Nâng cao vị trí, vai trò, chất lượng giáo dục pháp luật ở các trường Cao đẳng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục pháp luật cho sinh viên tại các trường cao đẳng nghề từ thực tiễn tỉnh đăk lăk (Trang 66 - 68)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.2. Nâng cao vị trí, vai trò, chất lượng giáo dục pháp luật ở các trường Cao đẳng

Cao đẳng nghề Đăk Lăk

Trong điều kiện hiện nay, nhiều trường còn gặp khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất, giáo viên cần tích cực sưu tầm, sáng tạo, cải tiến đồ dùng dạy học để gây hứng thú cho sinh viên. Bên cạnh đó, công tác đào tạo cần có chính sách đãi ngộ hợp lý để đội ngũ giảng viên giảng dạy môn pháp luật yên tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đặc biệt là chính sách phụ cấp cho giáo viên giảng dạy bộ môn pháp luật nâng cao lên tương ứng với giảng viên giảng dạy bộ môn chính trị nhằm khuyến khích tinh thần tự học, tự nghiên cứu, tham gia sinh hoạt khoa học. Với thực tế trong những năm qua, đội ngũ giảng viên giảng dạy pháp luật ở các trường Cao đẳng nghề Đăk Lăk đã lớn mạnh, trưởng thành trên nhiều mặt cả về số lượng và chất lượng. Đội ngũ giảng viên này có trình độ chuyên môn, có học vị cao ngày càng tăng, chất lượng chuyên môn ngày càng tốt hơn nhưng bên cạnh những ưu điểm đó vẫn còn những hạn chế nhất định.

Để đảm bảo chất lượng công tác giáo dục pháp luật đối với đội ngũ giảng viên, tác giả xin đề xuất một số biện pháp sau:

Thường xuyên bổ sung, nâng cao trình độ pháp lý, trình độ khoa học, những tri thức ngoài chuyên ngành cho giảng viên giảng dạy pháp luật như là: Học tập lý luận chính trị ở trình độ cao cấp chính trị hoặc cử nhân chính trị, thông qua việc học tập này giúp cho giảng viên rèn luyện, hình thành cho mình những bản lĩnh chính trị, phong cách của người giảng viên giảng dạy pháp luật từ đó áp dụng nó vào trong công tác giảng dạy; Học tập kiến thức pháp luật ở trình độ sau đại học. Hiện nay, giáo viên giảng dạy ở các trường Cao đẳng nghề Tỉnh Đăk Lăk, trình độ chủ yếu là cử nhân, thạc sỹ ít và tiến sỹ là không có, để nâng cao hiệu quả cho công tác giáo dục pháp luật thì lãnh đạo các trường Cao đẳng nghề ở tỉnh Đăk Lăk cần phải có kế hoạch, chính sách, chế độ cho giảng viên thực hiện công tác học tập sau đại học.

Ngoài ra để nâng cao trình độ cho giảng viên, thì giảng viên cần tham gia các chương trình tập huấn ở trung ương tổ chức, học tập các Nghị quyết của Đảng, dự triển khai văn bản pháp luật mới của địa phương tổ chức hoặc tham gia dự hội thảo khoa học có liên quan đến lĩnh vực pháp luật. Chú trọng bồi dưỡng kiến thức cơ bản về khoa học, giáo dục, lý luận dạy học và phương pháp giảng dạy. Đội ngũ giảng viên giảng dạy bộ môn pháp luật ở các trường Cao đẳng nghề Đăk Lăk, thường là tốt nghiệp các chuyên ngành luật, do đó kiến thức pháp luật chuyên môn về sư phạm không được đào tạo một cách bài bản, chuyên môn đẫn đến việc giảng dạy pháp luật không đúng phương pháp sư phạm, chất lượng bài giảng không cao. Để khắc phục được tình trạng này các trường phải thường xuyên tổ chức các cuộc thi giáo viên giỏi cấp trường, dự giờ tạo điều kiện cho đội ngũ giảng viên làm sâu sắc thêm nội dung bài giảng, qua việc kết hợp phương pháp dạy học góp phần nâng cao công tác giáo dục pháp luật.

Nâng cao kiến thức thực tiễn cho giảng viên giảng dạy bộ môn pháp luật. Kiến thức thực tiễn của giảng viên chính là một trong những nguyên nhân chủ đạo thu hút được người học và bài giảng có chất lượng cao. Để thực hiện việc nâng cao kiến thức cho giảng viên cần phải thực hiện các nội dung sau:

- Thực hiện việc đi thực tế tại các địa phương, hoặc các cơ quan hoạt động pháp luật, thông qua đó giảng viên giảng dạy pháp luật không những nắm vững thực tế mà còn có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với những tình huống pháp luật xảy ra trong thực tiễn, giúp ích cho quá trình giảng dạy sau này.

-Giảng viên giảng dạy pháp luật phải tự bản thân nghiên cứu thực tế nâng cao kiến thức pháp luật cho chính mình.

- Nghiên cứu thực tế thông qua việc tham quan, học tập kinh nghiệm ở nước ngoài.

- Nâng cao chất lượng đời sống cho giảng viên để giảng viên có thể yên tâm trong công tác giảng dạy.

+Đối với Đoàn thanh niên. Đoàn thanh niên là tổ chức chính trị của tuổi trẻ, là trường học để giáo dục chính trị, đạo đức, văn hóa và pháp luật cho sinh viên. Thông qua tổ chức đoàn, sinh viên được hoạt động trong một tập thể. Thông qua vai

trò của Đoàn để nâng cao kiến thức cũng như kiến thức pháp luật cho sinh viên, để làm được điều đó Đoàn thanh niên cần phải:

Xây dựng tổ chức đoàn vững mạnh, đặc biệt là cũng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của các chi đoàn trong nhà trường.

Xây dựng chương trình hoạt động của Đoàn phong phú về nội dung và đa dạng về hình thức nhằm thu hút đông đảo đoàn viên tham gia.

Xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực công tác, có nhiệt huyết, được đoàn viên thanh niên tín nhiệm, thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn về kiến thức pháp luật và kỹ năng hoạt động đoàn.Phát huy vai trò tiên phong gương mẫu của đoàn viên trong phong trào thanh niên. Đảm bảo nguồn kinh phí hoạt động cho đoàn, động viên, khen thưởng kịp thời đối với cán bộ đoàn.

+Đối với gia đình: Đề cao và phát huy vai trò của gia đình trong việc nâng cao

ýthức pháp luật cho sinh viên các trường Cao đẳng nghề Đăk Lăk. Bên cạnh những hình thức phối hợp bắt buộc giữa gia đình và nhà trường theo quy định thì tùy vào nơi nhà trường có thể bổ sung, thay đổi cho phù hợp với điều kiện của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục pháp luật cho sinh viên tại các trường cao đẳng nghề từ thực tiễn tỉnh đăk lăk (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)