với phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất
3.3.1. Tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật
Các quy định của pháp luật là cơ sở pháp lý để cơ quan hải quan thực hiện kiểm soát hải quan đối với phế liệu nhập khẩu. Do vậy, hệ thống pháp luật phải đồng bộ, quy định rõ ràng, trình tự, thủ tục, điều kiện, tiêu chuẩn,... trách nhiệm
quyền hạn của cơ quan Hải quan (cụ thể theo từng đơn vị), công chức Hải quan trong công vụ.
Thứ nhất, sửa đổi, bổ sung quy định thẩm quyền của cơ quan hải quan trong việc lấy mẫu giám định
Đề nghị sửa đổi điểm b khoản 2 Điều 60 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 34 Điều 1 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP thành“Tiến hành kiểm tra hàng hóa đối với lô hàng phế liệu nhập khẩu theo quy định của pháp luật về hải quan; không lấy mẫu, kiểm định chất lượng lô hàng phế liệu nhập khẩu theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường.”
Thứ hai, Chính phủ cần ban hành một số quy định về quản lý đối với mặt hàng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất và ngăn chặn chất thải rắn, phế thải, các hàng hóa nhập khẩu gây ô nhiễm môi trường, các biện pháp này được xây dựng theo Luật Bảo vệ môi trường về phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm môi trường.
Theo đó cần có chính thức hóa việc giải thích thuật ngữ "hàng hóa ảnh hưởng đến môi trường" trong việc áp dụng các biện pháp kiểm soát, ngăn chặn, quản lý nhà nước. Trên cơ sở đó, đề xuất giải tích từ ngữ này như sau: Hàng hóa ảnh hưởng đến môi trường dùng để chỉ chất rắn, bán rắn, lỏng (chứa trong thùng, bình, hộp…) mất giá trị sử dụng ban đầu trong sản xuất, đời sống và các hoạt động khác hoặc đã bị loại bỏ hoặc bỏ đi mà không mất giá trị sử dụng. Các vật phẩm, chất và các chất được kết hợp vào quản lý chất thải rắn theo yêu cầu của pháp luật và các quy định hành chính.
Các biện pháp áp dụng cho các hoạt động nhập khẩu hàng hóa ảnh hưởng đến môi trường dưới bất kỳ hình thức nào sẽ được vận chuyển vào lãnh thổ của CHXHCN Việt Nam thông qua việc tặng quà, nhập khẩu, cung cấp mẫu, v.v. hoặc chất thải rắn chưa được xử lý được tạo ra từ việc sửa chữa trong nước và chất rắn tái nhập được tạo ra trong quá trình sửa chữa, gia công hoặc xả thải ra ngoài.
Thứ ba, cần có quy định các biện pháp này áp dụng cho hoạt động nhập khẩu
mặt hàng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất liên quan đến việc quản lý việc sử dụng các loại giấy phép nhập khẩu, trong đó cần quy định rõ việc:
Cấm chuyển nhượng giấy phép liên quan việc nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất.
Việc chuyển nhượng giấy phép liên quan để nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất được đề cập trong các Biện pháp này có nghĩa là:
(1) Bán hoặc cho thuê hoặc cho mượn giấy phép liên quan để nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất.
(2) Nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất bằng cách sử dụng giấy phép có liên quan để mua phế liệu được mua hoặc thuê hoặc mượn;
(3) Chuyển toàn bộ hoặc một phần phế liệu nhập khẩu cho các đơn vị hoặc cá nhân không phải là doanh nghiệp được quy định trong giấy phép liên quan để nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất.
Việc áp dụng quy định trên sẽ tránh việc doanh nghiệp không được cấp phép nhập khẩu phế liệu, tránh tình trạng “nhập thuê” của một số doanh nghiệp trong thời gian qua.
Thứ tư, cần sửa đổi bổ sung khoản 7 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu về những trường hợp miễn thuế. “Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu, trừ nguyên liệu, vật tư, linh kiện ảnh hưởng
nguy hại đến môi trường”. Theo đó, các nguyên liệu, vật tư,linh kiện ảnh hưởng
nguy hại đến môi trường như phế liệu, thuốc trừ sâu, các chất HSFC…khi nhập khẩu sẽ không thuộc trường hợp miễn thuế.
