khẩu làm nguyên liệu sản xuất theo pháp luật Việt Nam
2.4.1. Những thành tựu đã đạt được
Trong những năm công tác tác kiểm soát hải quan đối với mặt hàng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, cụ thể:
Thứ nhất, qua việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình cơ quan hải
quan vừa tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại, góp phần phát triển kinh tế đất nước vừa đảm bảo việc thực thi pháp luật trên thực tế.
Các mặt hàng như phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất có vai trò rất lớn cho phát triển kinh tế, trong khi nguồn nguyên liệu nước ta còn thiếu. Thực hiện
chức năng quản lý nhà nước của mình, cơ quan hải quan đã tiếp nhận, giải quyết thủ tục hải quan, thông quan từng giờ, từng ngày cho các lô hàng phế liệu nhập khẩu với thời gian nhanh nhất, đáp ứng yêu cầu của xã hội. Quá trình thực hiện, chức năng nhiệm vụ của mình, cơ quan hải quan đã đảm bảo các quy định chính sách mặt hàng, chính sách thuế của nhà nước được thực thi trên thực tế, đảm bảo doanh nghiệp nhập khẩu phải tuân thủ các quy định pháp luật.
Thứ hai, thông qua thực hiện chức năng quản lý nhà nước của mình cơ quan
hải quan đảm bảo nguồn ngân sách nhà nước, chống thất thu thuế.
Thứ ba, thông qua quá trình thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa là
phế liệu nhập khẩu cơ quan hải quan kịp thời phát hiện và xử lý các vi phạm pháp luật đối với một số hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, góp phần ngăn chặn và làm giảm thiểu việc nhập khẩu, vận chuyển trái phép chất thải nguy hại, rác thải có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
Thứ tư, qua quá trình thực hiện công tác kiểm soát hải quan, cơ quan hải quan
Hải quan đã phát hiện và bắt giữ kịp ngăn chặn nhiều vụ buôn lậu nhằm đưa các chất thải, hàng hóa thuộc danh mục cấm nhập khẩu vào Việt Nam.
Trong những năm gần đây, Nhà nước có nhiều chính sách trong hoạt động xuất nhập khẩu, nhiều mặt hàng đã được Chính phủ xác định là mặt hàng cấm nhập khẩu, có ảnh hưởng nguy hại đến môi trường, người tiêu dùng như các loại phế thải, phế liệu, các mặt hàng đã qua sử dụng… Tuy nhiên, các đối tượng buôn lậu đã lợi dụng chính sách thông thoáng trong quá trình làm thủ tục hải quan khai báo gian dối để đưa hàng hóa thuộc diện cấm nhập khẩu vào Việt Nam như vụ việc thẩm lậu 2000 chiếc lốp ô tô đã qua sử dụng của Công ty TNHH sản xuất thương mại dịch vụ Việt năm 2015: 4.350 chiếc lốp ô tô đã qua sử dụng của Công ty TNHH thương mại công nghệ xây dựng Lê Gia,...
Thứ năm, thông qua việc tổ chức thực thi pháp luật cơ quan hải quan đã phát
hiện nhiều sơ hở trong chính sách của các Bộ ngành và kịp thời đề xuất để hoàn thiện, khắc phục để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước và phù hợp với tình hình thực tiễn.
