Các giải pháp tang cường giám sát của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc ViệtNam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) GIÁM sát của ủy BAN mặt TRẬN tổ QUỐC VIỆT NAM từ THỰC TIỄN HUYỆN QUẾ sơn, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 68 - 87)

Nam từ thực tiễn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam

3.2.1. Hoàn thiện cơ chế pháp lý về hoạt động giám sát xã hội của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Để hoàn thiện cơ chế pháp lý về hoạt động giám sát xã hội của Ủy ban MTTQVN trong thời gian đến, cần phải thực hiện các giải pháp sau:

Một là, để công tác giám sát mọi hoạt động của các cơ quan, tổ chức Đảng, Nhà nước và của các cán bộ, công chức, đảng viên thực hiện đúng theo các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, thì cần phải xây dựng một cơ chế pháp lý. Để công tác giám sát của Ủy ban MTTQVN các cấp và công tác giám sát của nhân dân thực hiện tốt hơn nữa thì cần phải xây dựng Luật về công tác giám sát của nhân dân và công tác giám sát của Ủy ban MTTQVN các cấp, cần phải quy định rõ ràng, đầy đủ cả về hình thức, hiệu quả pháp lý và nội dung của công tác giám sát của nhân dân và của Ủy ban MTTQVN các cấp; quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân trước các kiến nghị kết luận giám sát của Ủy ban MTTQVN các cấp.

Hai là, công tác giám sát của Ủy ban MTTQVN các cấp và các tầng lớp nhân dân cần chú trọng hơn nữa trong thực hiện giám sát Luật phòng chống tham nhũng đối với các cơ quan, tổ chức, các cán bộ đảng viên vi phạm. Đồng thời có cơ chế,

khuyến khích khen thưởng, tuyên dương những tổ chức, cá nhân phản ánh, tố cáo kịp thời.

Ba là, căn cứ vào các chủ trương, nghị quyết của Đảng và Nhà nước và của Ủy ban Trung ương MTTQVN, các cấp ủy Đảng, Nhà nước, Ủy ban MTTQVN các cấp cần phải xây dựng cơ chế phối hợp xây dựng văn bản chỉ đạo, hướng dẫn trong công tác giám sát, để Ủy ban MTTQVN các cấp và các tổ chức thành viên thực hiện tốt hơn nữa công tác giám sát của mình.

3.2.2. Nâng cao nhận thức về vai trò hoạt động giám sát của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

3.2.2.1. Đổi mới nhận thức của cấp ủy đảng, chính quyền về vị trí và vai trò của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong hệ thống chính trị

Các văn kiện tại Đại hội X, XI của Đảng khẳng định: Cần phải có có cơ chế, chính sách và tạo điều kiện để Ủy ban MTTQVN các cấp thực hiện công tác giám sát xã hội, tham gia xây dựng đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước. Công tác giám sát xã hội của Ủy ban MTTQVN các cấp là một chức năng đặc thù, cơ bản nhất, thông qua chức năng giám sát của mình, sẽ góp phần tạo dựng được niềm tin của nhân dân, và thông qua công tác giám sát xã hội Ủy ban MTTQVN các cấp có cơ hội bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước và bảo vệ cả hệ thống chính trị. Đây là những cơ sở quan trọng để cụ thể hóa về chức năng giám sát xã hội của Ủy ban MTTQ.

Theo các văn bản quy định, thì hiện nay Đảng vừa là thành viên của Mặt trận, tham gia sinh hoạt ở Mặt trận giống như các thành viên khác của Mặt trận, thể hiện mối quan hệ bình đẳng, đồng thời thông qua Mặt trận, Đảng sẽ phát huy tốt vai trò của mình. Thông qua sinh hoạt với tư cách là thành viên của Mặt trận, ở đó Đảng sẽ nghe được những ý kiến, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, từ đó có thể đưa ra những định hướng, chủ trương đúng đắn, sát thực với từng địa phương, có như vậy Đảng mới thực sự là lãnh đạo Mặt trận và tạo được niềm tin của nhân dân.

