Các bảo đảm cho hoạt động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện Quế Sơn,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) GIÁM sát của ủy BAN mặt TRẬN tổ QUỐC VIỆT NAM từ THỰC TIỄN HUYỆN QUẾ sơn, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 43 - 47)

Sơn, tỉnh Quảng Nam

2.2.1. Bảo đảm về chính trị

Từ khi Quy chế 217 được ban hành, Hoạt động giám sát của Ủy ban MTTQ huyện Quế Sơn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Thường trực Ủy ban MTTQVN tỉnh, Ban Thường vụ Huyện ủy, sự phối hợp tích cực của Chính quyền nên việc triển khai khá chủ động và từng bước đi vào nề nếp, có sự phối hợp chặt chẽ giữa Ban Thường trực Ủy ban MTTQVN và các đoàn thể chính trị - xã hội.

Ban Thường trực Ủy ban MTTQVN từ huyện đến xã, thị trấn đã tham mưu cấp ủy và phối hợp với Chính quyền cùng cấp trong quá trình triển khai thực hiện Quyết định 217-QĐ/TW, Quyết định 218-QĐ/TW, nhất là trong công tác quán triệt phổ biến đến cán bộ, đảng viên và nhân dân những nội dung trong tâm của Quyết định 217-QĐ/TW, Quyết định 218-QĐ/TW và các văn bản hướng dẫn thực hiện hai quyết định này.

ban Trung ương MTTQVN, Ban Thường trực Ủy ban MTTQVN từ huyện đến xã, thị trấn đều tổ chức xin ý kiến cấp ủy cùng cấp về nội dung, đối tượng giám sát và tổ chức thực hiện công tác giám sát đúng theo nội dung Thông tri số 23/TTr- MTTW-BTT ngày 21/7/2017, của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQVN về quy trình giám sát và quy trình phản biện xã hội của MTTQVN.

Ban Thường trực Ủy ban MTTQVN huyện hướng dẫn Mặt trận các xã, thị trấn tổ chức thực hiện công tác giám sát, phản biện; đưa vào Chương trình công tác hằng năm và là chỉ tiêu bắt buộc để chấm điểm thi đua (mỗi năm giám sát tối thiểu 02 cuộc). Tuy nhiên, theo báo cáo của Ủy ban MTTQVN huyện Quế Sơn về tổng kết 05 năm việc thực hiện Quyết định 217-QĐ/TW, Quyết định 218-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị và Chương trình hành động số 3 của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa VIII, việc triển khai hoạt động giám sát của Ủy ban MTTQ huyện Quế Sơn còn bị động, lúng túng, nhầm lẫn với hoạt động kiểm tra thường xuyên của tổ chức mình..

2.2.2. Bảo đảm về pháp luật

Trên cơ sở các bảo đảm bằng Hiến pháp và các văn bản luật, đặc biệt là Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã quy định rõ về quyền thực hiện hoạt động giám sát; về đối tượng, nội dung, hình thức, phạm vi giám sát của MTTQ; vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, cá nhân trong hệ thống chính quyền các cấp trong việc đảm bảo các điều kiện để MTTQ thực hiện hoạt động giám sát. Đó là cơ sở pháp lý và điều kiện để thúc đẩy hoạt động giám sát của Ủy ban MTTQVN lên một trình độ mới, tiếp thêm sức mạnh cho Ủy ban MTTQVN cơ sở phát huy vai trò chủ đạo của mình tham gia xây dựng chính quyền và phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Ở huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam, hoạt động giám sát của Ủy ban MTTQ được triển khai theo Quyết định 217, 218, và theo quy định của Nghị quyết liên tịch 403/2017/NQLT-UBTVQH-CP-DDCTUBTWWMTTQVN và Thông tri số 23/TTr- MTTW-BTT ngày 21/7/2017 của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQVN về quy trình giám sát và quy trình phản biện xã hội của MTTQVN.

tri số 23/TTr-MTTW-BTT ngày 21/7/2017, của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQVN về hướng dẫn quy trình giám sát và quy trình phản biện xã hội của MTTQVN nên đảm bảo chặt chẽ, hiệu quả. Các địa phương, đơn vị được giám sát có sự phối hợp tích cực, chuẩn bị chu đáo nội dung và cung cấp đầy đủ tài liệu giám sát theo yêu cầu. Kết quả giám sát được tập hợp, báo cáo, kiến nghị đầy đủ với cấp ủy, Chính quyền và các cơ quan, đơn vị.

2.2.3. Bảo đảm về nguồn lực

- Về cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực:

Ủy ban MTTQVN huyện Quế Sơn: Số lượng 59 vị. Ban Thường trực và bộ máy chuyên môn của Ủy ban MTTQ huyện có 03 người, gồm có Chủ tịch, 01 Phó Chủ tịch và 01 Ủy viên Thường trực. Về trình độ chuyên môn: 01 thạc sỹ, 02 Đại học. Về trình độ Cao cấp chính trị: 02 đồng chí.

Cơ quan Mặt trận huyện có: 07 người, Trong đó, trình độ chuyên môn: Thạc sĩ: 01 và đại học: 04, chiếm 57,1%; trung cấp, sơ cấp: 02, chiếm 42,9%. Trình độ lý luận chính trị: Cao cấp: 02 người; trung cấp: 02 người.

