân trong lịch sử. Điều đó gắn liền với sự ra đời của Mặt trận Dân tộc Thống nhất – tiền thân của Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, nhằm đoàn kết, tập hợp mọi lực lượng yêu nước và tiến bộ. Đảng ta luôn coi trọng vị trí của Mặt trận, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận nhằm đưa sự nghiệp cách mạng nước ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Trải qua nhiều thời kỳ, nhất là sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Đảng đã có nhiều cải tiến trong phương pháp lãnh đạo đối với Mặt, đã chỉ đạo Mặt trận các cấp đa dạng hoá hình thức tập hợp quần chúng; đồng thời coi trọng việc bảo vệ, thoả mãn những nhu cầu, lợi ích chính đáng của các thành viên trong tổ chức mình.

Ở cấp huyện, Đảng ủy lãnh đạo hệ thống chính trị cấp huyện, đồng thời cũng là một bộ phận của hệ thống chính trị cấp này. Do đó, có thể thấy quan hệ giữa chính quyền và MTTQVN ở cấp huyện là quan hệ giữa hai đối tượng cùng chịu sự lãnh đạo chính trị của Đảng ủy, đồng thời là quan hệ bình đẳng giữa các chủ thể ở cùng một cấp độ, vì một mục tiêu chung. Sự bình đẳng với chính quyền cùng cấp là cơ sở để MTTQ hợp tác với chính quyền trong việc xây dựng nền chính trị vững mạnh, dân chủ, góp phần phát triển đất nước. Sự hợp tác giữa MTTQ và chính

quyền không chỉ dừng lại ở các hoạt động phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, mà còn trong hoạt động giám sát đối với chính quyền cùng cấp. Theo đó, để thực hiện tốt công tác giám sát của mình, Ủy ban MTTQVN phải phối hợp tốt với các tổ chức thành viên cùng cấp, đảm bảo công tác giám sát của Mặt trận và các tổ chức thành viên phải khách quan, công khai, minh bạch đối với các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân, không làm ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và công giám sát phải mang tính xây dựng, xác đúng với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Qua công tác giám sát này, Ủy ban MTTQVN sẽ có dịp đóng góp những kiến nghị, đề xuất của mình trong công tác tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền ngày càng trong sạch, vững mạnh.

Để đảm bảo cho sự phối hợp giữa MTTQVN các cấp và chính quyền cùng cấp trong việc thực hiện công tác giám sát, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam ban hành Quyết định 217-QĐ/TW năm 2013 về Quy chế giám sát và phản biện xã hội của MTTQVN và các đoàn thể chính trị - xã hội; Quyết định 217- QĐ/TW, Quyết định 218-QĐ/TW về ban hành quy định về việc MTTQVN, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, và các văn bản hướng dẫn thực hiện Quyết định 217, 218 như: Nghị quyết liên tịch số 403/2017/NQLT-UBTVQH14-CP-ĐCTUBTWMTTQVN ngày 15/6/2017 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội với Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung trương MTTQVN, quy định chi tiết các hình thức giám sát, phản biện xã hội của MTTQVN; Hướng dẫn số 30-HD/BDVTW, ngày 10/02/2014 của Ban Dân vận Trung ương; Chỉ thị số 40-CT/TU, ngày 27/3/2014 về lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện Quyết định số 217, 218... Đây là cơ sở quan trọng để đảm bảo về mặt chính trị trong hoạt động giám sát của MTTQVN.

1.4.2. Bảo đảm bằng pháp luật

Để hoạt động giám sát của MTTQ thực thi có hiệu quả trên thực tế cần có tính ràng buộc pháp lý, nghĩa là cần phải có sự ghi nhận đầy đủ về vị trí, vai trò, chức năng và trách nhiệm của chủ thể và đối tượng, quy trình giám sát. Những quy định này làm cho giám sát của MTTQ trở thành hoạt động hợp hiến, chính danh, mang

tính bắt buộc và cũng nhằm tránh tình trạng lợi dụng giám sát để thực hiện mục tiêu chính trị bất lợi cho Nhà nước, cho Đảng cầm quyền.

Hệ thống pháp luật được xem là nền tảng pháp lý thuận lợi cho MTTQ thực hiện hoạt động giám sát đối với các đối tượng bị giám sát phải là hệ thống pháp luật có được chỉ số ghi nhận tối đa các quyền dân chủ trong tương quan với điều kiện của quốc gia. Đây là yếu tố quan trọng số một để đảm bảo giám sát của MTTQ được thực hiện trong thực tế. Pháp luật không chỉ đảm bảo thực hiện hoạt động giám sát của MTTQ mà còn là phương tiện thúc đẩy và mang lại giá trị hiện thực cho các đảm bảo khác như chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… Chỉ khi được thể chế hóa thông qua pháp luật thì các đảm bảo này mới trở thành những giá trị xã hội ổn định, được hiện thực hóa trên quy mô toàn xã hội và nhờ vậy, MTTQ mới có thể phát huy vai trò của mình trong việc giám sát.