Thứ năm, rà soát, xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến chính sách quản lý của nhà nước đối với mặt hàng phế liệu nhập khẩu; loại bỏ những bất cập, những quy định chưa phù hợp theo các mục tiêu, quan điểm nêu trên.
Thứ sáu, ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các loại phế liệu được phép nhập khẩu theo Quyết định 73/2014/QĐ-TTg; Cần có phân định rõ phế liệu thuộc danh mục Quyết định 73/2014/QĐ-TTg là mặt hàng nhập khẩu có điều kiện. Đối với các loại phế liệu khác thì phải xác định là hàng hóa cấm nhập khẩu.
3.2.2. Đổi mới, nâng cao công tác kiểm tra chuyên ngành
Những năm gần đây, nhu cầu nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu có xu hướng gia tăng mạnh. Tổng số các doanh nghiệp nhập khẩu và sử dụng phế liệu trên cả nước là 256 doanh nghiệp. Trong đó, lượng doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu để trực tiếp phục vụ sản xuất là 153 doanh nghiệp (chiếm 59,76% tổng số doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu), số lượng doanh nghiệp nhập khẩu ủy thác là 103 doanh nghiệp (chiếm khoảng 40,24%).
Thông qua việc nhập khẩu phế liệu này, nhiều mặt hàng có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường như: Máy móc, thiết bị lạc hậu cũ, hỏng, linh kiện điện tử có chứa chất thải nguy hại… đã bị nhập khẩu trái phép vào Việt Nam. Do việc nhập khẩu các loại phế liệu này thường đem lại lợi nhuận cao, nên các doanh nghiệp tìm mọi cách để lách luật, dùng những thủ đoạn tinh vi nhằm qua mặt các lực lượng chức năng, thậm chí, cố tình vi phạm luật.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa tại cửa khẩu theo hướng đơn giản hóa thủ tục, nhanh chóng, thuận tiện; giảm chi phí cho doanh nghiệp, giảm chi phí cho ngân sách nhà nước; Giảm thời gian thông quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; tạo hàng rào kỹ thuật đối với hàng hóa nhập khẩu (nhất là những mặt hàng nhà nước không khuyến khích nhập khẩu); bảo vệ hợp lý sản xuất trong nước, bảo vệ môi trường, quyền lợi và sức khỏe cộng đồng; Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm tra chuyên ngành nhằm đảm bảo quản lý chặt chẽ, đúng quy định pháp luật, phù hợp với thông lệ quốc tế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia, an toàn kinh tế; nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Trên cơ sở đó, tôi cho rằng cần rà soát, xác định những lĩnh vực, mặt hàng thuộc diện kiểm tra chuyên ngành do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thực hiện là hàng hóa gây nguy hại đến sức khỏe cộng đồng, gây ô nhiễm môi trường, nguy hại cho kinh tế, cho an ninh quốc gia (hàng hóa thuộc diện phải kiểm dịch động vật, thực vật, y tế, hóa chất độc hại, thuốc trừ sâu, phế liệu, phế thải, vũ khí, chất phóng xạ...). Những mặt hàng này phải được kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ ngay tại cửa khẩu, tại các địa điểm có sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Bên cạnh hoạt động do Nhà nước thực hiện thì cần xã hội hóa hoạt động kiểm tra chuyên ngành. Theo đó, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác định những lĩnh vực, mặt hàng thuộc diện kiểm tra chuyên ngành thực hiện xã hội hóa; ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định, điều kiện thực hiện xã hội hóa; quy định việc thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hoạt động kiểm tra chuyên ngành.