Nâng cao nhận thức của cấp ủy và chính quyền về vị trí, vai trò Ủy ban MTTQ trong thời kỳ mới, việc tôn trọng vị trí độc lập của Ủy ban MTTQ cần thể hiện rõ

qua phương thức Lãnh đạo của Đảng đối với Ủy ban MTTQ như thông qua công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục, kiểm tra và bằng sự gương mẫu của mỗi đảng viên; thông qua đảng đoàn Ủy ban Mặt trận và; đảng đoàn các tổ chức thành viên; thông qua cấp ủy tham gia Ủy ban Mặt trận; Đảng không quyết định thay cho Mặt trận cũng không can thiệp quá sâu vào hoạt động mang tính chuyên môn của Mặt trận, đảm bảo Ủy ban Mặt trận chủ động trong xây dựng chương trình, kế hoạch giám sát chính quyền, thay cơ chế “phụ thuộc” bằng cơ chế “tự chịu trách nhiệm”.

Công tác giám sát xã hội của Ủy ban MTTQVN các cấp sẽ đưa những chủ trương của Đảng, Nhà nước đi vào thực tế hơn; giám sát xã hội của Ủy ban MTTQVN các cấp sẽ làm cho một số cơ quan, tổ chức, các cá nhân có tinh thần trách nhiệm hơn trong công tác của mình và kịp thời uốn nắn những sai sót, khuyết điểm của một bộ phận nhỏ cán bộ, đảng viên, từ đó góp phần hoàn thiện hơn trong hệ thống chính trị của nước ta.

3.2.2.2. Nâng cao nhận thức của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện về vai trò và vị trí trong công tác giám sát xã hội

Để công tác giám sát xã hội của Ủy ban MTTQVN ngày càng có vị thế trong hệ thống chính trị, thì các tổ chức Đảng, Nhà nước cần phải có nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của Mặt trận trong công tác gíam sát xã hội, đã được quy định trong Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 2015, Hiến pháp năm 2013, Quyết định 217/QĐ- TW ngày 12/12/2013 của Bộ chính trị… đồng thời các cấp ủy Đảng và Nhà nước phải tạo điều kiện, quan tâm, chỉ đạo kịp thời và có chủ trương cho Ủy ban MTTQVN thực hiện tốt công tác giám sát xã hội của mình.

Các cấp ủy đảng và Ủy ban MTTQVN các cấp xác định rõ vị trí, vai trò của Ủy ban MTTQVN nói chung và về chức năng, nhiệm vụ giám sát của Ủy ban MTTQVN nói riêng thực sự là một chủ thể, có tiếng nói độc lập đại diện cho nhân dân để giám sát đối với việc xây dựng, thực thi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Hiến pháp năm 2013, quy định tại Điều 9 có nêu rõ “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp

pháp, chính đáng của Nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Vấn đề hiện nay là Ủy ban MTTQVN huyện phải thống nhất nhận thức xác định công tác giám sát là một trong những chức năng cơ bản của Ủy ban MTTQ. Đây là cơ hội để Ủy ban MTTQ huyện xác định lại chức năng, nhiệm vụ của mình, và cũng là cơ hội và điều kiện để Ủy ban MTTQ huyện và các tổ chức chính trị - xã hội khẳng định vị trí, vai trò thực tế của mình trong đời sống chính trị xã hội. Thực hiện tốt chức năng này, Ủy ban MTTQ huyện sẽ khẳng định được vai trò thực sự của mình trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa.

3.2.3. Đổi mới tổ chức và hoạt động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam

3.2.3.1. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Mặt trận các cấp

Để thực hiện tốt vai trò giám sát, Cấp ủy các cấp, nhất là cấp cơ sở quan tâm, chỉ đạo những công việc cụ thể, như bố trí cán bộ Mặt trận, đoàn thể có đủ năng lực, phẩm chất để làm công tác giám sát, góp ý kiến vào kế hoạch giám sát hàng năm của Ủy ban MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội: chỉ đạo việc sơ kết, tổng kết, có quy chế và tiếp thu ý kiến của Ủy ban Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội, quy chế tiếp xúc đối thoại với nhân dân, có kế hoạch kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về giám sát, HĐND và UBND các cấp xây dựng kế hoạch, nội dung phối hợp cụ thể, hàng năm với Ủy ban MTTQ các cấp, có trách nhiệm giải trình các kiến nghị của Ủy ban MTTQ và các đoàn thể.