Trong năm 2014, cơ quan hải quan đã phát hiện một số vụ việc các đối tượng buôn lậu sử dụng các giấy tờ giả mạo như giấy xác nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu, Thông báo của cơ quan tài nguyên và môi trường về nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất. Đây là các giấy tờ, tài liệu bắt buộc phải xuất trình cho cơ
quan hải quan để thông quan phế liệu nhập khẩu. Tuy nhiên, các đối tượng đã lợi dụng quy định pháp luật chỉ yêu cầu nộp bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân. Ví dụ, trong vụ án buôn lậu xảy ra tại Công ty TNHH Bình Nguyên các đối tượng buôn lậu khai “hành vi làm giả thông báo của Sở TNMT tỉnh Bến Tre v/v thông báo lô hàng phế liệu nhập khẩu để kiểm tra, thông quan do thấy thủ tục kiểm tra của cơ quan hải quan khá đơn giản, thông thoáng và do thiếu hiểu biết, lười làm thủ tục nên ông Bình đã tự in ấn giấy thông báo theo mẫu của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bến Tre, tự ghi số thông báo sau đó cắt dán sao chụp con dấu, chữ ký của Lãnh đạo Sở sau đó đóng dấu “SAO Y BẢN CHÍNH” của Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Xuất Nhập khẩu Bình Nguyên để nộp cho cơ quan Hải quan nơi nhập khẩu lô hàng.
Do đó, cơ quan hải quan đã kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường sửa đổi thông tư liên tịch số 34/2012/TTLT-BCT-BTNMT ngày 15/11/2012 hướng dẫn về điều kiện nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, ngày 9/9/2015 Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT trong đó đã sửa đổi yêu cầu các giấy tờ trên khi nộp cho cơ quan hải quan phải là bản sao chứng thực.
Gần đây nhất, khi tình hình nhập khẩu phế liệu diễn biến phức tạp, một số phế liệu chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường như xịt hạt lò cao, thủy tinh, kim loại màu… trong khi các loại phế liệu này nằm trong danh mục phế liệu được phép nhập khẩu theo Quyết định số 73/2014/QĐ-TTg, gây ùn tắc, tồn đọng hàng nghìn container ở các cảng biển, cơ quan hải quan đã báo cáo Chính phủ đề xuất Bộ Tài nguyên và Môi trường. Theo đó, ngày 14/9/2018, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư số 08 và 09/2018/TT-BTNMT để giải quyết tình trạng trên. Tuy nhiên, ngay khi 02 thông tư này có hiệu lực thi hành thì lại phát sinh nhiều vấn đề liên quan đến phương thức kiểm tra nhà nước về phế liệu. Trước tinh hình đó, cơ quan hải quan đã báo cáo Bộ kiến nghị Chính phủ ban hành Nghị Quyết số 09/NQ-CP ngày 3/2/2019 về việc thay đổi phương thức kiểm tra nhà nước về chất lượng phế liệu nhập khẩu và Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư số 01/2019/TT-BTNMT ngày 08/3/2019. Đặc biệt là kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường bỏ giấy phép con “Thông báo phế liệu nhập khẩu” do tình trạng làm giả giấy thông báo trong thời gian qua để giao cơ quan hải quan thực hiện việc theo dõi, trừ lùi số lượng phế liệu nhập khẩu.
Tổng cục Hải quan trực tiếp tham mưu Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 35/2019/QĐ-TTg ngày 19/12/2019 quy chế phối hợp liên ngành quản lý hoạt động phế liệu nhập khẩu nhằm làm rõ trách nhiệm phối hợp của các đơn vị quản lý nhà nước trong kiểm soát phế liệu nhập khẩu.
Như vậy, Nhà nước đã xây dựng và từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh đối với phế liệu nhập khẩu. Các quy định này đã đáp ứng được yêu cầu “kiểm soát” chặt chẽ đối với mặt hàng nhằm hạn chế nhập khẩu rác thải, phế liệu nguy hại, bẩn vào Việt Nam, đồng thời kiểm soát được phế liệu được nhập khẩu.
2.4.2. Một số vướng mắc, bất cập phát sinh từ thực tiễn kiểm soát hải quan đối với phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất theo pháp luật Việt Nam
Bên cạnh những kết quả đạt được trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ công tác kiểm soát hải quan đối với phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất thì hiện nay cơ quan Hải quan vẫn đang gặp phải một số khó khăn, tồn tại sau đây:
Thứ nhất, pháp luật về bảo vệ môi trường và pháp luật hải quan trong hoạt
động xuất khẩu, nhập khẩu không đưa ra khái niệm nhập khẩu và cũng không có văn bản hướng dẫn thi hành, nên khi áp dụng các quy định của pháp luật môi trường phải sử dụng khái niệm xuất khẩu, nhập khẩu được quy định trong Luật Thương mại, Luật Hải quan.
