Một số đề xuất và kiến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát hải quan đối với phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 78 - 92)

3.4.1. Đối với Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ

Như phân tích tại Chương 2 phần khó khăn, tồn tại về mặt thể chế pháp luật, trên cơ sở thẩm quyền được giao, Quốc hội sửa đổi, bổ sung các Luật như Luật Bảo vệ môi trường, Luật Hải quan, Luật thương mại,... Uỷ ban thường vụ tiến hành giải thích luật như khái niệm nhập khẩu, khái niệm phế thải,... Chính phủ sửa đổi, bổ sung theo hướng quy định chi tiết, cụ thể hóa các chính sách, các quy định liên quan đến quản lý phế liệu, máy móc thiết bị đã qua sử dụng, ban hành Nghị định quy định thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa quốc gia, cơ chế một cửa Asean và kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu....

3.4.2. Đối với các Bộ quản lý chuyên ngành

Thứ nhất, thực hiện đầy đủ các nguyên tắc cải cách về quản lý, kiểm tra

chuyên ngành, gồm: (i) áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro dựa trên đánh giá, phân tích về mức độ tuân thủ của doanh nghiệp và mức độ, quy mô rủi ro của hàng hóa; (ii) chuyển mạnh sang hậu kiểm, chủ yếu thực hiện tại giai đoạn lưu thông hàng hóa tại thị trường nội địa; (iii) minh bạch về danh mục phế liệu được phép nhập khẩu kèm mã số HS ở cấp độ chi tiết; minh bạch về chế độ quản lý và chi phí; (iv) áp dụng dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4.

Thứ hai, rà soát, bãi bỏ, chấm dứt việc quy định thủ tục hành chính trong công

văn hướng dẫn. Ban hành rõ quy định về tiêu chuẩn quy chuẩn hàng hóa nhập khẩu, đặc biệt là mặt hàng phế liệu (Bộ Tài nguyên và Môi trường).

Thứ ba, thực hiện công bố công khai đầy đủ trên trang thông tin điện tử của

bộ quản lý chuyên ngành về danh mục phế liệu được nhập khẩu và thực hiện việc công khai đầy đủ danh mục này; hoàn thành tập trung một đầu mối duy nhất thực hiện thủ tục kiểm tra chuyên ngành đối với phế liệu được nhập khẩu

Thứ tư, nghiên cứu, xây dựng giải pháp kỹ thuật kết nối đồng bộ hệ thống

VNACC/VCIS và tất cả các thủ tục hành chính về quản lý, kiểm tra chuyên ngành đối với phế liệu nhập khẩu vào Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN.

Thứ năm, tiếp tục trao đổi với Bộ Tài nguyên và Môi trường để tháo gỡ khó

khăn vướng mắc cho doanh nghiệp khi thực hiện Thông tư số 08/2018/TT-BTNMT và Thông tư 09/2018/TT-BTNMT, cụ thể:

Theo hướng dẫn tại công văn số 5943/BTNMT-TCMT thì Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có nhà máy, cơ sở sản xuất chủ trì, phối hợp với cơ quan hải quan và tổ chức giám định được chỉ định tổ chức thực hiện kiểm tra, lấy mẫu để đánh giá chất lượng lô hàng phế liệu nhập khẩu. Nội dung quy định không phù hợp với quy định tại khoản 2c Điều 3 Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3 Điều 1 Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018), cụ thể đối với hàng hóa nhóm 2 nhập khẩu, tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quy định biện pháp công bố hợp quy theo đó: Sở Tài nguyên và Môi trường không phải thực hiện việc kiểm tra, lấy mẫu phế liệu, việc lấy mẫu, kiểm tra đánh giá sự phù hợp do tổ chức giám định được chỉ định thực hiện và Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có nhà máy, cơ sở sản xuất căn cứ kết quả đánh giá sự phù hợp của tổ chức giám định được chỉ định và hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp để ra thông báo kết quả kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu.