Cần phải có kế hoạch, chương trình đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cán bộ làm công tác MTTQVN và các tổ chức thành viên cấp cơ sở, các cộng tác viên, Ban TTND, Ban GSĐTCCĐ tại địa phương, để nâng cao nhận thức, tầm hiểu biết cũng như phẩm chất chính trị trong công tác giám sát xã hội, kỹ năng vận động, tuyên truyền, thuyết phục cho nhân dân.

cơ sở, từng bước đưa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, phát luật của Nhà nước vào lòng dân thông qua các buổi họp dân, các ngày hội bằng các hình thức sinh động, để tuyên truyền, thuyết phục và phản ánh đa chiều, để Mặt trận đảm bảo là nơi tập hợp được đông đảo quần chúng nhân dân, là nơi để nhân dân tin tưởng và là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân.

3.2.3.2. Củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các Hội đồng tư vấn, xây dựng đội ngũ công tác viên dư luận xã hội

Cần phải tập trung nâng cao, bổ sung, mở rộng đội ngũ cộng tác viên dư luận xã hội, đội ngũ bán chuyên trách để nâng cao vai trò giám sát của Ủy ban MTTQVN các cấp tại mọi lúc, mọi nơi, nhằm nắm bắt kịp thời những thông tin, những dư luận xã hội, bổ sung những chứng cứ cho MTTQVN các cấp thực hiện tốt chúc năng giám sát của mình.

Hội đồng tư vấn là một thiết chế tất yếu làm chức năng tư vấn cho hoạt động giám sát của Ủy ban MTTQ huyện, Hội đồng tư vấn thường xuyên đổi mới về phương thức hoạt động với nhiệm vụ chủ yếu là tham mưu xây dựng kế hoạch, chương trình tư vấn cho Ủy ban MTTQ huyện hàng năm.

Trong quá trình giám sát xã hội, có những công trình xây dựng hoặc các vấn đề giám sát ngoài khả năng của Mặt trận, thì Ủy ban MTTQVN huyện cần phải tổ chức họp, mời các chuyên gia, hội đồng tư vấn, các thành viên, các cộng tác viên dư luận xã hội và mời các Đại biểu Quốc hội, Đại biểu HĐND các cấp đứng chân tại địa bàn tham gia công tác gíam sát xã hội, đóng góp và cung cấp những thông tin chính xác, phục vụ cho công tác giám sát được đảm bảo, khách quan.

3.2.3.3. Xây dựng cơ chế phối hợp, thống nhất hành động với các tổ chức thành viên trong hoạt động giám sát xã hội

Ủy ban MTTQVN các cấp cần phát huy vai trò chủ trì phối hợp với các thành viên lắng nghe ý kiến nhân dân, dư luận, báo chí, tập hợp ý kiến của đoàn viên, hội viên, để phản ánh với HĐND qua báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri, thông báo Mặt trận tham gia xây dựng chính quyền tại các kỳ họp của HĐND để góp ý kiến kịp thời với người đứng đầu, với Đảng, Nhà nước.

Để nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động giám sát, Ủy ban MTTQ huyện cần có quy chế phối hợp riêng, trong đó quy định rõ trách nhiệm của các thành viên, cách thức, quy trình thực hiện.

3.2.3.4. Chủ động phối hợp với chính quyền trong việc thực hiện hoạt động giám sát xã hội

Xây dựng quy chế phối hợp giữa quan cơ Ủy ban MTTQVN huyện và các cơ quan nhà nước, cần coi công tác giám sát của Ủy ban MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội là một nhu cầu tất yếu trong quá trình tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Do vậy, xây dựng và hoàn thiện cơ chế giám sát của Ủy ban MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội đối với các cơ quan nhà nước phải đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ trong công tác giám sát.

