Thực trạng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất trong thờ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát hải quan đối với phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 30 - 31)

gian qua ở Việt Nam

Trong những năm qua, tình hình kinh tế, chính trị - xã hội nước ta có những chuyển biến mạnh mẽ. Cán cân kim ngạch xuất nhập khẩu có nhiều chuyển biến tích cực từ một nước nhập siêu đến nay từng bước ổn định cân bằng, (cụ thể xem Biểu đồ 2.1 phần Phụ lục).

Tại Việt Nam đang trong quá trình xây dựng, phát triển kinh tế nên vẫn cần phế liệu nhựa, giấy để tái chế, phục vụ hoạt động sản xuất trong khi nguồn nguyên liệu, phế liệu trong nước không đủ để đáp ứng nhu cầu của một số ngành sản xuất nên việc nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài về làm nguyên liệu sản xuất là một nhu cầu thực tế, phù hợp với thông lệ quốc tế và quy định của pháp luật Việt Nam.

Theo thống kê từ hệ thống VNACC/VCIS, từ ngày 01/01/2015 đến ngày 01/12/2019, có 256 doanh nghiệp mở 184.219 tờ khai nhập khẩu phế liệu. Trong đó có 45.059 tờ khai nhập khẩu thép phế liệu, 64.136 tờ khai nhập khẩu giấy phế liệu và 75.024 tờ khai nhập khẩu nhựa phế liệu. Trong đó, lượng doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu để trực tiếp phục vụ sản xuất là 153 doanh nghiệp (chiếm 59,76% tổng số doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu), số lượng doanh nghiệp nhập khẩu ủy thác là 103 doanh nghiệp (chiếm khoảng 40,24%).

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan trong những năm gần đây, việc nhập khẩu phế liệu có chiều hướng gia tăng cả về số lượng lẫn chủng loại: Theo đó, năm 2018, Việt Nam đã nhập khẩu tới 9.254.300 tấn phế liệu, tăng hơn 1.308.100 tấn so với năm 2017 là 7.946.200 tấn. Năm 2019 nhập khẩu 10.223.300 tấn, trong đó mặt hàng phế liệu nhựa nhập khẩu tăng đột biết gần gấp 02 lần so với năm 2018, mặt hàng phế liệu sắt thép thì giảm 1% so với năm 2018, cụ thể như sau:

Bảng 2.1. Số liệu nhập khẩu phế liệu năm 2017, 2018 và 2019. Năm Phế liệu nhựa (nghìn tấn) Phế liệu giấy (nghìn tấn) Phế liệu sắt, thép (nghìn tấn) Phế liệu khác (nghìn tấn) Tổng số (nghìn tấn) 2017 385,5 1.441,8 4.816,0 1.302,9 7.946,2 2018 381,8 2.063,2 5.741,5 1.067,8 9.254,3 2019 606,5 2.843,4 5.427,8 1.345,6 10.223,3

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Đặc biệt, từ những tháng cuối năm 2017 và năm 2018 khi Trung Quốc có chủ trương cấm nhập khẩu 24 loại phế liệu phục vụ tái chế. Điều này dẫn lượng phế liệu nhựa nhập khẩu vào Việt Nam gia tăng đột biến (Xem Biểu đồ 2.2 và Bảng 2.2. Phần Phụ lục). Trước tình hình trên, Chính phủ có nhiều chủ trương, giải pháp về chính sách quản lý mặt hàng này đó là tạo điều kiện, hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động nhập khẩu phế liệu đủ điều kiện vào phục vụ sản xuất đồng thời kiểm soát chặt chẽ và xử lý nghiêm các hành vi nhằm đưa rác thải, chất thải vào nước ta, gây ô nhiễm môi trường, không để Việt Nam trở thành “bãi rác” của nước khác, của thế giới.

Do vậy, từ tháng 07/2018 khi Tổng cục Hải quan chỉ đạo các đơn vị thuộc và trực thuộc tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát; thực hiện kiểm tra thực tế đối với mặt hàng phế liệu nhập khẩu thì lượng phế liệu nhựa nhập khẩu về Việt Nam đã giảm rõ rệt. Theo đó, trong 6 tháng cuối năm 2018, tổng lượng phế liệu nhựa nhập khẩu về Việt Nam là 107,1 nghìn tấn, giảm hơn 250% so với 06 tháng đầu năm 2018 (06 tháng đầu năm 2018 nhập khẩu 274,7 nghìn tấn) và bằng 42% so với cùng kỳ năm 2017 (06 tháng cuối năm 2017 nhập khẩu 253,1 nghìn tấn).

Trước việc kiểm soát, siết chặt của cơ quan hải quan tình hình các các container phế liệu tồn đọng tại các cảng biển ngày càng tăng (hiện nay khoảng 18.861 container), nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do phế liệu chứa trong container hoặc người nhận hàng trên vận đơn không đáp ứng điều kiện nhập khẩu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát hải quan đối với phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)