7. Kết cấu của luận văn
3.2.5 Xây dựng đội ngũ giảng dạy, cán bộ làm công tác giáo dục pháp luật có trình
có trình độ, năng lực.
Xuất phát từ thực trạng của công tác GDPL, chúng ta thấy rằng xây dựng đội ngũ giảng dạy, cán bộ làm công tác giáo dục pháp luật có trình độ, năng lực trong các trường Cao Đẳng Nghề tại tỉnh Đăk Lăk hiện nay là một việc rất cần thiết và cấp bách. Đội ngũ này có vai trò quan trọng trong việc mang lại hiệu quả cho công tác GDPL nên phải đảm bảo có chuyên môn, vững kiến thức, có nghiệp vụ sư phạm và lòng yêu nghề để đáp ứng mục tiêu giáo dục.
Để có đội ngũ giảng dạy, cán bộ làm công tác giáo dục pháp luật có trình độ, năng lực, các trường Cao Đẳng Nghề cần thực hiện những giải pháp sau:
Có chính sách thiết thực và cụ thể để nâng cao đời sống và điều kiện làm việc của đội ngũ GV để tăng cường tình yêu nghề nghiệp, để GV có thời gian đầu tư vào công việc của mình, trao dồi năng lực chuyên môn.
Có quy định GV PL phải đạt chuẩn về trình độ chuyên môn, học vị và cán bộ làm công tác GDPL cũng phải có trình độ về PL.
Quy định bắt buộc GV phải học tập nâng cao trình độ chuyên môn. Tạo điều kiện cho GV tham gia các lớp tập huấn liên quan chuyên môn. Hỗ trợ (Theo khả năng) kinh phí để khuyến khích GV học tập nâng cao trình độ.
trao dồi nghề nghiệp cũng như việc học hỏi lẫn nhau của GV thông qua hội thi. Có ngân sách khen thưởng cho GV đạt giải ở hội thi GV giỏi
Có chế độ khen thưởng cho GV, cán bộ làm công tác GDPL có thành tích học tập nâng cao trình độ.
Tiến hành nhiều hình thức tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ cho GV đặc biệt là các khóa hè ngắn hạn bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm, phương pháp giảng dạy, hoặc bồi dưỡng về xây dựng ngân hàng câu hỏi thi.
Tổ chức hội thảo với những chuyên đề có liên quan đến GDPL để GV và cán bộ GDPL chủ trì và những người thực hiện được ghi nhận công sức, được tính vào giờ hành chính hoặc tính vào giờ nghiên cứu khoa học.
Khắc phục tình trạng GV dạy chéo môn, chắp vá để có GV đứng lớp hoặc để GV đủ số tiết dạy chuẩn theo quy định.
Tổ chức một bộ phận phụ trách công tác giáo dục pháp luật, tư vấn tâm lý, giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho HS-SV trong nhà trường. Có thể tập hợp một số cá nhân là cán bộ Đoàn, GV giảng dạy PL, cán bộ làm công tác phổ biến PL, GV giảng dạy kỹ năng sống, tâm lý. Bộ phận này thực hiện tư vấn cho các em HS-SV những vấn đề khó khăn mà các em gặp phải để kịp thời giúp các em vượt qua khó khăn, khủng hoảng, tránh được kiểu suy nghĩ bế tắc, lạc hướng trong hành động.
Xây dựng quy trình đánh giá năng lực GV và cán bộ làm công tác GDPL. Thực hiện khảo sát theo định kỳ để lấy ý kiến người học về năng lực của GV, cán bộ làm công tác GDPL.
Nhìn chung để xây dựng được đội ngũ GV và cán bộ làm công tác GDPL có năng lực, các trường Cao Đẳng Nghề phải tiến hành nhiều công việc và phải trải qua nhiều bước thực hiện. Nhà trường phải xác định được nhưng gì cần làm trước và những gì cần phải thực hiện cho giai đoạn tiếp theo, kế hoạch trước mắt và kế hoạch lâu dài phải thực hiện như thế nào căn cứ vào những điều kiện cụ thể thuận lợi và khó khăn mà trường có.