3.3.2. Đổi mới, nâng cao công tác quản lý rủi ro đối với hoạt động nhập khẩu phế liệu
Thứ nhất, tăng cường triển khai các biện pháp thu thập, xử lý thông tin (bao
gồm cả thông tin tình báo) phục vụ công tác quản lý rủi ro. Thu thập và xử lý thông tin là bước đầu quan trọng trong quy trình quản lý rủi ro, cần có thông tin để đánh
giá, kiểm tra, đối chiếu và kiểm soát các lĩnh vực trong hải quan. Nhận thức được vai trò quan trọng của việc thu thập thông tin trong công tác quản lý rủi ro, ngành hải quan đã xây dựng cơ sở pháp lý và quy trình thu thập thông tin tuy nhiên đến nay vẫn chưa đạt hiệu quả như mong muốn, kéo theo hiệu quả của công tác quản lý rủi ro không cao. Vấn đề thu thập thông tin đối với ngành hải quan đang là vấn đề cấp thiết. Do đó, trong thời gian tới ngành hải quan cần tăng cường triển khai các biện pháp thu thập và xử lý thông tin phục vụ công tác quản lý rủi ro. Qua nghiên cứu hải quan các nước về mô hình kho dữ liệu tập trung, tôi nhận thấy để tập trung dữ liệu tạo thuận lợi cho việc phân tích, đánh giá của toàn ngành cần xây dựng kho dữ liệu tập trung theo mô hình như sau:
Nguồn: Theo kinh nghiệm của hải quan Hàn Quốc
Hình 3.1. Mô hình dữ liệu tập trung
Thứ hai, hoàn thiện và phát triển công tác quản lý rủi ro xuyên suốt các hoạt
động của ngành hải quan theo chiều rộng và chiều sâu, gồm: (i) Hoàn thiện cơ sở pháp lý và quy trình, quy định về QLRR trong hoạt động nghiệp vụ hải quan; (ii) Nâng cao hiệu quả công tác quản lý rủi ro theo hướng giảm tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hóa, tăng dần tỷ lệ phát hiện vi phạm; (iii) Thực hiện thống nhất công tác thu thập, xử lý thông tin của các cấp, đơn vị trong ngành hải quan; (iv) Thúc đẩy quan hệ phối hợp, trao đổi thông tin với các cơ quan, đơn vị chức năng thuộc các Bộ, ngành liên quan; (v) Tăng cường công tác tuyên truyền cho cộng đồng doanh nghiệp về lợi ích khi tích cực phối hợp cung cấp thông tin với cơ quan hải quan; (vi) Nâng cấp, bổ sung chức năng hệ thống thông tin QLRR trước thông quan (E- manifest); xây dựng phân hệ tiếp nhận, xử lý thông tin trước về hành khách và hàng
hóa trên các chuyến bay thương mại phục vụ mở rộng thông quan điện tử và quản lý rủi ro.
3.3.3. Đổi mới hoạt động kiểm tra, giám sát và kiểm soát hải quan đối với phế liệu nhập khẩu
Hiện nay, cơ chế kiểm soát đối với phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất chủ yếu là do Hải quan cửa khẩu đảm trách. Việc kiểm soát của cơ quan môi trường tại cửa khẩu hầu như chỉ xuất hiện khi có đề nghị từ phía Hải quan. Nghiệp vụ kỹ thuật cũng như sự hiểu biết về quản lý ô nhiễm môi trường của cán bộ Hải quan còn hạn chế vì lĩnh vực này không phải là chuyên môn chính. Do đó cần có những biện pháp sau nhằm tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan Hải quan trong hoạt động này:
- Thường xuyên mở các lớp tập huấn trang bị cho cán bộ hải quan những kiến thức, kỹ năng cơ bản trong công tác đánh giá, kiểm tra phế liệu nhập khẩu,máy móc thiết bị đã qua sử dụng, thuốc bảo vệ thực vật...
- Lập trạm kiểm soát liên ngành bao gồm Hải quan - Môi trường - Cảng vụ… tại các cửa khẩu có khối lượng phế liệu nhập khẩu,máy móc thiết bị cũ nhập khẩu lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Hải phòng… để việc kiểm soát hoạt động nhập khẩu các loại mặt hàng này được chặt chẽ và nhanh gọn hơn, tạo điều kiện thông quan dễ dàng.
- Đầu tư, trang bị cho lực lượng kiểm soát hoạt động nhập khẩu phế liệu tại các cửa khẩu những thiết bị giám định phế liệu tiên tiến, đạt tiêu chuẩn quốc tế. Với các thiết bị này, các cơ quan chức năng sẽ có những căn cứ xác định lô hàng nhập khẩu là “phế liệu” hay “rác thải”, tránh tình trạng đánh giá theo “cảm quan”.
- Tăng cường hơn nữa hiệu lực xử lý các vi phạm về môi trường cho các cơ quan chức năng như Cục Hải quan, Sở Tài nguyên và Môi trường nhằm xử lý, ngăn chặn kịp thời những hành vi gây tác động xấu đến môi trường của các doanh nghiệp khi doanh nghiệp nhập khẩu sai qui định hay lợi dụng việc cho phép nhập khẩu phế liệu, máy móc thiết bị đã qua sử dụng để đưa rác thải vào Việt Nam.
