đối với phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất
2.2.1. Hệ thống các văn bản pháp luật hiện hành quy định về kiểm soát hải
quan đối với phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất
Trong thời gian qua, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh công tác kiểm soát hải quan, cụ thể:
- Nhóm các văn bản pháp luật hải quan như Luật hải quan năm 2014, Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện
pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan (đã được sửa đổi, bổ sung tạiNghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018); Nghị định số 01/2015/NĐ-CP ngày 02/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết phạm vi địa bàn hoạt động hải quan; trách nhiệm phối hợp trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới (đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 12/2018/NĐ-CP ngày 23/01/2018)….
- Nhóm các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường như Luật Bảo vệ môi trường (Điều 76); Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường; Quyết định số 73/2014/QĐ-TTg ngày 19 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất; Thông tư số 08/2018/TT-BTNMT ngày 14/9/2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường và Thông tư số 09/2018/TT-BTNMT ngày 14/9/2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường....
- Nhóm các văn bản về xử lý vi phạm như Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, Bộ Luật hình sự năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017); Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015; Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015; Căn cứ Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan và Nghị định số 45/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực Hải quan ....
2.2.2. Quy định điều kiện phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất
Phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất khi thực hiện thủ tục hải quan nhập khẩu phải thỏa mãn các điều kiện sau:
Một là, thuộc danh mục được phép nhập khẩu do Thủ tướng Chính phủ ban
hành (khoản 1 Điều 76 Luật Bảo vệ môi trường) được quy định tại Quyết định số 73/2014/QĐ-TTg ngày 19/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất;
Hai là, có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường (khoản 1 Điều 76 và
08/2018/TT-BTNMT và số 09/2018/TT-BTNMT ngày 14/9/2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
Ba là, nhập khẩu bởi doanh nghiệp có Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ
môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất và trong hạn mức nhập khẩu (khoản 2 Điều 76 Luật Bảo vệ môi trường).
2.2.3. Quy định điều kiện tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất
Đối tượng được phép nhập khẩu phế liệu được quy định tại Điều 55 Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu (đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ). Theo đó, tổ chức, cá nhân có cơ sở sản xuất sử dụng phế liệu nhập khẩu đáp ứng các yêu cầu sau đây được phép nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất:
Thứ nhất, đáp ứng các yêu cầu và trách nhiệm về bảo vệ môi trường quy
định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 76 Luật bảo vệ môi trường.
Thứ hai, có báo cáo đánh giá tác động môi trường được Bộ Tài nguyên và
Môi trường phê duyệt, trong đó có nội dung sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất và được cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường hoặc giấy phép xử lý chất thải nguy hại, trong đó có nội dung sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất đối với các dự án đã đi vào vận hành. Đối với dự án mới xây dựng phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điều 16b và Điều 17 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP.
Thứ ba, có Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập
khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất theo quy định của pháp luật.
Thứ tư, có kho hoặc bãi lưu giữ phế liệu đảm bảo yêu cầu về bảo vệ môi trường,
cụ thể: Đối với Kho lưu giữ phế liệu được quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 56, Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 và điểm a khoản 1 Điều 55 Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu (đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ).
Thứ năm, có công nghệ, thiết bị tái chế, tái sử dụng phế liệu phải đáp ứng
yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý theo quy định; Có công nghệ, thiết bị xử lý tạp chất đi kèm phế liệu đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Trường hợp không có công nghệ, thiết bị xử lý tạp chất đi kèm thì phải chuyển giao cho đơn vị có chức năng phù hợp để xử lý.
Thứ sáu, thực hiện ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu theo Điều 57 Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu (đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ).
Thứ bảy, chỉ được nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất cho cơ sở
của mình theo đúng công suất thiết kế để sản xuất ra các sản phẩm, hàng hóa. Không được nhập khẩu phế liệu về chỉ để sơ chế và bán lại phế liệu. Từ ngày 01/01/2025, cơ sở sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất chỉ được nhập khẩu phế liệu tối đa bằng 80% công suất thiết kế; số phế liệu còn lại phải được thu mua trong nước để làm nguyên liệu sản xuất. Đối với nhựa phế liệu, chỉ được nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất ra các sản phẩm, hàng hóa (không bao gồm hạt nhựa tái chế thương phẩm), trừ các trường hợp dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đầu tư và cơ sở sản xuất đang hoạt động được phép nhập khẩu nhựa phế liệu để sản xuất ra hạt nhựa tái chế thương phẩm đến hết ngày 31/12/2024.
2.2.4. Quy định hồ sơ hải quan nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất
Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu là phế liệu được quy định tại khoản 5 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 sửa đổi bổ sung Điều 16 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính; Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu (đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ) và Thông tư số 25/2019/TT-BTNMT ngày 31/120/2019 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, cụ thể:
Thứ nhất, tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo các chỉ tiêu thông tin theo mẫu
trên hệ thống VNACC/VCIS; Bản khai thông tin về lô hàng phế liệu nhập khẩu.
Thứ hai, hóa đơn thương mại hoặc chứng từ có giá trị tương đương trong
trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán: 01 bản chụp.
Thứ ba, vận tải đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương
đối với trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường sắt, vận tải đa phương thức theo quy định của pháp luật: 01 bản chụp.
Thứ tư, giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu
Thứ năm, văn bản chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với lô hàng phế liệu nhập khẩu của tổ chức chứng nhận phù hợp có tên trong danh sách đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ định.
