7. Kết cấu của luận văn
2.2.3. Những bất cập, hạn chế và nguyên nhân
2.2.3.1. Những bất cập, hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên các trường Cao đẳng ở tỉnh Đăk Lăk vẫn còn gặp không ít những khó khăn, vướng mắc. Khó khăn đầu tiên bắt nguồn từ nhận thức về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung, việc dạy và học pháp luật nói riêng của một số cán bộ, giáo viên, sinh viên, sinh viên chưa đúng mức. Có nơi còn coi là môn phụ nên chưa đầu tư nhân lực, tài lực, thời gian thỏa đáng cho công tác này. Chương trình giảng dạy pháp luật trong các trường Cao đẳng không chuyên luật chưa thống nhất.
Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật còn dàn trải, nặng về lý thuyết, thiếu tính thực tiễn, thực hành, chưa hấp dẫn, chưa có Giáo trình chính thức cho môn Pháp luật, chủ yếu giáo viên tự biên soạn. Trang thiết bị, tài liệu, phương tiện phục vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật còn thiếu nhiều. Việc tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật ngoại khóa còn nhiều khó khăn, chưa thường xuyên, chưa có tính hệ thống, hình thức còn đơn điệu, thiếu hấp dẫn, chất lượng và hiệu quả còn thấp. Đội ngũ giáo viên, giảng viên giảng dạy môn pháp luật còn thiếu nhiều. Tình trạng dạy không đúng chuyên môn ở các trường Cao đẳng còn khá phổ biến. Ngân sách dành cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật hết sức khó khăn. Nhiều sở, trường chưa bố trí kinh phí phổ biến, giáo dục pháp luật thành khoản riêng để chủ động tiến hành công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Cùng với đó, ý thức pháp luật của sinh viên, sinh viên tuy có được nâng lên song còn không ít bất cập. Hiện tượng vi phạm pháp luật nói chung và vi phạm pháp luật về giáo dục cho người học vẫn xảy ra trong đó có cả những vi phạm nghiêm trọng như sinh viên gây gỗ đâm nhau ngay trong giờ học, nghiện game… Hiểu biết pháp luật của sinh viên, sinh viên các trường Cao đẳng, khi ra trường còn rất hạn chế.
Để tiếp tục nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong thời gian tới, Tổng cục dạy nghề; Sở lao động thương binh và xã hội đang tiến hành triển khai Đề án nâng cao chất lượng công tác phổ biến, tuyên truyền pháp luật trong nhà trường trong đó tập trung vào 5 nhiệm vụ. Một là, tổ chức việc giảng dạy các kiến thức pháp luật phù hợp ở tất cả các cấp học và trình độ đào tạo. Xây dựng, hoàn thiện
chương trình, giáo trình, sách giáo khoa giảng dạy pháp luật. Hai là, thường xuyên triển khai việc phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với đội ngũ nhà giáo, công chức, người lao động trong ngành. Ba là, bổ sung đủ số lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy môn pháp luật và môn giáo dục công dân, cán bộ phụ trách công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và báo cáo viên pháp luật ngành giáo dục. Bốn là, chuẩn hóa, đa dạng hóa, nâng cao chất lượng các hình thức giáo dục ngoại khóa, các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Năm là, bổ sung, hoàn thiện các tài liệu, thiết bị phục vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường
2.2.3.1. Nguyên nhân
-Chương trình nội dung giáo dục pháp luật.
Đối với chương trình giảng dạy pháp luật trong các trường Cao đẳng nghề Đăk Lăk vẫn còn thiếu quy định về chuẩn cho chương trình giảng dạy pháp luật ở từng nghề, việc cố định khung chương trình do Bộ lao động thương binh xã hội đưa ra năm 2018 không có “phần mềm” tự chọn cho sinh viên trước đây đã có những ràng buộc nhất định và khiến thức nó không linh động so với trước đây. Giáo trình chuẩn hóa cho chương trình môn pháp luật hiện nay chưa có.
Thực tế chương trình nội dung giáo dục pháp luật hiện nay ở các lớp với nhiều ýkiến của sinh viên cho là phù hợp nhưng theo chúng tôi nhận thấy còn đơn điệu ở phần nội dung vì quá vắn tắt, thiếu những kiến thức đối với một số nội dung về nhà nước và pháp luật, tình hình tội phạm, những vấn đề quản lý nhà nước đối với nhân dân… và nhiều nội dung quan trọng đối với tình hình thực tế, từ đó làm cho sinh viên chỉ nắm được những vấn đề cơ bản theo chương trình, nội dung, không có điều kiện đi sâu nghiên cứu kiến thức pháp luật và nắm vững tình hình thực tế.
