7. Kết cấu của luận văn
1.7. Các yếu tố tác động đến hoạt động giáo dục pháp luật cho sinh viên cao đẳng
chức GDPL cần được thực hiện theo những định hướng chung sau đây:
Thứ nhất, phát huy được tính tích cực, độc lập, sáng tạo, tính tích cực tư duy
pháp luật của sinh viên, từ đó giúp các em nắm được những tri thức về pháp luật, hình thành ý thức pháp luật làm cơ sở cho sự hình thành thái độ, hành vi và thói quen tích cực phù hợp với các chuẩn mực pháp luật.
Thứ hai, vận dụng linh hoạt, phối kết hợp các hình thức, phương pháp giáo
dục. Các hình thức, phương pháp giáo dục phải hấp dẫn, gắn liền với cuộc sống hằng ngày của sinh viên và thực tiễn cuộc sống, giúp sinh viên thấy được lợi ích và sự cần thiết từ việc học tập pháp luật.
Thứ ba, khi lựa chọn các hình thức và phương pháp giáo dục cần căn cứ vào
mục đích, nội dung, đối tượng sinh viên cao đẳng dạy nghề cụ thể.
1.7. Các yếu tố tác động đến hoạt động giáo dục pháp luật cho sinh viên cao đẳng dạy nghề đẳng dạy nghề
Có nhiều yếu tố tác động đến hoạt động giáo dục pháp luật cho sinh viên cao đẳng dạy nghề, trong đó tiêu biểu là:
Nhà trường
GDPL cho sinh viên cao đẳng dạy nghề là một hoạt động có sự tham gia của nhiều chủ thể, có thể diễn ra ở nhiều môi trường khác nhau, tuy nhiên giáo dục tại
nhà trường là chính và đóng vai trò quan trọng nhất. Điều này là bởi đa số hoạt động GDPL cho sinh viên được thực hiện ở trường.
Ởmột góc độ khác, nhà trường với đội ngũ những người làm quản lí, các cán bộ, giáo viên, cơ sở vật chất cùng các yếu tố đồng bộ khác giúp cho hoạt động GDPL trở nên sinh động, chuyên nghiệp hơn ở những môi trường bên ngoài. Mặc dù vậy, hiệu quả của hoạt động GDPL cho sinh viên ở các trường Cao đẳng dạy nghề có thể khác nhau, phụ thuộc vào những yếu tố chủ quan và khách quan, trong đó bao gồm các điều kiện bảo đảm trình độ, năng lực và tâm huyết của đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý; sự quan tâm của lãnh đạo với hoạt động này…
Đội ngũ giáo viên, cán bộ làm công tác giáo dục pháp luật
Do đặc thù của GDPL cho sinh viên cao đẳng dạy nghề là chủ yếu diễn ra trong môi trường nhà trường nên đội ngũ giáo viên, cán bộ làm công tác GDPL có vai trò đặc biệt quan trọng.
Để bảo đảm chất lượng, hiệu quả của hoạt động GDPL, đội ngũ giáo viên, cán bộ làm công tác GDPL cần phải đủ về số lượng và vững vàng về chuyên môn, nghiệp vụ. Thêm vào đó, họ phải có ý thức trách nhiệm cao với hoạt động GDPL, thể hiện ở quan niệm, sự nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng, sự tác động của công tác GDPL.
Năng lực của đội ngũ giáo viên, cán bộ làm công tác GDPL thể hiện ở trình độ kiến thức, hiểu biết pháp luật và kỹ năng nghiệp vụ sư phạm của họ. Kiến thức pháp luật là nền tảng để giáo viên xác định, lựa chọn và giảng dạy, truyền đạt kiến thức pháp luật cho sinh viên một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, kỹ năng nghiệp vụ sư phạm cũng là nhân tố quan trọng tạo nên chất lượng bài giảng pháp luật. Kỹ năng này thể hiện qua năng lực thuyết trình, đối thoại, khả năng lựa chọn và sử dụng phối kết hợp các phương pháp giảng dạy, truyền đạt thông tin, nội dung pháp luật; ở việc đưa ra những tình huống pháp luật, sự kiện pháp lý thực tế liên quan đến nội dung pháp luật đang truyền đạt để giúp sinh viên dễ nhớ, dễ hiểu. Bên cạnh đó, kỹ năng sư phạm còn thể hiện ở việc vận dụng công nghệ thông tin để soạn giáo án, bài giảng điện tử phục vụ quá trình giảng dạy.