Thực tế, hoạt động giám sát của UBMTTQVN đã được ghi nhận trong Hiến pháp; trong Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và nhiều văn bản pháp luật có liên quan,… là những căn cứ pháp lý quan trọng tạo tiền đề cho MTTQVN và các tổ chức thành viên nâng cao vị thế, vai trò giám sát của mình. Trên cơ sở đó, MTTQ và các tổ chức thành viên tổ chức các lớp tập huấn cho đội ngũ làm công tác Mặt trận cơ sở nắm bắt và triển khai thực hiện đạt hiệu qủa, nguồn kinh phí của Ban TTND và Ban GSĐTCCĐ cũng được nâng cao, nhờ đó mà hiệu quả của công tác giám sát cũng được nâng cao.

1.4.3. Bảo đảm bằng nguồn lực

Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là từ sau khi Hiến pháp năm 2013 có hiệu lực, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 2015, Quyết định 217/QĐ-TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị được ban hành, đã tạo cơ sở pháp lý cho sự phát triển cả về nguồn lực con người lẫn nguồn lực tài chính để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ ngày càng chuyên nghiệp và hiệu quả hơn. Chất lượng đội ngũ cán bộ Mặt trận và các tổ chức thành viên được nâng cao, đặc biệt là công tác đào tạo nâng cao năng lực, bố trí cán bộ trẻ, cán bộ có đủ phẩm chất năng lực đảm nhận vị trí công tác phù hợp với từng địa bàn, nhiều cán

bộ dám nghĩ, dám làm đặc biệt là trong công tác giám sát, nhiều vấn đề bức xúc của xã hội được đưa ra giải quyết, dám kiến nghị để các chủ trương, chính sách của Đảng dễ đi vào cuộc sống hơn.

Nguồn lực tài chính là yếu tố hết sức quan trọng - không thể thiếu để triển khai thực hiện công tác giám sát của MTTQVN. Để thực hiện nhiệm vụ này, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 337/2016/TT-BTC Ngày 28/12/2016 quy định về lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí hoạt động giám sát, phản biện xã hội của Ủy ban MTTQVN và các tổ chức chính trị - xã hội [9]. Đây được xem là tiền đề quan trọng góp phần thực hiện tốt công tác giám sát của MTTQVN.

Tuy nhiên, tình trạng thiếu các cán bộ có năng lực và kỹ năng để tham gia giám sát, một số cán bộ Mặt trận còn tác phong hành chính, quan liêu, xa cách nhân dân, cũng như điều kiện kinh phí hoạt động của MTTQ còn nghèo nàn, đã khiến cho hiệu quả công tác giám sát của MTTQ chưa cao, chậm phát hiện kịp thời những bất hợp lý trong chính sách và triển khai thực hiện chính sách. Những yếu kém này đã làm ảnh hưởng đến khối đồng thuận xã hội, giảm lòng tin của nhân dân đối với Mặt trận.

1.4.4. Bảo đảm bởi yếu tố văn hóa – xã hội

MTTQVN là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng, tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. MTTQVN chỉ có thể bền vững khi được xây dựng trên nền tảng khối đại đoàn kết toàn dân và dưới sự lãnh đạo của Đảng. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, để tập hợp lực lượng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, không được phép bỏ sót bất cứ thành phần giai cấp, xã hội nào, miễn là họ có lòng yêu nước, sẵn sàng cống hiến, phục vụ quốc gia dân tộc.

Việt Nam là đất nước có 54 dân tộc anh em sinh sống, nên mỗi địa phương, mỗi vùng miền đều có những bản sắc văn hóa riêng biệt. Cùng với đó, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi vùng miền, mỗi địa phương cũng có sự khác nhau. Do vậy, để thích ứng với mỗi địa phương, mỗi vùng miền thì Ủy ban MTTQVN phải phối hợp với các tổ chức thành viên không ngừng tìm hiểu, tổ chức

tuyên truyền lồng ghép với công tác giám sát tại các buổi họp thôn, khu dân cư, các ngày hội về những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước để nhân dân thực hiện. Đồng thời qua đó Mặt trận và các tổ chức thành viên sẽ nắm bắt được những tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, để phản ánh kịp thời với cấp trên, góp phần làm cầu nối giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân, tạo sự đồng thuận trong xã hội.

Đồng thời MTTQVN các cấp cũng phải tranh thủ tập hợp được đông đảo những ý kiến đóng góp tham gia từ các nhân sĩ, trí thức, dân tộc, tôn giáo, các giai tầng trong xã hội thông qua thành viên Mặt trận để không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng của đội ngũ làm công tác Mặt trận, phát huy vai trò giám sát của Mặt trận ngày càng hiệu quả.

Tiểu kết Chương 1

Có thể thấy, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có vai trò hết sức quan trọng, là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân. Chính vì vậy, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp cần phải phát huy tốt vai trò giám sát mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó để góp phần tạo sự đồng thuận xã hội, tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền ngày càng trong sạch, vững mạnh.

Chương 1 của luận văn đã làm rõ những vấn đề lý luận về giám sát của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Đây là cơ sở cho việc phân tích, đánh giá đúng thực trạng hoạt động giám sát của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nói chung và của Ủy ban Mặt trận huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam nói riêng.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG GIÁM SÁT CỦA ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC HUYỆN QUẾ SƠN, TỈNH QUẢNG NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) GIÁM sát của ủy BAN mặt TRẬN tổ QUỐC VIỆT NAM từ THỰC TIỄN HUYỆN QUẾ sơn, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)