Những thuận lợi và thách thức của công tác kiểm soát Hải quan đố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát hải quan đối với phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 64 - 67)

mặt hàng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất

3.2.1. Dự báo nhu cầu nhập khẩu phế liệu trong thời giai tới

Thương mại các loại nguyên liệu có nguồn gốc phế liệu diễn ra hết sức sôi động trên thị trường thế giới. Với những thác thức về tài nguyên thiên nhiên cũng như tác động đến môi trường trong việc khai thác tài nguyên thiên nhiên đã làm gia tăng yêu cầu trong việc tái chế các loại phế liệu như sắt thép, giấy, nhựa … Thông thường, các nước xuất khẩu chính các loại phế liệu này là các nước phát triển và các nước nhập khẩu cũng vậy.

Thứ nhất,sự phát triển nhanh chóng của các ngành trong thời gian qua nhằm

tăng khả năng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước cũng như mở rộng xuất khẩu là một nhân tố quan trọng thúc đẩy yêu cầu đa dạng hóa nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất, trong đó có nguồn phế liệu nhập khẩu

Trong thời gian qua, tốc độ tăng trưởng bình quân của các ngành đều ở mức cao (ngành thép: ; ngành nhựa …; ngành giấy). Với yêu cầu của thị trường trong nước và định hướng xuất khẩu của các ngành trong thời gian tới tốc độ phát triển của các ngành sẽ tiếp tục ở mức cao. Bằng chứng rất rõ ràng cho điều này là rất nhiều luận văn đầu tư của các ngành được thực hiện trong thời gian qua và sẽ bắt đầu đi vào hoạt động trong thời gian tới. Chính vì vậy, lượng nguyên liệu cung ứng cũng sẽ gia tăng trong những năm tới. Các ngành, để đảm bảo sự tăng trưởng của mình cần đa dạng hóa các nguồn cung ứng, trong đó, sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất là một trong những lựa chọn quan trọng.

Thứ hai, nguồn nguyên liệu khai thác từ thiên nhiên bị hạn chế

Quặng sắt hay dầu khí đều là những nguồn tài nguyên hữu hạn. Mặc dù trong giai đoạn hiện tại, khả năng cung ứng nguyên liệu từ các nguồn này còn ở mức cao. Tuy nhiên, trong một tương lai không xa, những nguồn nguyên liệu này có thể có nguy cơ cạn kiệt và khi đó việc tận dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất là rất

hợp lý. Thông tin từ ngành thép cho ta thấy bức tranh rất rõ nét về điều này. Theo điều tra địa chất, lượng quặng khoáng sản của Việt Nam vào khoảng 1,2 tỷ tấn, nhưng trữ lượng thăm dò mới chỉ đạt 568 triệu tấn, được phân bố ở nhiều nơi với chất lượng không cao. Hay nói một cách khác thì trữ lượng quặng của Việt Nam là hữu hạn và chỉ có thể đáp ứng nhu cầu trong một vài chục năm tới. Bên cạnh đó, lượng than mỡ - nguyên liệu chính được sử dụng cho các lò luyện phôi thép của Việt Nam cũng có trữ lượng rất hạn chế, chất lượng thấp. Chính vì vậy, việc sử dụng quặng sắt làm nguyên liệu cho ngành thép không phải là những định hướng ưu tiên cho giai đoạn tới. Để đảm bảo cho sự phát triển ổn định của ngành, việc sử dụng phế liệu là hết sức cần thiết

