Thực trạng kiểm soát hải quan đối với phế liệu nhập khẩu làm nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát hải quan đối với phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 37 - 48)

liệu sản xuất trong thời gian qua ở Việt Nam

Như phân tích phần trên, mặt hàng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Tài nguyên và Môi trường về điều kiện, tiêu chuẩn, chất lượng. Do đó, các mặt hàng này thông thường được hệ thống hải quan phân luồng vàng hoặc đỏ. Do đó, khi làm thủ tục hải quan cơ quan hải quan thường phải tiến hành kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa.

Theo quy định tại Điều 32 Luật Hải quan năm 2014 về việc kiểm tra hồ sơ hải quan, khi kiểm tra hồ sơ hải quan, cơ quan hải quan kiểm tra tính chính xác, đầy đủ, sự phù hợp của nội dung khai hải quan với chứng từ thuộc hồ sơ hải quan, kiểm tra việc tuân thủ chính sách quản lý hàng hóa, chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Đối với việc kiểm tra thực tế hàng hóa, Điều 33 Luật Hải quan quy định các trường hợp phải kiểm tra thực tế hàng hóa, trong đó thông thường việc kiểm tra thực tế hàng hóa được thực hiện trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro hoặc phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật phải được kiểm tra thực tế. Việc kiểm tra thực tế hàng hoá do công chức hải quan thực hiện trực tiếp hoặc bằng máy móc, thiết bị kỹ thuật, các biện pháp nghiệp vụ khác.

2.3.1. Kiểm tra hồ sơ phế liệu nhập khẩu

Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai kiểm tra tính hợp lệ, đối chiếu thông tin về Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, Giấy xác nhận ký quỹ nhập khẩu phế liệu, Văn bản chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với lô hàng phế liệu nhập khẩu; Các tài liệu về phế liệu nhập khẩu: Bản sao Hợp đồng; Danh mục phế liệu; bản sao (có xác thực chữ ký điện tử của người nhập khẩu) vận đơn, hóa đơn, tờ khai hàng hóa nhập khẩu; chứng chỉ chất lượng của nước xuất khẩu (nếu có); giấy chứng nhận xuất xứ (nếu có); ảnh hoặc bản mô tả phế liệu; Bản khai thông tin về lô hàng phế liệu nhập khẩu theo Mẫu số 06 Phụ lục VI Mục III Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP;

Kiểm tra thông tin về Giấy xác nhận nhập khẩu phế liệu: Căn cứ thông tin số Giấy xác nhận nhập khẩu phế liệu trên tờ khai hải quan, công chức hải quan kiểm tra, đối chiếu với thông tin trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cổng thông tin một cửa quốc gia, trường hợp có thì thực hiện tiếp các thủ tục; trường hợp không có thông tin về Giấy xác nhận nhập khẩu phế liệu trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cổng thông tin một cửa quốc gia thì báo cáo về Tổng cục Hải quan (qua Cục Giám sát quản lý về hải quan) để thực hiện việc xác minh; Kiểm tra đối chiếu thông tin: tên tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất/tên tổ chức, cá nhân nhận ủy thác nhập khẩu phế liệu; tên và địa chỉ cơ sở sử dụng phế liệu để sản xuất/địa chỉ kho, bãi lưu giữ phế liệu; tên phế liệu; mã HS; khối lượng được phép nhập khẩu; thời hạn hiệu lực của Giấy xác nhận nhập khẩu phế liệu. Trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu ủy thác thì kiểm tra bản sao hợp đồng ủy thác nhập khẩu ký với tổ chức, cá nhân sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất đã được cấp Giấy xác nhận nhập khẩu phế liệu. Lưu ý: Không thực hiện thủ tục hải quan đối với tổ chức, cá nhân nhập khẩu ủy thác phế liệu được cấp Giấy xác nhận nhập khẩu phế liệu từ ngày 17/9/2018. ...