Thứ sáu, giấy xác nhận ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu tại tổ chức tín
dụng nơi tổ chức, cá nhân mở tài khoản giao dịch.
Thứ bảy, các tài liệu về phế liệu nhập khẩu: Bản sao Hợp đồng; Danh mục
phế liệu; chứng chỉ chất lượng của nước xuất khẩu (nếu có); giấy chứng nhận xuất xứ (nếu có); ảnh hoặc bản mô tả phế liệu.
2.2.5. Quy định kiểm tra, giám sát hải quan đối với phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất
Việc kiểm tra, giám sát hải quan đối với phế liệu nhập khẩu được thực hiện theo quy định của Luật Hải quan và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Thứ nhất, kiểm tra hồ sơ phế liệu nhập khẩu trước khi dỡ hàng xuống cảng.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 55 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP thì phế liệu nhập khẩu chỉ được phép dỡ xuống cảng khi đáp ứng khi người nhận hàng trên Bản lược khai hàng hóa (E-Manifest) có Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất còn hiệu lực và còn khối lượng phế liệu nhập khẩu; có Văn bản xác nhận đã ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu đối với phế liệu ghi trên E-Manifest.
Nhà nhập khẩu xuất trình 02 loại tài liệu này cho cơ quan hải quan và được cơ quan hải quan kiểm tra, xác nhận và chuyển thông tin cho Cảng vụ thì phế liệu mới được cảng vụ cho phép dỡ xuống cảng.
Thứ hai, kiểm tra hồ sơ hải quan nhập khẩu phế liệu.
Do mặt hàng phế liệu là mặt hàng nhập khẩu có điều kiện, chịu sự quản lý chuyên ngành của Bộ Tài nguyên và Môi trường nên luồng thông quan tự động sẽ phân luồng mức cảnh báo rủi ro thấp nhất là luồng vàng thuộc diện phải kiểm tra hồ sơ. Theo quy định tại Điều 32 Luật Hải quan năm 2014, Điều 27 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 59/2018/NĐ-CP) và Điều 7 quy định việc kiểm tra hồ sơ của công chức hải quan bước 2 (Công chức bước 1 là tiếp nhận hồ sơ; công chức bước 2 là kiểm tra hồ sơ) thì khi kiểm tra hồ sơ hải quan, cơ quan hải quan kiểm tra tính chính xác, đầy đủ, sự phù hợp của nội dung khai hải quan với chứng từ thuộc hồ sơ hải quan, kiểm tra việc tuân thủ chính sách quản lý đối với phế liệu, chính sách thuế đối với phế liệu nhập khẩu và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Kiểm tra hồ sơ hải quan được thực hiện thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan hoặc trực tiếp bởi công chức hải quan.
Thứ ba, kiểm tra thực tế và giám sát phế liệu nhập khẩu
Việc kiểm tra thực tế và giám sát phế liệu nhập khẩu được quy định từ Điều 33 đến Điều 41 Luật Hải quan năm 2014. Theo đó, lô hàng phế liệu nhập khẩu được hệ thống tự động phân luồng đỏ hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật sẽ được chuyển luồng (từ luồng vàng sang luồng đỏ) để thực hiện việc kiểm tra thực tế. Việc kiểm tra thực tế hàng hóa do công chức hải quan thực hiện trực tiếp hoặc bằng máy móc, thiết bị kỹ thuật, các biện pháp nghiệp vụ khác. Khi kiểm tra thực tế hàng hóa phải có mặt của người khai hải quan hoặc người đại diện hợp pháp của họ sau khi đăng ký tờ khai hải quan và hàng hóa đã được đưa đến địa điểm kiểm tra, trường hợp vắng mặt thì có sự chứng kiến của đại diện cơ quan nhà nước tại khu vực cửa khẩu, đại diện doanh nghiệp vận tải, doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi. Việc kiểm tra phải được lập thành văn bản có chữ ký của các bên liên quan.
Việc giám sát hải quan được thực hiện trong suốt thời gian từ khi phế liệu được dỡ xuống cảng cho đến khi khi được thông quan, giải phóng hàng hóa và đưa ra khỏi địa bàn hoạt động hải quan qua hình thức niêm phong hải quan, giám sát trực tiếp do công chức hải quan thực hiện hoặc sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật.
Việc xử lý kết quả kiểm tra thực hiện theo Điều 30 Thông tư số 38/2015/TT- BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC).
2.2.6. Quy định các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan đối với phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất
Theo quy định của Luật Hải quan năm 2014 (khoản 6 Điều 88) giao Chính phủ quy định chi tiết biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan. Tuy nhiên, Điều 101 Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ mới chỉ quy định về tên gọi của các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát, chưa quy định nội dung (quyền hạn, trách nhiệm…) do vậy Nghị định số 59/2018/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, Chính phủ đã giao Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan và quy định chế độ đảm bảo thực hiện các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan quy định. Do vậy, ngày 15/6/2018 của Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 728/2018/TT-BTC quy định việc thực hiện các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan. Bản chất các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan quy định tại Thông tư số 728/2018/TT-BTC được kế thừa từ
các biện pháp nghiệp vụ của ngành Công an trong công tác phòng, chống tội phạm (tên gọi, phạm vi, đối tượng, nội dung, quy trình thực hiện...), được điều chỉnh, sửa đổi phù hợp với đặc thù hoạt động của cơ quan hải quan. Quyết định số 450/QĐ- TCHQ ngày 20/11/2018 của Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện Thông tư số 728/2018/TT-BTC.