Đối với nội dung, chương trình giáo dục pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục pháp luật cho sinh viên tại các trường cao đẳng nghề từ thực tiễn tỉnh đăk lăk (Trang 63 - 66)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.1. Đối với nội dung, chương trình giáo dục pháp luật

Thiết kế chương trình môn học là công việc khoa học có cơ sở lý luận và thực tiễn của nó. Theo lý luận Giáo dục pháp luật nói chung và theo lý luận dạy cao đẳng, chương trình dạy học nói chung và lý luận dạy học trong đó quy định một cách cụ thể: Vị trí, mục tiêu yêu cầu của bộ môn, hệ thống nội dung bộ môn, số học phần, học trình dành riêng cho bộ môn nói chung cũng như số tiết cho từng phần, từng chương nói riêng. Đối với các trường Cao đẳng nghề Đăk Lăk trong nội dung giáo dục pháp luật phải đảm bảo trước hết tính phổ cập cho mọi sinh viên, tính liên thông, tính kế thừa của chương trình giáo dục pháp luật ở các trường phổ thông, trung học cơ sở sinh viên đã được học một chương trình sơ giản về Nhà nước và pháp luật, về Hiến pháp và một số lĩnh vực pháp luật thông dụng với đại bộ phận dân cư. Ở các trường Cao đẳng vẫn tiếp tục đề cập đến những khái niệm, phạm trù, nhà nước pháp luật như chương trình phổ thông, song được trình bày có hệ thống, nâng cao và tập trung vào việc trang bị lý luận khoa học ngang tầm bậc đại học. Với phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả xin đề xuất một số nội dung sau:

Phần lý luận chung về nhà nước và pháp luật, phần này tập chung giới thiệu lý luận cơ bản về Nhà nước (nguồn gốc, bản chất, kiểu, hình thức, đặc trưng, chức năng về

pháp luật); Phần nguyên lý chung về pháp luật (các khái niệm, phạm trù cơ bản về nhà nước như quy phạm pháp luật, quan hệ pháp luật, văn bản pháp luật, và các mối quan hệ giữa nhà nước và pháp luật.Phần cụ thể. Giới thiệu một số ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Chủ yếu tập trung giới thiệu về nguyên tắc, lý luận chung, cơ sở khoa học của vấn đề (khái niệm, đối tượng và phương pháp điều chỉnh…) chỉ lựa chọn giới thiệu sau hơn một số ngành luật và trong mỗi ngành luật cũng chỉ lựa chọn chế định, quy phạm pháp luật đặc trưng của phần pháp luật thực định để minh họa. Đây là một trong số những hạn chế của quá trình giáo dục pháp luật, đối với sinh viên các trường Cao đẳng nghề Đăk Lăk thì việc giáo dục pháp luật phần lí luận của các ngành luật là rất quan trọng, tuy nhiên nội dung thực định của các ngành luật đó là cái mà các em thực hành áp dụng trong đời sống thực tế của chính mình, để các em có thể áp dụng pháp luật vào cuộc sống, vì vậy để công tác giáo dục pháp luật đạt hiệu quả, cần phải tăng cường thêm nội dung pháp luật thực định.

Nội dung học phần có thể cân nhắc như sau:

+Đối với chương trình đào tạo hệ Cao đẳng, phần kiến thức bắt buộc gồm: Bài 1: Một số vấn đề chung về Nhà nước và pháp luật - số tiết 2

Các nội dung cơ bản: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Hệ thống pháp luật Việt Nam.

Bài 2: Hiến pháp - số tiết 2

Các nội dung cơ bản: Hiến pháp trong hệ thống pháp luật Việt Nam; Một số nội dung cơ bản của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.

Bài 3: Pháp luật dân sự.- số tiết 5

Các nội dung cơ bản: Khái niệm, đối tượng và phương pháp điều chỉnh của Luật dân sự; Các nguyên tắc cơ bản của Luật dân sự; Một số nội dung của Bộ luật dân sự.

Bài 4: Pháp luật lao động - số tiết 7 Các nội dung cơ bản:

Khái niệm, đối tượng và phương pháp điều chỉnh của Luật lao động; Các nguyên tắc cơ bản của Luật lao động; Một số nội dung của Bộ luật lao động;

Bài 5: pháp luật hành chính - số tiết 4

Các nội dung cơ bản: Khái niệm, đối tượng và phương pháp điều chỉnh của Luật hành chính; Vi phạm và xử lý vi vi phạm hành chính

Bài 6: pháp luật hình sự - số tiết 5

Các nội dung cơ bản: Khái niệm, đối tượng và phương pháp điều chỉnh của Luật hình sự; Một số nội dung cơ bản của Bộ luật hình sự

Bài 7: Pháp luật phòng, chống tham nhũng - số tiết 2

Các nội dung cơ bản: Khái niệm tham nhũng; Nguyên nhân, hậu quả của tham nhũng; Ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác phòng, chống tham nhũng; Trách nhiệm của công dân trong phòng, chống tham nhũng; Giới thiệu Luật Phòng, chống tham nhũng.

Bài 8: pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng - số tiết 1

Các nội dung cơ bản: Quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng; Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đối với người tiêu dùng và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Phần kiến thức tự chọn giáo viên các trường tùy theo ngành nghề đào tạo có thể bổ sung thêm những phần kiến thức tương ứng cho phù hợp với đối tượng của sinh viên các trường. Nếu quá cứng nhắc trong chương trình sẽ gây hiện tượng đối với ngành này nội dung pháp luật đó là phù hợp, nhưng đối với ngành khác là không cần thiết. Trên đây là chương trình mà Bộ Lao động - thương binh và xã hội đưa ra theo khung định chuẩn đã có với thời lượng 30 tiết, việc thay đổi một số nội dung, mục trong định mức 30 tiết học để phù hợp với các ngành của từng trường.

Tuy nhiên, qua nghiên cứu và tham khảo ý kiến từ các giảng viên giảng dạy pháp luật và sinh viên các trường thì hầu hết đều cho rằng thời gian để thực hiện chương trình là quá ít vì vậy cần phải tăng thêm lượng thời gian đối với bộ môn này, tức là tăng thời gian từ khoảng 45 tiết đến 60 tiết. Đối với nhóm ngành không cần đào tạo sâu pháp luật chuyên ngành thì phần kiến thức pháp luật chuyên ngành lồng ghép trong các môn chuyên môn (như môn kỹ thuật an toàn, bảo hộ lao động; luật hàng hải; pháp luật chuyên ngành) hoặc gắn với phần pháp luật phổ cập (như là “phần mềm” của pháp luật phổ cập) với thời lượng từ 20% - 30% thời gian” phần cứng”. Chẳng hạn như sinh viên thuộc nhóm ngành về khoa học tự nhiên, kỹ thuật

bên cạnh các nội dung của phần kiến thức bắt buộc cần được học những kiến thức pháp luật về phát minh, sáng chế, sở hữu trí tuệ; sinh viên chuyên ngành lâm nghiệp, thủy lợi cần học thêm về luật phát triển và bảo vệ rừng; sinh viên nhóm ngành chế biến thủy sản học thêm về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục pháp luật cho sinh viên tại các trường cao đẳng nghề từ thực tiễn tỉnh đăk lăk (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)