Hình thức và phương pháp giáo dục pháp luật cho sinh viên cao đẳng dạy nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục pháp luật cho sinh viên tại các trường cao đẳng nghề từ thực tiễn tỉnh đăk lăk (Trang 27 - 30)

7. Kết cấu của luận văn

1.6. Hình thức và phương pháp giáo dục pháp luật cho sinh viên cao đẳng dạy nghề

Hình thức giáo dục có thể hiểu là những dạng hình thức tổ chức hoạt động phối hợp giữa người giáo dục và người được giáo dục. Như vậy, hình thức GDPL có thể xem là “các dạng hoạt động cụ thể để tổ chức quá trình GDPL, để thể hiện nội dung GDPL” [48, tr.75].

Theo một chuyên gia, có hai loại hình thức GDPL đó là: “những hình thức GDPL mang tính truyền thống của giáo dục chính trị tư tưởng, chẳng hạn như phổ biến, nói chuyện pháp luật, các hội nghị hội thảo pháp luật, các câu lạc bộ pháp luật, các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, tuyên truyền pháp luật, dạy và học pháp luật trong nhà trường; hình thức thứ hai là các hình thức GDPL đặc thù như định hướng GDPL trong các hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp của các cơ quan Nhà nước hay GDPL qua các hoạt động của tổ chức xã hội, tổ chức quần chúng, tổ chức nghề nghiệp pháp luật” [48, tr.76-77].

Hình thức giáo dục rất quan trọng. Thực tế cho thấy nếu xây dựng được nội dung GDPL tốt mà không có một hình thức GDPL phù hợp thì mục đích GDPL cũng khó đạt được kết quả như mong muốn, bởi quá trình GDPL phải được thực hiện thông qua các dạng hoạt động cụ thể, đó là các hình thức GDPL.

Khác với bậc phổ thông, ở bậc cao đẳng, đại học, việc dạy và học là quá trình tương tác rất rõ ràng và sâu rộng giữa giảng viên và người học, vì vậy hoạt động này đòi hỏi có chương trình, nội dung, có phương pháp dạy học mang tính khoa học, kỹ thuật và có các hình thức tổ chức dạy học phù hợp.

Theo Điều 11 Luật phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật bao gồm:

-Họp báo, thông cáo báo chí.

-Phổ biến pháp luật trực tiếp; tư vấn, hướng dẫn tìm hiểu pháp luật; cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật.

- Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, loa truyền thanh, internet, pa-nô, áp-phích, tranh cổ động; đăng tải trên Công báo; đăng tải thông tin pháp luật trên trang thông tin điện tử; niêm yết tại trụ sở, bảng tin của cơ quan, tổ chức, khu dân cư.

-Tổ chức thi tìm hiểu pháp luật.

- Thông qua công tác xét xử, xử lý vi phạm hành chính, hoạt động tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và hoạt động khác của các cơ quan trong bộ máy nhà nước; thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý, hòa giải ở cơ sở.

-Lồng ghép trong hoạt động văn hóa, văn nghệ, sinh hoạt của tổ chức chính trị và các đoàn thể, câu lạc bộ, tủ sách pháp luật và các thiết chế văn hóa khác ở cơ sở.

- Thông qua chương trình giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân.

-Các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật khác phù hợp với từng đối tượng cụ thể mà các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có thể áp dụng để bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đem lại hiệu quả.

Từ một góc độ khác, hiện tại, trong chương trình giáo dục pháp luật tại các cơ sở giáo dục của Việt Nam, bao gồm các trường Cao đẳng dạy nghề, giáo dục pháp luật thường được thực hiện thông qua 2 hình thức, đó là:

-Giáo dục chính khóa thông qua việc lồng ghép trong các hoạt động giáo dục (ví dụ môn học đạo đức ở cấp tiểu học; môn học giáo dục công dân ở cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông; môn học pháp luật, pháp luật đại cương, pháp luật chuyên ngành tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học; các môn học trong cơ sở giáo dục khác của hệ thống giáo dục quốc dân). Ở các trường Cao đẳng, đại học, quá trình GDPL cho sinh viên thường được thực hiện chủ yếu thông qua hoạt động dạy học các môn pháp luật. Hình thức dạy học chính khóa được quy định

trong các chương trình đào tạo của ngành.