Các chi cục Hải quan cửa khẩu, nhất là các tỉnh có đường biên giới trên bộ như Lạng Sơn, Nghệ An, Hà Tĩnh, Tây Ninh… chủ động phối hợp với các lực lượng liên quan như Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, quản lý thị trường, bộ đội biên phòng… để kiểm soát và xử lý những hành vi nhập lậu phế liệu, phế thải.
- Đẩy mạnh công tác “hậu kiểm” đối với các doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu nhằm phát hiện và xử lý kịp thời những vi phạm về bảo vệ môi trường từ đó nâng cao trách nhiệm đối với môi trường của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra là biện pháp tích cực để phát hiện và xử lý các doanh nghiệp nhập khẩu rác thải vào nước ta. Đồng thời, nhờ làm tốt công việc nói trên, các cơ quan có thẩm quyền có điều kiện bám sát thực tiễn, từ đó bổ sung, hoàn chỉnh các chính sách, quy định để giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc nhập khẩu phế liệu, hạ giá thành sản phẩm, phát triển sản xuất và bảo vệ môi trường.
- Tăng cường áp dụng quản lý rủi ro trong công tác kiểm soát, chống buôn lậu. Theo kinh nghiệm các nước, hải quan áp dụng quản lý rủi ro trong hệ thống hải quan hiện đại nhằm giảm thiểu rủi ro trong các hoạt động hải quan bao gồm cả công tác kiểm soát, chống buôn lậu, sử dụng nguồn lực hiệu quả bằng việc tập trung nguồn lực vào các đối tượng nghi vấn có rủi ro cao. Ngành hải quan cần kiểm soát rủi ro đối với các nhóm doanh nghiệp rủi ro cao về buôn lậu mặt hàng phế liệu, máy móc thiết bị cũ là rác thải gây ảnh hưởng đến môi trường bằng việc xây dựng các tiêu chí đánh giá rủi ro, xếp hạng doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp tham gia hoạt động XNK chủng loại mặt hàng này Căn cứ vào mức độ rủi ro của đối tượng tham gia hoạt động, cơ quan hải quan có mức độ can thiệp, kiểm tra, giám sát tương ứng.
- Hoàn thiện công tác giám sát trực tuyến tại Tổng cục và Cục Hải quan tỉnh, thành phố bằng việc hoàn thiện cơ sở pháp lý, nguồn lực và máy móc thiết bị hiện đại. Hoạt động giám sát trực tuyến trong ngành hải quan là việc sử dụng hệ thống thiết bị kết nối, tiếp nhận, khai thác thông tin, dữ liệu từ các hệ thống thông tin nghiệp vụ, hệ thống trang thiết bị kiểm tra, giám sát hải quan (camera), hệ thống trang thiết bị kỹ thuật trinh sát, phương tiện giám sát cơ động của ngành hải quan và các hệ thống thông tin, dữ liệu của đơn vị ngoài ngành để quan sát, theo dõi, xem xét, kiểm tra, đánh giá và giám sát việc thực hiện quy định Nhà nước về hải quan đối với phế liệu nhập khẩu. Theo kinh nghiệm của Hải quan Hàn Quốc, cơ quan hải quan trung ương (Tổng cục Hải quan) và các Cục Hải quan tỉnh, thành phố đều lắp đặt hệ thống giám sát tại các cửa khẩu, cổng cảng để giám sát hàng hóa, phương tiện và công chức thi hành nhiệm vụ nhằm giảm tiêu cực trong hải quan,
đảm bảo sự tuân thủ pháp luật hải quan, công khai, minh bạch các hoạt động hải quan, phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ hải quan và tổ chức, cá nhân có liên quan.
3.3.4. Tiếp tục hoàn thiện và đẩy mạnh triển khai cơ chế một cửa quốc gia đối với mặt hàng phế liệu nhập khẩu
Trong thời gian tới, Tổng cục Hải quan tiếp tục phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường rà soát, thống nhất quy trình thủ tục, chỉ tiêu thông tin đối với các thủ tục liên quan đến nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất đã kết nối chính