Kết luận chương 3
Nội dung chương 3 nêu lên những quan điểm và giải pháp nhằm bảo đảm thực hiện tốt công tác giáo dục pháp luật trong các trường Cao đẳng nghề Đăk Lăk hiện nay.
đẳng nghề Đăk Lăk hiện nay cần phải quán triệt đường lối, chủ chương quan điểm của Đảng. Bên cạnh đó giáo dục pháp luật phải gắn liền với thực tiễn, với chính trị, với sự phát triển của xã hội hiện nay.
- Phương pháp: Để nâng cao chất lượng cho công tác giáo dục pháp luật cho sinh viên các trường Cao đẳng nghề ở Đăk Lăk cần phải đổi mới, cải tiến chương trình, phương pháp và các hình thức giảng dạy pháp luật, nâng cao vị trí vai trò của công tác giáo dục pháp luật đồng thời phải đảm bảo cơ sở vật chất để công tác giáo dục pháp luật đạt được kết quả cao nhất.
KẾT LUẬN
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn đặt ra yêu cầu tăng cường giáo dục pháp luật trong các trường dạy nghề thông qua các chương trình môn học, giáo trình, tài liệu giảng dạy pháp luật, đảm bảo đúng tinh thần và nội dung Hiến pháp và pháp luật hiện hành. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong nhân dân, cán bộ, đặc biệt là các em sinh viên học nghề cao đẳng hiểu và nắm được một cách có hệ thống những tri thức cơ bản về Nhà nước và pháp luật nói chung, về một số lĩnh vực pháp luật thiết yếu nói riêng như: dân sư, hình sự, hành chính, lao động, đất đai, hôn nhân và gia đình…
Đổi mới việc dạy và học pháp luật trong chương trình dạy nghề, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho sinh viên, sinh viên, nâng cao ý thức pháp luật, xây dựng tình cảm, niềm tin, ý thức công dân của sinh viên. Trên cơ sở đó giúp cho sinh viên, sinh viên trong các trường dạy nghề tại tỉnh Đăk Lăk tạo lập thói quen ứng xử phù hợp và theo chuẩn mực pháp luật.
Giáo dục pháp luật có vị trí và vai trò quan trọng và cần thiết trong đời sống xã hội, trong đó có sự nghiệp phát triển giáo dục. Trong xã hội hiện đại, việc hiểu biết pháp luật là yêu cầu có tính tất yếu, phù hợp với tiến bộ xã hội. Do đó, cần phải làm cho mọi người am hiểu pháp luật, sử dụng pháp luật tham gia vào các quan hệ xã hội. Để làm được điều đó thì phải thực hiện công tác giáo dục pháp luật, vì chỉ có giáo dục pháp luật mới làm cho pháp luật đi vào đời sống thực tiễn một cách nhanh nhất. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm đến công tác
này, nhằm làm cho pháp luật được đến với mọi thành phần, tầng lớp trong xã hội mà trong đó sinh viên là thành phần quan trọng. Với chức năng nhiệm vụ của mình, các trường Cao đẳng nghề Đăk Lăk có vai trò đặc biệt quan trọng và có ý nghĩa chiến lược đối với sự nghiệp giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ những người chủ tương lai của đất nước biết sống và làm việc theo pháp luật, kiên quyết đấu tranh chống lại những hành vi vi phạm, góp phần chung vào sự nghiệp giáo dục pháp luật cho địa phương.