Giấy xác nhận ký quỹ. Trường hợp doanh nghiệp thực hiện ký quỹ cho 01 chuyến hàng thì người khai hải quan nộp bản chính Giấy xác nhận ký quỹ cho cơ quan hải quan; Trường hợp doanh nghiệp thực hiện ký quỹ cho 01 hợp đồng tổng (khối lượng lớn, hàng hóa nhập khẩu thành nhiều chuyến) thì người khai hải quan xuất trình bản chính Giấy xác nhận ký quỹ cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập cảnh phương tiện vận tải để cập nhật và thực hiện trừ lùi số tiền ký quỹ trên phần mềm quản lý phế liệu nhập khẩu (ESCRAP); nộp bản chính Giấy xác nhận ký quỹ cho Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai đầu tiên. Các chuyến hàng nhập khẩu tiếp theo của doanh nghiệp khi làm thủ tục nhập khẩu sẽ gửi bản quét từ bản chính Giấy xác nhận ký quỹ cho cơ quan hải quan thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan theo quy định tại khoản 34 Điều 3 (thay thế Điều 60) Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ; đồng thời khai báo thông tin tại phần ghi chú trên tờ khai hải quan nội dung: “bản chính Giấy xác nhận ký quỹ đã nộp tại tờ khai hải quan số ...ngày...). Số tiền ký quỹ theo Điều 57 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP; Thời gian thực hiện ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu: Việc ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu phải thực hiện trước thời điểm phế liệu dỡ xuống

cảng đối với trường hợp nhập khẩu qua đường biển hoặc nhập khẩu vào lãnh thổ Việt Nam đối với các trường hợp khác.

Đối với việc kiểm tra Văn bản chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật về môi trường đối với lô hàng phế liệu nhập khẩu: thông tin tổ chức chứng nhận phù hợp phải có trong danh sách đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ định (kiểm tra thời điểm cấp chứng nhận, thời gian hiệu lực chỉ định của Bộ Tài nguyên và Môi trường), hình thức văn bản (bản gốc), kiểm tra các chỉ tiêu thông tin trùng khớp với thông tin tờ khai và các chứng từ liên quan.

Kiểm tra, đối chiếu, so sánh số liệu (số lượng, mã HS) nhập khẩu phế liệu của doanh nghiệp trên hồ sơ hải quan (tờ khai hải quan, chứng từ có liên quan) với thông tin Giấy xác nhận nhập khẩu phế liệu, Văn bản thông báo nhập khẩu phế liệu, Giấy xác nhận ký quỹ, Văn bản chứng nhận sự phù hợp quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

Kiểm tra vận đơn Công chức hải quan kiểm tra đối chiếu các thông tin trên vận đơn với nội dung khai trên tờ khai hải quan và các chứng từ khác thuộc hồ sơ hải quan, trong đó phải đảm bảo phù hợp các thông tin về: Tên, địa chỉ, mã số thuế của người nhận hàng; Tên hàng, trọng lượng, số/ngày cấp Giấy xác nhận, số/ngày văn bản xác nhận ký quỹ,...

2.3.2. Kiểm tra thực tế phế liệu nhập khẩu

Theo quy định pháp luật hải quan cơ quan kiểm tra thực tế hàng hóa theo các tiêu chí về số lượng, trọng lượng, chất lượng hàng hóa theo cảm quan. Đối với các hàng hóa nhập khẩu phải xác định tên gọi, số lượng, trọng lượng; kiểm tra về chất lượng, điều kiện, tiêu chuẩn, quy chuẩn nhập khẩu cơ quan hải quan sẽ giám sát hoạt động lấy mẫu giám định của cơ quan giám định và dựa trên chứng thư giám định làm cơ sở đề cơ quan hải quan thông quan hàng hóa

- Giám sát quy trình lấy mẫu giám định phế liệu nhập khẩu: Trường hợp doanh nghiệp lựa chọn kiểm tra chất lượng tại cơ sở sản xuất theo quy định tại khoản 28 Điều 3 (sửa đổi, bổ sung Điều 55) Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ thì việc kiểm tra thực tế hàng hóa của cơ quan hải quan không yêu cầu thực hiện đồng thời với thời điểm kiểm tra và lấy mẫu của Tổ chức giám định phế liệu nhập khẩu do Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ định. Việc giám sát quá trình thực hiện lấy mẫu của Tổ chức giám định theo quy định tại khoản 34 Điều 3 (thay thế Điều 60) Nghị định số 40/2019/NĐ-CP được thực hiện bởi Chi cục Hải quan nơi kiểm tra thực tế hàng hóa.