Ủy ban MTTQ huyện và các xã, thị trấn cần xây dựng và triển khai thực hiện nghiêm túc quy chế phối hợp công tác giữa thường trực HĐND, thường trực UBND và Ban thường trực Ủy ban MTTQVN các cấp, trong chương trình phối hợp, phải có quy định về trách nhiệm giám sát xã hội của Ủy ban MTTQVN các cấp trong việc phản ánh đa chiều những tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, việc giải quyết những ý kiến, kiến nghị của nhân dân và trách nhiệm giám sát của Mặt trận trong việc trả lời các ý kiến, kiến nghị của nhân dân; quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc thông qua các chương trình phát triển kinh tế, xã hội, các phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian đến.

3.2.3.5. Củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và Ban công tác Mặt trận trên địa bàn dân cư

Nâng cao chất lượng hoạt động của Ban TTND, Ban giám sát đầu tư cộng đồng, động viên nhân dân tích cực giám sát để phòng ngừa, phát hiện những hành vi tham nhũng, lãng phí nhất là những lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng cần tập trung giám sát, trước hết là quản lý đất đai, đầu tư xây dựng, quản lý tài sản nhà nước, đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư khi thu hồi đất, cấp giấy phép xây dựng, kinh doanh, thu các loại phí, lệ phí, các khoảng đóng góp của nhân dân…

trí đặc biệt quan trọng. Tại các cơ sở, địa phương là nơi khởi nguồn những nhu cầu đời sống hằng ngày của nhân dân, là nơi nảy sinh ra các chủ trương, chính sách và cũng là nơi kiểm định các chủ trương, chính sách đó có đi vào lòng dân, đi vào cuộc sống. Chính vì lẽ đó mà vai trò, nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận cần phải hướng mạnh về cơ sở, cần phải đổi mới nội dung, nâng cao vai trò công tác giám sát của Ban công tác Mặt trận thôn, Ban TTND, Ban GSĐTCCĐ, tổ chức tập huấn, nâng cao năng lực, trình độ cho đội ngũ Ban công tác Mặt trận thôn, Ban TTND, Ban GSĐTCCĐ, tập trung củng cố về tổ chức, hàng năm trong các đợt tổng kết, sơ kết kịp thời biểu dương, khen thưởng những nhân tố điển hình trong công tác giám sát xã hội ở khu dân cư, để động viên, khích lệ làm cho vai trò giám sát xã hội của Ủy ban MTTQVN các cấp được nâng cao.

3.2.3.6. Nâng cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong công tác bầu cử, hiệp thương

Công tác bầu cử, hiệp thương được Ủy ban MTTQVN các cấp quan tâm, tuy nhiên, để công tác giám sát xã hội hoạt động có hiệu quả, Ủy ban MTTQVN các cấp cần phải phối hợp tốt với Thường trực HĐND cùng cấp, tổ chức các cuộc họp, đứng ra chủ trì và hiệp thương để bầu các hội thẩm Tòa án nhân dân, các thẩm phán, các kiểm sát viên, hiệp thương lựa chọn bầu thẩm phán tòa án nhân dân, miễn nhiệm, bãi nhiệm hội thẩm nhân dân…, đồng thời tổng hợp các ý kiến, kiến nghị của nhân dân để phản ánh với cơ quan dân cử theo đúng quy định của Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 2015, Hiến pháp năm 2013 và các văn bản quy định khác…

Ủy ban MTTQVN các cấp cần tổ chức tuyên truyền pháp luật về luật bầu cử cho nhân dân, thực hiện quyền vận động bầu cử, tổ chức các cuộc tiếp xúc cử tri cho các đại biểu dân cử với cử tri, đồng thời qua đó cũng phát huy vai trò giám sát xã hội của MTTQ các cấp.

Ủy ban Mặt trận cần phải khắc phục tính hình thức trong các hội nghị tiếp xúc cử tri; đảm bảo để mọi cử tri đều có quyền tham dự các hội nghị tiếp xúc cử tri … góp phần nâng cao vai trò của Ủy ban Mặt trận và đảm bảo cho cuộc bầu cử Đại biểu Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) GIÁM sát của ủy BAN mặt TRẬN tổ QUỐC VIỆT NAM từ THỰC TIỄN HUYỆN QUẾ sơn, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 68 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)