Điều kiện vật chất đảm bảo cho hoạt động giáo dục pháp luật
Mặc dù các trường Cao đẳng dạy nghề đã có sẵn cơ sở vật chất cơ bản (trường lớp, trang thiết bị giảng dạy) song để hoạt động GDPL cho sinh viên đạt hiệu quả cao, vẫn cần đầu tư thêm về nguồn lực. Cụ thể, để có thể thực hiện các bài giảng về pháp luật một cách sinh động, giáo viên có thể cần tổ chức cho sinh viên tham quan một phiên toà ở TAND cấp quận, huyện gần nơi trường đặt địa điểm. Hoặc giáo viên có thể trình chiếu một số bộ phim hay video clip về các hành vi tuân thủ và không tuân thủ pháp luật để sinh viên thảo luận, đánh giá…Tất cả những hoạt động này đòi hỏi cần có sự đầu tư bổ sung của nhà trường (xe cộ đi lại, máy chiếu…). Mặc dù sự đầu tư đó không lớn nhưng chỉ có thể thực hiện được trong điều kiện có sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường.
Tiểu kết Chương 1
Giáo dục pháp luật là một trong những lĩnh vực hoạt động của nhà nước với sự tham gia của các thiết chế xã hội. Đây là hoạt động có định hướng, có tổ chức, có chủ định của chủ thể giáo dục tác động lên đối tượng giáo dục một cách có hệ thống và thường xuyên, nhằm mục đích hình thành ở họ tri thức pháp luật, tình cảm pháp lý và hành vi phù hợp với đòi hỏi của pháp luật hiện hành.
Khái niệm GDPL trong trường Cao đẳng cũng giống như khái niệm GDPL nói chung, nhưng có đối tượng tác động cụ thể là sinh viên, với mục đích nhằm trang bị cho sinh viên không chỉ những kiến thức cơ bản về nhà nước và pháp luật mà còn một số kiến thức pháp luật đặc thù có liên quan đến chuyên ngành, qua đó giúp sinh viên biết điều chỉnh hành vi của mình trong cuộc sống, học tập và lao động theo đúng khuôn mẫu của pháp luật. Để đạt được hiệu quả cao, nội dung GDPL cho sinh viên cần phải được cập nhật thường xuyên để phù hợp với thực tiễn của xã hội và sự thay đổi của pháp luật. Có như vậy sinh viên mới có cơ hội nắm bắt không chỉ kiến thức pháp luật cơ bản, mà còn những vấn đề pháp lý mới, phản ánh những thay đổi trong xã hội, các chủ trương, chính sách của nhà nước, và có khả năng ứng dụng những kiến thức đó vào thực tế cuộc sống.
Chương 2
THỰC TRẠNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ Ở TỈNH ĐĂK LĂK 2.1 Khái quát về hệ thống các trường Cao đẳng nghề tại tỉnh Đăk Lăk
Hiện nay trường Cao đẳng nghề tại tỉnh Đăk Lăk đã phát triển cả về số lượng lẫn quy mô đào tạo, mở ra nhiều ngành học đáp ứng với nhu cầu của xã hội, cung cấp nguồn nhân lực phong phú cho các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực. Điển hình trường Cao Đẳng nghề Đăk Lăk (nay là trường Kỹ Thuật Đăk Lăk).
Những năm qua, nhờ thực hiện tốt việc đào tạo gắn với nhu cầu xã hội, thị trường lao động. Trường Cao đẳng Kỹ thuật Đắk Lắk đã từng bước khẳng định được uy tín – thương hiệu, góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh và khu vực Tây Nguyên.
Trường Cao đẳng Kỹ thuật Đắk Lắk (30 Y Ngông, TP. Buôn Ma Thuột) có nguồn gốc ban đầu là Trường Trung học Kỹ thuật Y Út Ban Mê Thuột (thành lập vào năm 1957); Trung học Kỹ thuật Ban Mê (từ năm 1965 - 1976); Trường Công nhân Kỹ thuật Cơ Điện (4 – 1976 đến tháng 3 – 2007); Trường trung cấp nghề (tháng 3 – 2007 đến tháng 6 – 2011); đến tháng 6 – 2011 nâng cấp thành Trường Cao đẳng Nghề Đắk Lắk – đây là giai đoạn phát triển cao nhất của nhà trường về quy mô, số lượng và chất lượng đào tạo; và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Đắk Lắk theo Quyết định số 924/QĐ-LĐTBXH ngày 20 – 6 – 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH). Hiện nay, Trường đào tạo 11 nghề hệ cao đẳng gồm: Công nghiệp ôtô; Điện công nghiệp; Cắt gọt kim loại; Kỹ thuật máy lạnh và Điều hòa không khí; Hàn; Thiết kế đồ họa; Công nghệ kỹ thuật ôtô; Kỹ thuật lắp điện và điều khiển trong công nghiệp; Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử; Công nghệ thông tin và Kế toán. Đồng thời đào tạo 14 nghề hệ trung cấp và 22 ngành nghề hệ sơ cấp. Trường hiện có tổng số 161 công chức viên chức, trong đó có 62 cán bộ quản lý và giảng viên có trình độ thạc sỹ; có 5 khoa chuyên môn và 4 trung tâm.