Thực tiễn giáo dục pháp luật cho sinh viên của các trường Cao đẳng nghề Đăk Lăk trong thời gian qua đã đạt được những thành tựu nhất định, góp phần giáo dục, rèn luyện đội ngũ sinh viên lành nghề, có ý thức pháp luật cao như: chương trình, nội dung giáo dục pháp luật đã đáp ứng yêu cầu học tập của sinh viên; phương pháp giảng dạy của giảng viên đa số tốt; sinh viên sau khi học kiến thức pháp luật nhận thức của họ được nâng lên đáng kể, giảm bớt các vi phạm pháp luật trong nhà trường, xã hội. Luận văn đã khái quát những nét cơ bản nhất về công tác giáo dục pháp luật trong các trường Cao đẳng nghề ở tỉnh Đăk Lăk trong thời gian qua, kết quả khẳng định các trường Cao đẳng nghề tỉnh Đăk Lăk đã thực hiện đạt kết quả cao trong công tác giáo dục pháp luật cho sinh viên. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu vẫn còn hạn chế, yếu kém nhất định như: thực hiện hình thức giáo dục pháp luật cơ bản vẫn là giảng dạy trên lớp không biết kết hợp nhiều khâu khác để nâng cao chất lượng học tập; đối với phương pháp giáo dục pháp luật ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt ngoại khóa hầu như ít trường sử dụng sinh hoạt thường xuyên, kiểm tra, giám sát, đánh giá chất lượng giảng dạy và học tập; việc giáo dục pháp luật ngoài giờ lên lớp bằng các hình thức sinh hoạt ngoại khóa dường như còn chưa có sự đầu tư từ các cấp lãnh đạo nhà trường.
Trước những hạn chế yếu kém trên, cần phải có những biện pháp nhằm khắc phục hạn chế yếu kém như: Quán triệt các đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; Có sự đổi mới về chương trình, nội dung, hình thức giáo dục pháp luật đảm bảo đối với từng hệ đào tạo; Quan tâm đến đời sống của giảng viên giảng dạy pháp luật; Cần có sự quan tâm và kinh phí thích đáng của các trường cho các hoạt động đoàn thể, sinh hoạt ngoại khóa để giáo dục pháp luật cho sinh viên trong từng trường… Thực hiện luận văn này, tác giả mong muốn góp phần vào việc nâng cao
chất lượng công tác giáo dục pháp luật của các trường Cao đẳng nghề trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk góp phần chung trong sự nghiệp giáo dục nhằm nâng cao dân trí đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Bí thư Trung ương Đảng (2003), Chỉ thị số 32 – CT/TW ngày 09 tháng
12 năm 2003 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ và nhân dân, Hà Nội.
Ban chấp hành Trung ương (1991), Văn kiện đại hội Đảng lần thứ V, Hà Nội.
2. Ban Chấp hành Trung ương (1996), Văn kiện Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp
hành trung ương khóa VIII, Hà Nội.
3. Ban Chấp hành Trung ương (2002), Văn kiện Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp
hành Trung ương khóa IX, Hà Nội.
4. Ban Chấp hành Trung ương (2004), Văn kiện Hội nghị lần thứ 9 Ban chấp
hành Trung ương khóa IX, Hà Nội.
5. Ban chấp hành Trung ương (2011), Văn kiện Đại hội Đại Biểu Toàn quốc
lần thứ V, Hà Nội.
6. Ban chấp hành Trung ương (2011), Văn kiện Đại hội Đại Biểu Toàn quốc
lần thứ VII, Hà Nội.
7. Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII (1993), Nghị quyết Về tiếp tục
đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo, Hà Nội.
8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Chị thị số 45/2007/CT – BGD&ĐT ngày 17
tháng 8 năm 2007 về việc tăng cường công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong ngành giáo dục, Hà Nội.
9. Bộ lao động - Thương binh và xã hội (2014), Thông tư số 08/ 2014/ TT-
BLĐTBXH. Thông tư ban hành chương trình, giáo trình môn học pháp luật dùng trong trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề ban hành ngày 22/4/2014,
Hà Nội.
10. Bộ Tư pháp – Vụ phổ biến giáo dục pháp luật (1997), Một số vấn đề phổ
biến giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
11. Bộ Tư pháp (2003), Sổ tay hướng dẫn nghiệp vụ giáo dục pháp luật, Kỷ yếu dự án, Hà Nội.
12. Bộ Tư pháp (2003), Thông tư số 01/2003/TT-BTP ngày 14/03/2003 Hướng
dẫn thực hiện nghị quyết số 13/2003/QĐ-TTg ngày 17/1/2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2003
đến năm 2007, Hà Nội.