Thứ ba, việc thu gom phế liệu trong nước rất hạn chế

Nhu cầu sử dụng phế liệu của các ngành sản xuất ngày càng lớn trong khi khả năng thu mua từ nguồn trong nước thì tương đối hạn chế hạn chế. Điển hình như ngành thép, thép phế thu mua trong nước chủ yếu ở dạng thép phế thải trong sản xuất công nghiệp, sinh hoạt, thép phế từ phá dỡ tàu cũ, nhà xưởng, máy móc thiết bị cũ và thép phế trong chiến tranh để lại. Trước đây, lượng thép phế thu mua trong nước đáp ứng phần lớn nhu cầu thép phế của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, thực tế này sẽ có nhiều thay đổi do: Nhu cầu thép phế tăng đột biến do có hàng loạt các doanh nghiệp luyện phôi mới đi vào hoạt động cũng như sắp đi vào hoạt động trong thời gian tới. Trong khi, mức tăng trưởng bình quân của lượng sắt thép phế liệu thu mua trong nước chỉ vào khoảng 14 – 15% thì lượng thiếu hụt sẽ là rất lớn. Thêm vào đó, với qui định cấm nhập khẩu tàu cũ để phá dỡ thì một lượng lớn sắt thép phế liệu từ nguồn này sẽ không còn nữa.

Đối với ngành giấy cũng tương tự, với mức tiêu thụ giấy trung bình hàng năm trên đầu người của Việt Nam ở mức thấp (khoảng trên 10kg/người/năm) thì lượng giấy phế liệu có thể thu gom từ nguồn trong nước cũng không nhiều.

Với những nhân tố ở trên, việc gia tăng lượng phế liệu nhập khẩu trong thời gian tới sẽ là không thể tránh khỏi.

Trong định hướng phát triển của các ngành trong giai đoạn tới, một yêu cầu đặt ra hết sức rõ ràng là tăng cường khả năng cung ứng nguồn nguyên liệu nội địa, giảm sự phụ thuộc vào thị trường bên ngoài (giảm lượng phôi thép nhập khẩu, bột nhựa, bột giấy nhập khẩu) . Có rất nhiều các giải pháp đưa ra nhằm tăng khả năng cung cấp nguyên liệu cho các ngành, trong đó, việc sử dụng phế liệu là một giải pháp hết sức quan trọng. Hiện tại, hầu hết các ngành sản xuất của ta đều xảy ra tình trạng

mất cân đối giữa năng lực sản xuất và khả năng cung ứng nguyên liệu. Ngành thép hiện tại chỉ đáp ứng được 30% nguồn nguyên liệu cho công đoạn cán thép. Ngành giấy, ngành nhựa cũng vậy, khả năng cung ứng từ nguồn trong nước cũng chỉ ở mức trên dưới 30%. Sự mất cân đối này đã đặt ra yêu cầu cho các ngành tăng khả năng cung ứng nguyên liệu nội địa. VD theo định hướng của ngành thép thì trong thời gian tới, với một số nhà máy luyện phôi mới đi vào hoạt động, khoảng 40% - 50% nguồn nguyên liệu cho ngành thép sẽ được cung cấp từ nguồn nguyên liệu nội địa.

3.2.2. Những thuận lợi và thách thức của công tác kiểm soát hải quan đối với mặt hàng phế liệu nhập khẩu

Xuất phát từ vị trí, vai trò của cơ quan hải quan trong công tác kiểm soát biên giới, công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực hải quan luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm. Điều này thể hiện cùng với quá trình hình thành và phát triển của ngành Hải quan trong thời gian qua. Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, đường lối chính sách, pháp luật tạo cơ sở chính trị, pháp lý để cơ quan hải quan hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao. Cơ quan hải quan luôn đi đầu trong công cuộc cải cách hành chính, cải cách hiện đại hóa hải quan, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ phục vụ công tác quản lý nhà nước được giao. Đội ngũ cán bộ ngày càng chuyên nghiệp, chuyên môn hóa cao,... những yếu tố này đã và đang góp phần quan trọng trong việc tạo điều kiện thuận lợi, đảm bảo thông quan hàng hóa nhanh chóng, cắt giảm được thời gian, chi phí giao dịch tại cửa khẩu. Đồng thời cũng kiểm soát, ngăn chặn, trấn áp các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, kiểm soát được hàng hóa ra vào lãnh thổ góp phần quan trọng trong việc đảm bảo an toàn, trật tự, an ninh kinh tế, bảo vệ chủ quyền của tổ quốc. Tuy nhiên, quá trình thực hiện công tác kiểm soát hải quan đối với phế liệu nhập khẩu thì cơ quan hải quan cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức mới, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