Từ năm 2013, Trường được Bộ LĐTBXH đầu tư thiết bị hiện đại cho 3 ngành nghề trọng điểm quốc gia: Công nghệ ôtô, Điện công nghiệp và Cắt gọt kim loại. Hiện nhà trường đang đề nghị bổ sung phát triển thành 5 nghề trọng điểm quốc gia và 1 nghề trọng điểm khu vực ASEAN. Hằng năm trường đào tạo 4.000 - 5.000 sinh viên (HSSV)/năm.
Hằng năm, Trường đều tổ chức tốt các hoạt động nghiên cứu khoa học nhằm tạo điều kiện cho giáo viên nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng nghề. Đội ngũ giáo viên nhà trường đã đạt nhiều giải cao trong các hội thi, hội giảng. Hội thi thiết bị đào tạo tự làm cấp trường, đã có 16/24 thiết bị đoạt giải được tiếp tục bổ sung tính năng, mở rộng phạm vi ứng dụng đăng ký tham gia hội thi cấp tỉnh năm 2017 và 15 mô hình tham gia Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Đắk Lắk lần thứ VI.
Được sự quan tâm của tỉnh, Bộ LĐTBXH, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, nhà trường đang tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị để phục vụ công tác giảng dạy, học tập. Qua đó, Trường đã tiến hành xây dựng, cải tạo sân tập lái ôtô hạng B2 đạt chuẩn Quốc gia với diện tích rộng hơn 9000 m2 và sửa chữa ký túc xá, chống nóng các xưởng; xây mới mở rộng xưởng thực hành khu Đồng – Sơn; nhà thực hành điện lạnh, gara ôtô và đang hoàn thiện phê duyệt thiết kế khu giảng đường 18 phòng học, khu nhà làm việc và hội trường 3 tầng,... đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa. với những nỗ lực trong thời gian qua, Trường đã được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen năm học 2011 - 2012; Bộ LĐTBXH tặng Bằng khen năm học 2014 - 2015; UBND tỉnh tặng Bằng khen và Cờ thi đua “Đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua trong các năm học 2013 - 2014 và 2015 - 2016”... Tin tưởng rằng những thành quả trên sẽ là nền tảng, cơ sở vững chắc tạo động lực để nhà trường tiếp tục giữ vững và phát triển, đáp ứng yêu cầu "Đổi mới và phát triển sự nghiệp giáo dục nghề nghiệp” hiện nay, với định hướng xây dựng Trường Cao đẳng kỹ thuật chất lượng cao (giai đoạn 2017 - 2025), Trường Đại học kỹ thuật sau năm 2025.
Về nội dung chương trình
Căn cứ Luật giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
2.2 Thực trạng giáo dục pháp luật ở các trường Cao đẳng nghề tại tỉnh Đăk Lăk trong 5 năm gần đây. Lăk trong 5 năm gần đây.
Khi nói về thực trạng giáo dục PL, có nghĩa là bao hàm nhiều vấn đề có liên quan. Trong phạm vi luận văn này, tác giả luận văn nêu ra những vấn đề chính có liên quan đến giáo dục PL tại các trường Cao đẳng nghề ở tỉnh Đăk Lăk hiện nay.
2.2.1 Thực trạng giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên theo chươngtrình chính khóa trình chính khóa
Kết quả tuyển sinh sinh viên vào trường hàng năm tại các trường Cao đẳng nghề cho thấy, chất lượng đầu vào của học sinh, sinh viên chưa cao và không đồng đều. Điển hình như trường Cao Đẳng nghề Đăk Lăk (nay là trường Cao đẳng Kỹ Thuật Đăk Lăk), tuyển sinh hệ cao đẳng hàng năm (5 năm gần đây). Cụ thể năm 2014 - 2015 tuyển được 382 sinh viên; năm 2015 - 2016 được 359 sinh viên; năm 2016 - 2017 tuyển được 294 sinh viên; năm 2017 - 2018 tuyển được 295 sinh viên; năm 2018 - 2019 tuyển được 273 sinh viên. Điều này có ảnh hưởng lớn trong việc nhận thức và tiếp thu các môn học, trong đó có môn pháp luật. Tác giả luận văn tiến hành điều tra nhận thức của học sinh, sinh viên các trường cao đẳng nghề về tầm quan trọng của môn học pháp luật.