Mặt khác, qua theo dõi thì thời gian các Sở Tài nguyên và Môi trường ra Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng tình từ thời điểm lấy mẫu để kiểm tra mất rất nhiều thời gian, có nhiều trường hợp hơn 30 ngày mới có kết quả làm ảnh hưởng đến thời gian thông quan hàng hóa, phát sinh rất nhiều chi phí cho doanh nghiệp.

Do vậy, để đảm bảo thực hiện thống nhất, giảm thời gian thông quan, tránh phát sinh chi phí cho doanh nghiệp, tác giả đề xuất phương án: Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có nhà máy, cơ sở sản xuất căn cứ kết quả đánh giá sự phù hợp của tổ chức giám định được chỉ định và hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp để ra thông báo kết quả kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu. (thực hiện theo phương án này thì Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ cần căn cứ kết quả kiểm tra của Tổ chức kiểm tra cung cấp để ra Thông báo kết quả kiểm tra, Sở Tài nguyên và Môi trường không cần trực tiếp thực hiện lấy mẫu kiểm tra)

Theo quan điểm của tôi thì việc thực hiện theo phương án này sẽ đảm bảo đúng quy định tại khoản 2c Điều 3 Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3 Điều 1 Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018), không làm phát sinh thủ tục hành chính như phương án 1 (do việc

giám sát lấy mẫu phải có mặt đủ 03 cơ quan: Sở Tài nguyên và Môi trường, tổ chức giám định được chỉ định, cơ quan hải quan, ngoài ra còn thêm doanh nghiệp kinh doanh cảng). Cụ thể:

3.4.2.1. Bộ Tài nguyên và Môi trường

- Không cấp Giấy xác nhận về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất mới thành lập, hoạt động trong lĩnh vực tái chế phế liệu để tránh trường hợp di chuyển máy móc, thiết bị dây chuyền, thiết bị đã qua sử dụng để tái chế phế liệu từ Trung Quốc sang Việt Nam.

- Thu hồi và không cấp mới Giấy xác nhận về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu đã cấp đối với các loại phế liệu không có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.

- Cập nhật lên Cổng thông tin một cửa quốc gia Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất, Thông báo lô hàng phế liệu nhập khẩu.

- Xây dựng lộ trình cắt giảm lượng phế liệu nhập khẩu để các doanh nghiệp chủ động tìm nguồn nguyên liệu trong nước hoặc sử dụng nguyên liệu sạch để thay thế nguồn nguyên liệu nhập khẩu, chỉ cho phép nhập khẩu phế liệu sạch làm nguyên liệu cho sản xuất theo nguyên tắc từ năm 2019 trở đi khối lượng được nhập khẩu phải giảm dần và không được nhiều hơn số lượng phế liệu nhập khẩu trong năm 2016 (vì từ năm 2017 số lượng phế liệu nhập khẩu tăng đột biến).

- Rà soát, báo cáo Thủ tướng Chính phủ để loại bỏ ngay các loại phế liệu có nguy cơ rủi ro cao gây ô nhiễm môi trường, những loại phế liệu mà các nước xung quanh khu vực cấm nhập khẩu (Trung Quốc, Thái Lan…) ra khỏi Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất ban hành kèm theo Quyết định số 73/2014/QĐ-TTg ngày 19/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ. Việc duy trì phế liệu trong Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu cần phải có sự tham gia đánh giá của các nhà khoa học, các chuyên gia, các tổ chức đánh giá độc lập về tác động của nhập khẩu phế liệu đến môi trường, định hướng chung là chỉ cho nhập phế liệu sạch làm nguyên liệu sản xuất.

3.4.2.2. Bộ Công Thương

- Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 theo hướng đưa phế liệu vào danh mục hàng hóa cấm tạm nhập tái xuất, trung chuyển, quá

cảnh, chuyển khẩu để tránh trường hợp lợi dụng đưa phế liệu vào lãnh thổ Việt Nam nhưng sau đó không vận chuyển sang nước khác theo quy định.