Theo quy định khoản 2 Điều 28 Luật Thương mại năm 2005 “Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.”
Điều này dẫn đến sự bất cập trong hoạt động vận chuyển chất thải, phế liệu từ trong các khu kinh tế, thương mại có quy chế đặc biệt ra ngoài khu vực này. Dưới góc độ Luật Thương mại, Luật Hải quan, đây là hoạt động nhập khẩu. Do đó, hoạt động vận chuyển chất thải từ những khu vực này ra bên ngoài để xử lý là hành vi bị cấm theo Luật Bảo vệ môi trường, nhưng nếu không thực hiện thì lại gây ảnh hưởng tới môi trường chung.
Theo khoản 3, Điều 29 Luật Hải quan 2014 “Tờ khai được đăng ký có giá trị làm thủ tục hải quan. Chính sách quản lý hàng hóa, chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được áp dụng tại thời điểm đăng ký tờ khai.”
Tuy nhiên, hiện nay chưa có hướng dẫn cụ thể về việc áp dụng điều kiện, quy chuẩn, tiêu chuẩn theo thời điểm nào? Xác định tại thời điểm phế liệu đưa vào Việt
Nam hay thời điểm mở tờ khai? Do chưa có hướng dẫn cụ thể về vấn đề này đã gây khó khăn cho cơ quan hải quan trong việc xử lý vi phạm khi phát sinh.
Thứ hai, chưa có quy định hướng dẫn phân biệt hàng hóa được nhập khẩu và
hàng hóa không được nhập khẩu.
Theo quy định tại khoản 12 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 “Chất thải là vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt
động khác.” và theo quy định tại khoản 16 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm
2014 “Phế liệu là vật liệu được thu hồi, phân loại, lựa chọn từ những vật liệu, sản
phẩm đã bị loại bỏ từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng để sử dụng làm nguyên liệu cho một quá trình sản xuất khác.”
Định nghĩa về chất thải về phế liệu tương đối giống nhau nên trong thực tế cơ quan hải quan gặp nhiều khó khăn trong việc xác định đâu là chất thải, đâu là phế liệu.
Đặc biệt, một số trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu khai báo là bao bì, màng nhựa, dây đai, bao Jumbo, đồ nhựa, lưới đánh cá,... qua sử dụng, vẫn còn giá trị sử dụng như tính năng sản xuất ban đầu, không sử dụng làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất khác thì có xác định là phế liệu hay không? Cơ quan hải quan áp dụng loại hàng này nhập khẩu theo phế liệu hay theo hàng hóa thông thường.
Theo quy định của tại khoản 1 Điều 40 Luật Quản lý ngoại thương năm 2018 phế liệu thuộc danh mục hàng hóa cấm kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu. Tại mục IV Phụ lục III Ban hành kèm theo Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương thì phế liệu thuộc danh mục quy định nhập khẩu có điều kiện hoặc tiêu chuẩn nhập khẩu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài nguyên và môi trường. Tuy nhiên, đối với trường hợp phế liệu không thuộc danh mục được phép nhập khẩu theo Quyết định số 73/2014/QĐ-TTg hoặc hàng hóa đó là hàng tiêu dùng, thiết bị công nghệ y tế, sản phẩm công nghệ thông tin... đã qua sử dụng thì được xác định là hàng hóa cấm nhập khẩu hay không đủ điều kiện nhập khẩu?thì chưa được xác định rõ ràng.