Ở các địa phương, Ủy ban MTTQVN các cấp tiếp tục được củng cố, kiện toàn theo quy định của Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Chủ tịch Ủy ban MTTQVN xã nhiệm kỳ 2019 - 2024 là ủy viên BTV Đảng ủy là 92,3%. Có 74 Trưởng ban Công tác Mặt trận là đảng viên.

Ngoài đội ngũ cán bộ, công chức chuyên trách, Ủy ban MTTQVN huyện thành lập 02 Ban Tư vấn (Kinh tế - Văn hóa xã hội gồm có 9 thành viên; Dân chủ - pháp luật gồm có 7 thành viên) là các Cá nhân tiêu biểu, cán bộ lãnh đạo các cơ quan, tổ chức về hưu có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tâm huyết với hoạt động, công tác Mặt trận…

Ngoài ra, Ban Thường trực Ủy ban MTTQVN huyện thành lập đội ngũ cộng tác viên nắm bắt dư luận xã hội trong hệ thống MTTQVN từ huyện đến xã, thị trấn; Thường xuyên phản ánh ý kiến, tình hình nhân dân hằng tháng, quý; tổ chức đối thoại với người đứng đầu cấp ủy, chính quyền cùng cấp với nhân dân để giải thích

những vấn đề bức xúc như: công tác quy hoạch, xây dựng phát triển của từng địa phương, công tác đền bù, giải tỏa, chế độ chính sách.

Ban Thường trực Ủy ban MTTQVN huyện phân công 01 đồng chí trực tiếp phụ trách, theo dõi, hướng dẫn Mặt trận các xã, thị trấn và các tổ chức chính - trị xã hội thực hiện tốt Quyết định 217, 218. Phân công 01 đồng chí chuyên viên của cơ quan UBMT huyện theo dõi, tổng hợp và lưu trữ hồ sơ thực hiện Quyết định 217, 218 đảm bảo khoa học.

Ban Thường trực Ủy ban MTTQVN đã thường xuyên tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho Mặt trận các xã, thị trấn về quy trình, thủ tục của một cuộc giám sát và hội nghị phản biện (từ năm 2014 đến nay cấp huyện tổ chức 04 lần, cấp xã, thị trấn: 56 lần).

- Về nguồn lực tài chính:

Từ năm 2014 đến năm 2018, kinh phí cho hoạt động giám sát của Ủy ban MTTQ huyện được phân bổ là 80 triệu đồng (Năm 2015, 2016, 2017, 2018, mỗi năm 20 triệu đồng) [33]. Trong khi đó, kinh phí này cho hoạt động giám sát ở cấp xã không được phân bổ nguồn kinh phí riêng, mà khi thực hiện xong các cuộc giám sát sẽ được quyết toán theo quy định.

2.2.4. Bảo đảm về văn hóa – xã hội

Trong những năm qua, kinh tế huyện Quế Sơn đã có những bước tăng trưởng khá, các nguồn lực đầu tư cho phát triển được tăng cường, đặc biệt là việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới đã tạo nhiều thay đổi cho diện mạo nông thôn trên địa bàn huyện [40]. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện, an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Tuy chưa thực sự bền vững, nhưng những kết quả trên đã tác động tích cực đến đời sống của nhân dân ở địa phương, đây là điều kiện rất thuận lợi để giám sát của Ủy ban MTTQ được bảo đảm thực hiện. Bên cạnh đó, khi điều kiện kinh tế phát triển, hạ tầng thông tin được đầu tư rộng khắp, người dân có điều kiện giao lưu, học hỏi, tiếp cận thông tin về hoạt động của chính quyền. Từ đó, mối quan tâm của người dân cũng được nâng cao, là tiền đề để người dân tham gia giám sát tất cả các

mặt của đời sống xã hội, góp phần làm cho công tác giám sát của Ủy ban MTTQVN huyện cũng đã từng bước được nâng cao, vị thế, vai trò của Ủy ban MTTQ ngày càng được cải thiện.

Tuy nhiên, đi cùng với sự phát triển về kinh tế là quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ trên địa bàn huyện, những vấn đề cấp bách như mất việc làm do mất đất nông nghiệp cho việc xây dựng các khu công nghiệp, một bộ phận dân cư giàu có nhanh chóng nhờ bán đất hoặc bắt nhịp được với tốc độ chuyển đổi. Sự phân hóa giàu nghèo và những mâu thuẫn về lợi ích giữa các nhóm xã hội đã nảy sinh; khoảng cách phát triển giữa các vùng không đồng đều, thiếu đồng bộ giữa hạ tầng giao thông, y tế, giáo dục,... Những bất cập trong phát triển kinh tế - xã hội này đã tác động không nhỏ đến hoạt động giám sát của Ủy ban MTTQ huyện, đặc biệt là công tác giám sát của Ban TTND, Ban GSĐTCCĐ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) GIÁM sát của ủy BAN mặt TRẬN tổ QUỐC VIỆT NAM từ THỰC TIỄN HUYỆN QUẾ sơn, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)