Bảng 2.1. Đánh giá tầm quan trọng của môn học pháp luật
TT Đánh giá về tầm quan trọng của môn học Số lượng Tỷ lệ
pháp luật HS-SV (%)
1 Tính thiết thực của môn học 285 50,2
2 Mức độ cần thiết của môn học 382 67,3
3 Mức độ kiến thức 297 52,3
4 Mức độ hứng thú 206 36,3
Tổng số học sinh, sinh viên được khảo sát 568
(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả luận văn)
Qua bảng trên, chúng ta thấy rằng tỷ lệ người học ý thức được tầm quan trọng của môn học đạt mức chưa cao, với con số 50,2% số người học được hỏi cho rằng môn học có tính thiết thực. Như vậy, gần nửa số học sinh, sinh viên được hỏi chưa
thấy được tầm quan trọng của môn học đối với việc rèn luyện phẩm chất, nhân cách của họ, cũng như đối với nghề nghiệp của họ sau này. Có 67,3 % số học sinh sinh viên được hỏi cho rằng cần thiết phải học tập PL. Như vậy số lượng học sinh, sinh viên chưa thấy được tầm quan trọng của PL vẫn còn khá nhiều. Đây là một khó khăn cho giảng viên bộ môn khi lên lớp trong việc tạo động cơ học tập, khơi dậy hứng thú học tập của sinh viên đối với bộ môn này. Do đó, chỉ có 36,3% số học sinh, sinh viên được hỏi có hứng thú đối với môn học này. Đây cũng là tình trạng chung của HS-SV trường Cao đẳng nghề. Hệ lụy là họ không có hứng thú khi nghiên cứu, học tập môn học. Nguyên nhân của sự không hứng thú ấy một phần lớn là do nội dung kiến thức của môn học. Từ kết quả khảo sát trên chúng ta thấy rằng nhiều vấn đề cần được nhìn nhận lại để từ đó tìm ra giải pháp tích cực. Trước tiên chúng ta nhìn nhận vấn đề ở góc độ nội dung GDPL trong các trường Cao Đẳng nghề tại tỉnh Đăk Lăk
*Nội dung giáo dục pháp luật
Về nội dung môn học PL dành cho sinh viên cao đẳng, các trường đều bám sát theo Chương trình môn học PL dùng cho đào tạo hệ CĐN (Ban hành kèm theo
Thông tư số 08/2014/TT-BLĐTBXH ngày 22 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
Theo đó HS được học các nội dung chính về Nhà nước và PL và các ngành luật cơ bản. Nhờ đó các em nắm được một số các kiến thức PL cần thiết ứng dụng vào cuộc sống. Tuy nhiên có một thực tế là nội dung chương trình còn dàn trải, nặng về phổ biến các quy định của PL, chưa chú trọng đến việc hướng người học rèn luyện kỹ năng ứng xử, kỹ năng vận dụng PL để giải quyết các vấn đề thực tiễn. Chương trình môn học pháp luật dùng cho đào tạo trình độ hệ cao đẳng bao gồm những kiến thức cơ bản về các vấn đề: Một số vấn đề chung về nhà nước và pháp luật; Nhà nước và hệ thống pháp luật Việt Nam; Luật Nhà nước (Luật Hiến pháp); Luật Dạy nghề; Pháp luật Lao động; Pháp luật Kinh doanh; Pháp luật Dân sự và Luật Hôn nhân gia đình; Luật Hành chính và pháp luật Hình sự; Luật Phòng, chống tham nhũng. Qua đó chúng ta thấy rằng lượng kiến thức PL cần dạy và học là rất nhiều, trong khi đó số tiết quy định là 30 tiết (Tương ứng 2 đơn vị học trình).
Từ năm 2018 với nội dung GDPL cho SV hệ CĐ thì có quy định cụ thể như nội dung được quy định trong chương trình môn học dùng cho trình độ cao đẳng. Theo đề nghị của Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp;
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư số 13/2018/TT-BLĐTBXH N ngày 26 tháng 9 năm 2018. Ban hành chương trình môn học pháp luật thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.