Việc tổ chức giáo dục pháp luật trong các trường Cao đẳng nghề ở Đăk Lăk vẫn chưa được triển khai có quy cũ thống nhất, nội dung chương trình còn lạc hậu, chưa thiết kế liên thông giữa các cấp, bậc, trình độ đào tạo và chưa được quan tâm đúng mức nên việc thực hiện còn tùy tiện. Vẫn còn nhiều khúc mắc trong vấn đề nội dung chương trình giáo dục pháp luật trong nhà trường là nên chú trọng vào phần nào trong khung chương trình giáo dục pháp luật đại cương, phần lý luận chung hay đi vào cụ thể các phần pháp luật thực định?... vì còn chưa xác định rõ ràng, thống
nhất nên chương trình giảng dạy pháp luật ở các trường Cao đẳng nghề Đăk Lăk rơi vào tình trạng chung đó là: Phần lý luận chung thì ít trong khi đó phần pháp luật cụ thể lại quá dàn trải, không trọng tâm trọng điểm, nhiều vấn đề không thiết thực, không gây hứng thú và thu hút người học; chương trình khung quá nặng về lý thuyết, thực tế thực hành bị xem nhẹ nên khiến cho sinh viên khó tiếp thu, khó vận dụng; nội dung chương trình còn cao, có những phần rườm rà, không sát đối tượng nên không gây được hứng thú học tập cho sinh viên; tài liệu chưa được chuẩn hóa.
- Về phân bố thời gian: Để thực hiện tốt nội dung chương trình giáo dục pháp luật cần phải xem xét về sự phân bố thời gian và thực tế theo chương trình. Nội dung đào tạo ở các trường Cao đẳng nghề Đăk Lăk hiện nay có tới 67% là lý thuyết 33% là thực hành. Với tỷ lệ hiện nay, thời gian dành cho nghiên cứu, thảo luận, ôn thi là ít, chủ yếu vẫn là lý thuyết.
- Về trình độ chuyên môn, kiến thức thực tế của giảng viên giảng dạy pháp luật. Qua nghiên cứu về trình độ chuyên môn và kiến thức lĩnh vực khác, kiến thức thực tiễn của đội ngũ giảng viên cho thấy, giảng viên làm công tác giảng dạy pháp luật ở các trường Cao đẳng nghề tỉnh Đăk Lăk vẫn còn những hạn chế nhất định, các giảng viên ở các trường này chủ yếu là cử nhân luật, trình độ thạc sỹ ít và tiến sỹ là không có, thậm trí có trường không có giáo viên giảng dạy chính môn pháp luật mà mời thỉnh giảng, trình độ tin học chưa thực sự thành thạo, ngoại ngữ chưa tốt khiến cho ít nhiều ảnh hưởng đến công tác giáo dục pháp luật.
Hầu như giảng viên giảng dạy ở các trường Cao đẳng nghề Đăk Lăk chỉ có kiến thức lý thuyết là chủ yếu, còn thiếu kinh nghiệm về thực tế. Đối với giáo viên pháp luật cần không ngừng trau rồi kiến thức và hiểu biết của mình về những vấn đề liên quan đến pháp luật, đồng thời tìm tòi và vận dụng những phương pháp giảng dạy để đạt được hiệu quả cao trong mỗi bài giảng, tạo cho sinh viên hứng thú say mê môn học pháp luật. Đối với không ít người, môn học pháp luật nếu áp dụng kỹ thuật dạy học không tốt sẽ trở nên khô khan, khó tiếp thu cho sinh viên, nhưng nếu áp dụng kỹ thuật dạy học tích cực thêm vào đó là sự chịu khó tìm tòi những vấn đề về pháp luật liên quan đến chuyên ngành đào tạo và những ví dụ thực tiễn sinh động sẽ giúp người học tích hợp được kiến thức pháp luật với kiến thức chuyên môn thì
giờ học sẽ có hiệu quả cao hơn. Chính vì giáo viên giảng dạy bộ môn pháp luật vẫn còn hạn chế những vấn đề trên nên công tác giáo dục pháp luật ở các trường Cao đẳng nghề Đăk Lăk vẫn chưa cao.
Tiểu kết chương 2
Nội dung chương hai nhằm đánh giá thực trạng về giáo dục pháp luật trong các trường Cao đẳng nghề ở Đăk Lăk hiện nay. Để làm rõ vấn đề trên trong chương hai các nội dung cần đề cập là:
Nêu lên các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục pháp luật ở các trường Cao đẳng nghề trong Tỉnh Đăk Lăk, đồng thời luận văn xác định những thành tựu, hạn chế yếu kém trong công tác giáo dục pháp luật ở các trường Cao đẳng nghề ở Đăk Lăk.
Qua việc đánh giá thực trạng giáo dục pháp luật cho sinh viên các trường Cao đẳng nghề trong Tỉnh Đăk Lăk hiện nay, từ đó luận văn đưa ra những căn cứ cho một số quan điểm và giải pháp ở chương 3 nhằm bảo đảm và mang lại kết quả cho công tác giáo dục pháp luật trong thời gian tới.