- Lấy mẫu, kiểm định hải quan: Trường hợp lô hàng nhập khẩu có thông tin chỉ đạo của Tổng cục Hải quan, có dấu hiệu gian lận thương mại hoặc hàng hóa có nghi ngờ là chất thải thì Chi cục Hải quan nơi thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa phối hợp với Cục Kiểm định/Chi cục Kiểm định Hải quan thực hiện lấy mẫu đại diện của lô hàng để thực hiện phân tích đánh giá.

Theo kết quả thống kê, chỉ riêng trong tháng 08/2019, Tổng cục Hải quan đã phát hiện 40 mẫu phế liệu trong 200 container không đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bảo vệ môi trường làm nguyên liệu sản xuất, có lẫn các tạp chất nguy hại đến môi trường. Tuy nhiên, 13 mẫu phế liệu đã được các tổ chức chứng nhận sự phù hợp do Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ định cấp chứng thư giám định xác nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.

Trong thời gian qua, Cơ quan hải quan đã điều tra nhiều vụ việc phát hiện những sai phạm của các tổ chức đánh giá sự phù hợp do Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ định cấp chứng thư giám định xác nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường như vụ việc của Công ty TNHH Inspectorate Việt Nam khi

cấp các chứng thư giám định số VNMMTJ18000456/07 ngày

23/7/2018,VNMMTJ18000465/2-cl ngày 23/7/2018, VNMMTJ18000456/21CL ngày 23/7/2018; ... thì giám định viên “thực hiện trực tiếp tại hiện trường, không thực hiện lấy mẫu, lưu mẫu giám định” “ việc giám định tỷ lệ tạp chất được thực hiện bằng cảm quan (quan sát bằng mắt thường), không thực hiện việc tách tạp chất để cân khối lượng, quy đổi tỷ lệ %), việc giám định hoạt động độ phóng xạ bè mặt được thực hiện bằng máy đo phóng xạ cầm tay”.

Trước tình hình trên, thực hiện chủ trương của Chính phủ vừa phải tạo điều kiện, hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động nhập khẩu phế liệu đủ điều kiện vào phục vụ sản xuất đồng thời kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo ngăn chặn các hành vi nhằm đưa rác thải, chất thải vào nước ta, gây ô nhiễm môi trường. Ngành Hải quan đã có nhiều giải pháp trong đó chỉ đạo cơ quan địa phương phối hợp Cục Kiểm định thực hiện giám sát chặt chẽ việc lấy mẫu giám định của các tổ chức được chỉ định chứng nhận sự phù hợp, đồng thời thực hiện việc “giám định song song” đối với trường hợp nghi ngờ lô hàng nhập khẩu không đủ điều kiện.

Thứ ba, theo dõi trừ lùi trên phần mềm quản lý phế liệu nhập khẩu

Trường hợp số lượng còn lại được phép nhập khẩu của doanh nghiệp thể hiện trên mẫu số 06 Phụ lục VI Mục III Nghị định số 40/2019/NĐ-CP nhiều hơn so với

số lượng còn lại trên phần mềm Escrap thì cơ quan hải quan sẽ căn cứ số lượng còn lại trên phần mềm Escrap để thực hiện thủ tục hải quan. Trường hợp số lượng phế liệu còn lại được phép nhập khẩu của doanh nghiệp trên mẫu số 06 Phụ lục VI Mục III Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ít hơn so với số lượng còn lại dược phép nhập khẩu trên phần mềm quản lý phế liệu nhập khẩu (ESCRAP) thì các đơn vị báo cáo ngay về Tổng cục Hải quan (qua Cục Giám sát quản lý về hải quan) để rà soát, kiểm tra, xem xét điều chỉnh số lượng trên phần mềm quản lý phế liệu nhập khẩu (ESCRAP) theo đúng quy định.

2.3.3. Thực hiện các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát của hải quan Việt Nam đối với phế liệu nhập khẩu

Các biện pháp nghiệp vụ là căn cứ pháp lý quan trọng và là công cụ hữu hiệu cho lực lượng kiểm soát hải quan trong thực hiện nhiệm vụ phòng chống buôn lậu.