Nghiên cứu việc xây dựng, công bố danh mục chi tiết hàng hóa đã qua sử dụng cấm nhập khẩu đặc biệt là hàng tiêu dùng, hàng gia dụng bằng kim loại, nhựa, cao su, chất dẻo, giấy bìa và các chất liệu khác theo quy định tại Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ theo hướng hạn chế tối đa việc nhập khẩu các hàng hóa đã qua sử dụng nêu trên để tránh trường hợp doanh nghiệp lợi dụng khai sai tên hàng, mục đích sử dụng, mã số hàng hóa nhằm nhập khẩu hàng hóa không bị điều chỉnh bởi chính sách nhập khẩu phế liệu nhưng sau đó hàng hóa có thể sử dụng như phế liệu.

3.4.2.3. Bộ Giao thông vận tải

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật về hàng hải theo hướng quy định các hãng vận chuyển, doanh nghiệp kinh doanh cảng kiểm tra Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất trước khi xếp hàng lên phương tiện vận tải và cho hàng hóa dỡ xuống cảng. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu là phế liệu nhưng người nhận hàng trên bản lược khai hàng hóa (manifest) không có Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất thì không cho hàng hóa dỡ xuống cảng và buộc vận chuyển hàng hóa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.

Trường hợp hàng hóa đã dỡ xuống cảng nhưng cơ quan hải quan kiểm tra, phát hiện hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu hoặc là chất thải, phế liệu không đáp ứng các quy định về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu sản xuất thì hãng vận chuyển phải có trách nhiệm vận chuyển hàng hóa đó ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.

- Chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan thực hiện tổ chức tiêu hủy, di dời các container phế liệu đang tồn đọng để trả lại không gian cho các cảng biển theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 281/TB-VPCP ngày 07/8/2018 của Văn phòng Chính phủ.

3.4.3. Đối với Bộ Tài chính

Thứ nhất, nghiên cứu, sửa đổi quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa

nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành theo hướng giảm bớt thủ tục hành chính, đơn giản hóa các biện pháp quản lý hải quan, tạo thuận lợi, giảm chi phí và thời gian

thông quan hàng hóa, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Chủ trì trình Thủ tướng Chính phủ sửa đổi nội dung Quyết định số 15/2017/QĐ-TTg ngày 12/5/2017 về Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập theo hướng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất phải làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập, không cho phép chuyển cửa khẩu về Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu nơi doanh nghiệp có cơ sở sản xuất để làm thủ tục.

Thứ hai, bố trí, phân bổ kinh phí đầu tư máy móc, phương tiện và nguồn

nhân lực cho các Chi cục Hải quan cửa khẩu thực hiện việc kiểm tra, giám sát hàng hóa nhập khẩu thuộc diện kiểm tra chuyên ngành; tăng cường đầu tư trang thiết bị hiện đại, nguồn nhân lực cho Cục Kiểm định thuộc Tổng cục Hải quan để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao, bao gồm cả việc thực hiện kiểm tra chuyên ngành đối với một số mặt hàng, nhập khẩu có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và môi trường, nhập khẩu mà Nhà nước cần quản lý chất lượng trên cơ sở các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do các Bộ, ngành quy định và được các Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý chuyên ngành ủy quyền.

Thứ ba, thực hiện vai trò đầu mối, cơ quan thường trực hệ thống cổng thông tin

một cửa quốc gia; xây dựng và ký các quy chế phối hợp với các Bộ quản lý chuyên ngành ban hành các văn bản hướng dẫn phục vụ công tác kiểm soát hải quan đối với phế liệu nhập khẩu.

3.4.4. Đối với Tổng cục Hải quan

Thứ nhất, xây dựng và ban hành các tài liệu, sổ tay hướng dẫn nghiệp vụ cho

cán bộ công chức hải quan trong quá trình giải quyết thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan đối với một số hàng hóa đặc biệt như phế liệu, máy móc, thiết bị qua sử dụng.