Thách thức đầu tiên là gia tăng khối lượng công việc khi hàng hóa xuất nhập khẩu gia tăng cả về khối lượng và tính đa dạng của các mặt hàng. Trong khi về mặt tổ chức, nhân sự không có thay đổi (theo chiều hướng tăng thêm) Do vậy, việc thay đổi phương pháp quản lý luôn được đặt ra theo hướng tăng cường áp dụng áp dụng phương pháp quản lý rủi ro dựa trên đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp. Đây được xem là khâu trọng yếu, vừa đảm bảo hiệu quả quản lý nhà nước vừa giúp lãnh đạo doanh nghiệp tuân thủ pháp luật và qua đó nền kinh tế sẽ thu được lợi ích và doanh nghiệp cũng sẽ được lợi ích từ tiến trình này.Khi thủ tục

thông quan nhanh chóng, nhờ được phân loại hàng hóa rủi ro cao sẽ giúp giảm thiểu chi phí cho doanh nghiệp. Về phía cơ quan nhà nước sẽ tăng cường hiệu quả quản lý khi xác định được những hàng hóa có nguy cơ cao về buôn lậu, gian lận thương mại, trốn thuế. Về dài hạn sẽ tạo lập văn hóa tuân thủ pháp luật và giảm gánh nặng hành chính cho doanh nghiệp chấp hành pháp luật tốt, tạo động lực để doanh nghiệp triệt để tuân thủ pháp luật tốt hơn.

Đặc biệt là các loại hàng hóa ảnh hưởng đến môi trường trong thời gian qua có xu hướng tăng, đặc biệt là mặt hàng phế liệu, máy móc, thiết bị đã qua sử dụng thì cần có những đổi mới về phương thức quản lý đối mặt hàng này, đặc biệt là công tác kiểm tra chuyên ngành, công tác quản lý rủi ro, kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa.

Thứ hai, thách thức trong việc thực hiện các cam kết quốc tế trong việc tạo

điều kiện thuận lợi thương mại, đảm bảo tuân thủ pháp luật trong bối cảnh các thỏa thuận thương mại tự do như ATIGA, ASEAN-Trung Quốc, ASEAN-Hàn Quốc, ASEAN-Nhật Bản, ASEAN-Ấn Độ… cũng như các thỏa thuận FTA thế hệ mới tới đây như CPTPP, RCEP… với hàng loạt bộ quy tắc xuất xứ hàng hóa khác nhau, các quy định thực thi hiệp định khác nhau, cùng lộ trình cắt giảm thuế và mở cửa thị trường nhanh, phạm vi lớn.

Thứ ba, thách thức trong việc kết nối tích hợp cơ sở dữ liệu do các cơ quan

quản lý lưu giữ phục vụ công tác kiểm soát hải quan nhằm đảm bảo an ninh cho dây chuyền cung ứng thương mại quốc tế còn gặp nhiều khó khăn.Số lượng cơ quan sẵn sàng cung cấp dữ liệu còn hạn chế. Trong khi đó, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại tiếp tục gia tăng với nhiều thủ đoạn và hình thức tinh vi, phức tạp.

Thứ tư, nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị phục vụ công

tác hải quan còn gặp nhiều khó khăn. Trong thời gian tới, ngành hải quan cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện các quy trình thủ tục hải quan để thực hiện mục tiêu nâng cao năng lực kiểm tra, giám sát hải quan, thực thi pháp luật trong quá trình thực hiện chức năng quản lý nhà nước của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát hải quan đối với phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)