Năm

Tuần tra kiểm soát Lập hồ sơ điều tra nghiên cứu nắm tình hình Lập hồ sơ sưu tra Xây dựng cơ sở bí mật Chuyên án Giao chỉ t iêu Kết quả đạt đư ợc Tỷ lệ hoàn t hành (%) Giao chỉ t iêu Kết quả đạt đư ợc Tỷ lệ hoàn t hành (%) Giao chỉ t iêu Kết quả đạt đư ợc Tỷ lệ hoàn t hành (%) Giao chỉ t iêu Kết quả đạt đư ợc Tỷ lệ hoàn t hành (%) Giao chỉ t iêu Kết quả đạt đư ợc Tỷ lệ hoàn t hành (%) 2017 9,544 574 625 108 442 398 90 60 102 170 102 65 63 2018 12553 13601 108 532 454 85 413 345 84 93 63 68 97 47 48 2019 9770 12628 129 463 413 89 371 324 87 76 37 48 100 77 77

(Nguồn: Báo cáo công tác kiểm soát hải quan từ năm 2017-2019 của Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan)

Năm 2018, trước tình hình nhập khẩu phế liệu có nhiều diễn biến phức tạp, Tổng cục Hải quan đã ban hành Kế hoạch 275/KH-TCHQ ngày 11/7/2018 về điều tra, xác minh, xử lý vi phạm trong hoạt động nhập khẩu phế liệu. Theo đó, các đơn vị hải quan đã tiến hành rà soát đánh giá tình hình vi phạm trong hoạt động nhập khẩu phế liệu; lập danh mục các doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm, tiến hành áp dụng các biện pháp nghiệp vụ từ sưu tra đến xác lập chuyên án để điều tra, xác minh và xử lý các vi phạm trong hoạt động nhập khẩu phế liệu.

2.3.4. Thực trạng công tác phối hợp trong nước và hợp tác quốc tế về kiểm soát hải quan đối với phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất

Để nâng cao hiệu quả công tác phối hợp trong công tác kiểm soát hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu bên cạnh các quy định đã được luật hóa, cơ quan hải quan đã chủ động cùng các cơ quan quản lý nhà nước khác ký các quy chế phối hợp như Quy định phối hợp công tác giữa (Vụ 3), Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Cục điều tra chống buôn lậu, Tổng cục hải quan số 851/QĐPH-V3-ĐTCBL ngày 10/8/2018; Quy chế phối hợp số 5341/QCPH/TCHQ-TCCS ngày 22/11/2007 giữa lực lượng Hải quan và lực lượng Tổng cục Cảnh sát nhân dân trong đấu tranh phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật; Quyết định số 35/2019/QĐ-TTg về việc ban hành Quy chế phối hợp liên ngành quản lý hoạt động nhập khẩu phế liệu…Đây là những văn bản quan trọng chỉnh mối quan hệ phối hợp giữa cơ quan hải quan với các cơ quan quản lý nhà nước khác với nội dung chủ yếu liên quan đến công tác trao đổi thông tin nghiệp vụ, chính sách pháp luật, công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm.

Thứ nhất, với cơ quan tài nguyên và môi trường.

Để tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa cơ quan hải quan và ngành tài nguyên, môi trường ngày 18/4/2013, Tổng cục Hải quan và Tổng cục môi trường đã quy chế phối hợp trong quản lý một số loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Theo đó, một số loại hàng hóa như phế liệu, chất thải nguy hại; hóa chất độc hại đối với môi trường; Động thực vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng cần bảo vệ theo Công ước CITES; Các loại hàng hóa, sản phẩm khác do nước ngoài sản xuất được đưa vào Việt Nam hoặc được sản xuất tại Việt Nam để đưa ra nước ngoài gây ảnh hưởng đến môi trường. Quy chế quy định rõ nội dung phối hợp gồm: phối hợp tăng cường năng lực quản lý; phối hợp trao đổi thông tin; phối hợp đấu tranh phòng, chống hành vi vi phạm pháp luật và thanh tra, xử lý vi phạm. Tuy nhiên, trong thời gian qua việc trao đổi thông tin giữa hai đơn vị chưa đạt hiệu quả như mong muốn, đặc biệt liên quan đến việc chia sẻ, cung cấp thông tin về việc cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu, thông báo phế liệu nhập khẩu, việc chỉ định tổ chức có chức năng chứng nhận phù hợp phế liệu nhập khẩu của cơ quan tài nguyên môi trường cho cơ quan hải quan. Đến cuối năm 2018, trước tình hình phế liệu nhập khẩu có diễn biến phức tạp, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ các thông tin này mới được chia sẻ. Đặc biệt, trong thời gian qua, cơ quan hải quan tiến hành điều

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát hải quan đối với phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 37 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)