- Giáo dục ngoại khóa và các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Với hoạt động GDPL ngoại khóa, hiện nay ở các trường Cao đẳng, đại học thường có những hình thức chính như “Tuần sinh hoạt công dân” đầu khóa, tham dự phiên tòa thực tế hoặc tổ chức phiên tòa giả định (được sinh viên thực hiện tại trường), tham gia các câu lạc bộ pháp luật, tham gia các cuộc thi tìm hiểu về pháp luật do trường tổ chức hoặc các cơ quan chủ quản tổ chức, lồng ghép vào các hoạt động như thi diễn kịch, diễn văn nghệ, các buổi nói chuyện chuyên đề, giới thiệu các văn bản mới trong những buổi sinh hoạt thường kỳ…

Về phương pháp GDPL, có thể hiểu đó là con đường, cách thức, biện pháp hoạt động để chiếm lĩnh nội dung giáo dục và đạt được mục đích GDPL [48, tr.75]. Theo quan điểm phổ biến hiện nay ở Việt Nam, phương pháp GDPL bao gồm phương pháp áp dụng trong một hoạt động GDPL cụ thể (phương pháp thuyết trình, phương pháp nêu vấn đề, phương pháp đóng vai, phương pháp thảo luận…) và các phương pháp tổ chức GDPL [48 tr.83], [89, tr.49]. Dưới góc độ khoa học giáo dục, phương pháp GDPL bao gồm nhóm phương pháp thuyết phục, nhóm phương pháp tổ chức hoạt động, nhóm phương pháp kích thích và điều chỉnh hành vi [89 tr.49].

Phương pháp GDPL có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả GDPL. Cùng một nội dung giáo dục nhưng nếu sử dụng phương pháp phù hợp sẽ thu được kết quả cao hơn. Các phương pháp GDPL đang được sử dụng trong cao đẳng dạy nghề ở nước ta hiện nay khá đa dạng, tuy nhiên phương pháp thuyết trình vẫn là chủ yếu. Phương pháp thuyết trình là phương pháp giáo dục bằng lời nói sinh động của chủ thể GDPL để trình bày các văn bản pháp luật mới, phân tích, giải thích, chứng minh một vấn đề, một điều luật hoặc chế định pháp luật, qua đó giúp sinh viên nắm được nội dung kiến thức chủ yếu. Tuỳ thuộc vào mục đích, yêu cầu của nội dung bài giảng, chủ thể GDPL có thể sử dụng hình thức thuyết trình, diễn giải phổ thông đồng thời giới thiệu những hình ảnh sinh động trong thực tế để phân tích và phát vấn các tình huống, biện pháp xử lý tình huống, tạo sự tập trung chú ý và khuyến khích sinh viên phát huy tính tự giác, độc lập và sáng tạo trong quá trình học tập.

phương pháp hướng dẫn. Đây là phương pháp GDPL dựa trên những quy luật của sự lĩnh hội tri thức và cách thức hoạt động một cách sáng tạo, có những nét cơ bản của sự tìm tòi khoa học. Ở bậc cao đẳng, đại học, sinh viên đã có một trình độ nhận thức cao, do vậy phương pháp hướng dẫn đóng vai trò quan trọng nhằm phát triển tư duy, năng lực tìm hiểu vấn đề và giải quyết vấn đề của các em. Với phương pháp này, giáo viên sẽ hướng dẫn sinh viên cách đọc, cách tìm hiểu, cách nghiên cứu các vấn đề pháp luật trên cơ sở những nội dung mới, khó đã được giảng giải nhằm giúp các em mở rộng, đào sâu kiến thức đã lĩnh hội.

Việc lựa chọn phương pháp nào tuỳ thuộc vào từng nội dung dạy học pháp luật và từng thời điểm, từng đối tượng giáo dục cụ thể. Mỗi phương pháp có những ưu, nhược riêng, không có phương pháp nào là vạn năng. Xét tổng quát, ở các trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục pháp luật cho sinh viên tại các trường cao đẳng nghề từ thực tiễn tỉnh đăk lăk (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)