13. Chính phủ (2005), Nghị quyết số 14/2005/NQ – CP ngày 02 tháng 11 năm
2005 về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam, Hà Nội.
14. Lê Thị Kim Dung (2004), Hoàn thiện pháp luật về giáo dục ở Việt Nam
hiện nay, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà
Nội.
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 48 – NQ/TW ngày
24/5/2005 của bộ Chính trị (khóa IX) về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2001, định hướng đến năm 2020, Hà Nội.
17. Nguyễn Minh Đoàn (1997), Hiệu quả pháp luật – Những vấn đề lý luận và
thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
18. Quốc hội (1998), Luật Giáo dục, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
19. Quốc hội (2001), Hiến pháp 1992, Nxb chính trị Quốc Gia Hà Nội.
20. Quốc hội (2005), Luật Giáo dục, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
21. Quốc hội (2006), Luật dạy nghề, Nxb chính trị Quốc Gia Hà Nội.
22. Quốc hội (2006), Luật dạy nghề, Nxb chính trị Quốc Gia Hà Nội.
23. Căn cứ số 13/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 9 năm 2018. Quốc hội (2009), Luật số 44/2009/QH12 sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục số
38/2005/QH11, Hà Nội.
24. Quốc hội (2012), Luật Giáo dục đại học, Nxb chính trị Quốc Gia Hà Nội.
25. Quốc hội (2013), Hiến pháp 2013, Nxb chính trị Quốc Gia Hà Nội.
26. Thủ tướng Chính phủ (1997), Chỉ thi số 2/1998/CT-TT ngày 7/1/1998 về
việc tăng cường công tác phổ biến giáo dục pháp luật.
27. Trường Đại học Luật Hà Nội (2009), Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp
luật, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
28. Trường Đại học Luật Hà Nội (2009), Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp
luật, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
29. UBND tỉnh Thanh Hóa (2014), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm
2013, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014, Thanh Hóa.
Chính trị quốc gia Hà Nội.
31. Giáo trình pháp luật (Dùng cho hệ Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề). Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2014/TT – BLĐTBXH ngày 22 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và xã hội.
32. Tài liệu giảng dạy về Phòng, chống tham nhũng (Dùng cho các trường đại học, cao đẳng không chuyên về luật); Chủ biên: PGS.TS Hoàng Thế Liên.
33. Luật Hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2014 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2015.
34. Thông tư ban hành chương trình môn học pháp luật thuộc khối các môn học chung trong chương trình tào tạo trung cấp, trình độ cao đẳng.
Căn cứ Luật giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014.
35. Doãn Thị Chín (2016), Tăng cường phổ biến giáo dục pháp luật cho sinh viên, Tạp chí Lý luận Chính trị
36. Phạm Kim Dung (2006), Giáo dục pháp luật trong nhà trường – Những vấn đề đặt ra hiện nay, Tạp chí Dân chủ và pháp luật
37. Phan Hồng Dương (2014). Giáo dục pháp luật cho sinh viên các trường đại học không chuyên luật ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học
38. Nguyễn Khắc Hùng (2011), Phương pháp giáo dục pháp luật và giáo dục kỹ năng sống trong trường học, Nxb Đại học Thái Nguyên
39. Đặng Thị Thu Huyền (chủ nhiệm) (2011), Giải pháp nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong ngành giáo dục, Đề tài khoa học cấp Bộ - Viện khoa học giáo dục Việt Nam, Hà Nội
40. Nguyễn Đình Đặng Lục (2004), Giáo dục pháp luật trong nhà trường, Nxb Giáo dục, Hà Nội;
41. Vũ Thị Hồng Vân (2006). Hoàn thiện chương trình giáo dục pháp luật trong các trường Cao đẳng kỹ thuật ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ Luật học
42. Đào Trí Úc (1995), Xây dựng ý thức và lối sông theo pháp luật, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.