Thứ hai, chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng tại các Bộ quản lý

chuyên ngành như Tổng cục môi trường, Tổng cục đo lường chất lượng, tổng cục lâm nghiệp, Cục Bảo vệ thực vật... ký kết quy chế phối hợp, trao đổi thông tin trong công tác quản lý nhà nước đối với hàng hóa nhập khẩu ảnh hưởng đến môi trường.

Thứ ba, báo cáo Bộ có văn bản kiến nghị với các Bộ quản lý chuyên ngành,

báo cáo Chính phủ đề xuất xây dựng ban hành, sửa đổi bổ sung các văn bản quy phạm liên quan đến chính sách phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất.

Thứ tư, tuyền truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ công chức vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng công tác kiểm soát phế liệu nhập khẩu; khuyến khích người khai hải quan, doanh nghiệp nhập khẩu thực thi pháp luật về hải quan, pháp luật về bảo vệ môi trường.

Kiến nghị cụ thể với từng đơn vị chức năng:

a. Cục Hải quan các tỉnh, thành phố

- Thông báo cho các hãng tàu, đại lý hãng tàu thực hiện việc khai thông tin manifest theo đúng quy định.

- Thông báo cho người nhập khẩu phế liệu để thực hiện:

+ Cơ quan hải quan chỉ thực hiện tiến hành thủ tục hải quan đối với phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài thỏa mãn các điều kiện: thuộc danh mục được phép nhập khâu do Thủ tướng Chính phủ ban hành, có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường, được nhập khẩu bởi doanh nghiệp nhập khâu có Giấy xác nhận đủ điều kiện vê bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất và trong hạn mức nhập khâu;

+ Đối với hàng hóa là phế liệu thạch cao, phế liệu thủy tỉnh, phế liệu các nguyên tố hóa học đã được kích tạp dùng trong điện tử, ở dạng đĩa, tắm mỏng, hoặc các dạng tương tự tại ô mô tả hàng hóa khai: “PL#&tên hàng hóa”;

+ Cung cấp cho người xuất khẩu/người vận chuyển các thông tin cụ thể về doanh nghiệp (tên doanh nghiệp, mã số thuế, địa chỉ, số Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất ...); về hàng hóa (loại phế liệu, mã HS tối thiểu 4 số...) để khai đầy đủ các chỉ tiêu thông tin trên manifest.

b. Cục Điều tra chống buôn lậu

- Chủ trì, hướng dẫn Cục Hải quan các tỉnh, thành phố thực hiện kế hoạch Điều tra, xác minh, xử lý vi phạm trong hoạt động nhập khẩu phế liệu, trong đó tập trung vào nội dung:

+ Thu thập thông tin, dữ liệu, hồ sơ liên quan hoạt động nhập khẩu phế liệu sắt thép, nhựa, giấy từ nước ngoài về Việt Nam đã thực hiện trong thời gian qua và rà soát, kiểm tra để xác định dấu hiệu nghỉ vấn vi phạm;

+ Chủ trì, hướng dẫn các đơn vị thực hiện điều tra, xác minh các trường hợp có dấu hiệu nghỉ vấn trong hoạt động nhập khẩu phế liệu và xử lý các trường hợp vi phạm theo qui định của pháp luật.

- Phối hợp, hỗ trợ Cục Hải quan các tỉnh, thành phố trong việc thực hiện xác minh hồ sơ, tài liệu nước ngoài đối với lô hàng phế liệu nhập khẩu có dấu hiệu nghỉ vẫn vi phạm pháp luật.

- Phối hợp Văn phòng Tổng cục thực hiện công tác giám sát trực tuyến trọng điểm việc thực hiện kiểm tra, lấy mẫu đối với hàng hóa phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam và hàng hóa nhập khẩu đã qua sử dụng có đặc trưng của phế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát hải quan đối với phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 78 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)