Đặc biệt tại số TT 14 mục A phụ lục I danh mục hàng hóa cấm kinh doanh ban hành kèm theo Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 của Chính phủ quy định chi tiết luật thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện (đã được sửa đổi, bổ sung Nghị định số 43/2009/NĐ-CP) “phế liệu nhập khẩu gây ô nhiễm môi trường” thuộc danh mục
hàng hóa cấm kinh doanh. Tuy nhiên, hiện chưa có giải thích thế nào là phế liệu nhập khẩu gây ô nhiễm môi trường.
Tại Quyết định số 73/2014/QĐ-TTg quy định các loại phế liệu được phép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất, tuy nhiên, trường hợp giám định phế liệu đó không đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng nhập khẩu thì có được xếp vào phế liệu nhập khẩu gây ô nhiễm môi trường thuộc danh mục cấm kinh doanh hay không? Bởi việc xác định hàng hóa đó là danh mục cấm hay danh mục nhập khẩu có điều kiện có ý nghĩa rất lớn trong khâu xử lý hàng hóa đó, xem xét trách nhiệm của nhà nhập khẩu.
Thứ ba, chưa có hướng dẫn về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với một số
loại phế liệu được phép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 76 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 “Phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường và thuộc danh mục phế liệu được phép nhập khẩu do Thủ tướng Chính phủ quy định.”
Trước đây, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với phế liệu nhập khẩu được quy định tại Thông tư số 43/2010/TT-BTNMT ngày 29/12/2010 của Bộ Tài nguyên và môi trường đối với 03 mặt hàng phế liệu là giấy, nhựa, sắt thép. Hiện nay, tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với phế liệu nhập khẩu thực hiện theo Thông tư số 08 và 09/2018/TT-BTNMT ngày 14/9/2018 của Bộ Tài nguyên và môi trường, theo đó, bổ sung thêm 03 mặt hàng có tiêu chuẩn, kỹ thuật đó là Phế liệu thủy tinh, kim loại màu và xỉ hạt lò cao.
Tuy nhiên, tại Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất ban hành kèm theo Quyết định số 73/2014/QĐ-TTg ngày 19 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định 36 loại phế liệu được phép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất. Như vậy, một số loại phế liệu hiện nay chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. Theo chỉ đạo của Tổng cục Hải quan tại công văn số 4202/TCHQ-PC ngày 17/7/2018 sẽ không thực hiện thông quan cho lô hàng chưa có đủ cơ sở để kiểm tra, đối chiếu sự phù hợp quy chuẩn kỹ thuật của lô hàng phế liệu nhập khẩu khi thực hiện thủ tục hải quan.
Thứ tư, quy định thẩm quyền của cơ quan hải quan trong việc lấy mẫu giám
định không phù hợp với Luật Hải quan và thực tiễn công tác kiểm soát hải quan. Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 60 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bố sung tại khoản 34 Điều 1 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP quy định
trách nhiệm của cơ quan hải quan “Tiến hành kiểm tra hàng hóa đối với lô hàng phế liệu nhập khẩu theo quy định của pháp luật về hải quan; không lấy mẫu, kiểm định chất lượng lô hàng phế liệu nhập khẩu theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường.”
Điều này không phù hợp với pháp luật hải quan. Theo quy định tại khoản 4 Điều 19 Luật Hải quan quy định nhiệm vụ và quyền hạn của công chức hải quan
“Lấy mẫu hàng hóa với sự có mặt của người khai hải quan để cơ quan hải quan phân tích hoặc trưng cầu giám định phục vụ kiểm tra hải quan.”
Theo quy định tại khoản 4 Điều 29 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 59/2018/NĐ-CP “Trường hợp cơ quan hải quan không đủ điều kiện để xác định tính chính xác đối với nội dung khai của người khai hải quan thì cơ quan hải quan trưng cầu giám định của tổ chức giám định theo quy định của pháp luật và căn cứ kết quả giám định để quyết định việc thông quan hàng hóa.
Như vậy, việc quy định không cho cơ quan hải quan lấy mẫu, kiểm định chất