Chương 3
QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ Ở TỈNH ĐĂK
LĂK HIỆN NAY
3.1. Các quan điểm nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật cho sinh viên các trường Cao đẳng nghề từ thực tiễn tỉnh Đăk Lăk
- Quán triệt đường lối, chủ trương và quan điểm của Đảng đối với công tác giáo dục pháp luật trong các trường Cao đẳng nghề ở Đăk Lăk. Để xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân, vì dân, trong những năm qua Đảng đã đề ra những đường lối chủ chương, quan điểm và không ngừng đổi mới nội dung lãnh đạo, chỉ đạo công tác giáo dục pháp luật.
Để công tác giáo dục pháp luật trong các trường Cao đẳng nghề ở Đăk Lăk được thực hiện tốt, vấn đề đầu tiên là phải quán triệt đường lối, chủ chương của Đảng, pháp luật của Nhà nước bao gồm:
Hiện nay, các trường Cao đẳng nghề tỉnh Đăk Lăk tuy đã có sự quan tâm của các cấp lãnh đạo nhà trường, nhưng chưa có vị trí tương xứng cần phải có trong nhà trường. Vì vậy, để nâng cao chất lượng của công tác giáo dục pháp luật cần phải thực hiện tốt các biện pháp sau:
+Đối với nhà trường: Quán triệt trong cán bộ giảng viên nhận thức về vai trò, vị trí môn học pháp luật trong các trường Cao đẳng nghề ở Đăk Lăk, tuyển và đào tạo các giảng viên chính quy chuyên ngành luật, đưa giảng viên dạy bộ môn pháp luật đi tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao trình độ; thường xuyên kiểm tra việc thực hiện chương trình, giáo án, dự giờ các tiết lên lớp của giảng viên, đầu tư mua sắm sách báo tài liệu liên quan đến pháp luật; tạo điều kiện cho giảng viên tham khảo và cập nhật kiến thức phục vụ cho việc giảng dạy môn học; tổ chức các buổi thao giảng, hội giảng nhằm đánh giá rút kinh nghiệm tiết dạy bộ môn pháp luật về nội dung, phương pháp, kết quả tiếp thu kiến thức của sinh viên.
+Đối với giảng viên:
Giảng viên là lực lượng quyết định việc nâng cao chất lượng giáo dục, do đó giảng viên nói chung và giảng viên giảng dạy bộ môn pháp luật nói riêng phải được
chuyên môn nghiệp vụ, phải có nhận thức đúng đắn về vai trò, vị trí môn học, phải xác định trách nhiệm của bản thân, chú trọng đầu tư cho giảng dạy.
Đối với các giảng viên giảng dạy pháp luật phải không ngừng học tập, nghiên cứu mở rộng kiến thức pháp lý, nâng cao năng lực giảng dạy, nhất là phương pháp giảng dạy cho người lớn tuổi, lấy học viên làm trung tâm thực hiện dân chủ hóa trong dạy và học. Cùng với việc tự ý thức học tập của sinh viên, thì giáo viên cần hướng dẫn, tạo mọi điều kiện cần thiết về tài liệu, thời gian, áp dụng những biện pháp khuyến khích học tập, động viên sinh viên kịp thời để sinh viên hăng say, ham hỏi học tập, tự tìm hiểu những kiến thức về pháp luật. Dù sử dụng phương pháp dạy học nào, giảng viên cũng phải lấy sinh viên làm trung tâm. Muốn vậy, giảng viên cần phải chuẩn bị tốt giáo án, cũng như các tình huống xảy ra trong thực tế, dẫn dắt sinh viên giải quyết vấn đề, tham gia tranh luận, nâng cao sự hiểu biết của sinh viên.
+Chỉ thị số 32 - CT/ TW ngày 09/12/ 2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân;
+Quyết định số 13/2003/QĐ-TTg ngày 17/01/2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình, phổ biến giáo dục pháp luật từ năm 2003 đến năm 2007;
+ Quyết đinh số 212/2004/QĐ-TTg ngày 16/12/2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình hành động quốc gia phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ và nhân dân xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến 2010.
+ Quyết định số 37/2008/QĐ - TTg ngày 12/03/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật từ năm 2008 đến năm 2012.
Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương đã xác định một trong những nhiệm vụ, giải pháp đổi mới giáo dục là: "Quy hoạch lại mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học gắn với quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội, quy hoạch phát triển nguồn nhân lực. Thống nhất tên gọi các trình độ đào tạo, chuẩn đầu ra… ". Theo đó, Luật Giáo dục nghề nghiệp
đã được Quốc hội khóa XIII thông qua tại Kỳ họp thứ 8 đã thực hiện tốt một trong những nhiệm vụ, giải pháp nêu trên, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Khóa XI./.
+ Các Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ; các Quyết định, chương trình, kế hoạch của Uỷ ban nhân dân tỉnh Đăk Lăk về công tác giáo dục pháp luật. Hiện nay chúng ta đang xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phát triển nền kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, các văn bản pháp luật ban hành ngày càng nhiều, do đó nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu kiến thức pháp luật của cán bộ, Đảng viên, nhân dân trong đó có sinh viên là rất cần thiết. Cho nên các cấp ủy Đảng lãnh đạo các trường Cao đẳng nghề Đăk Lăk cần phải tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo công tác giáo dục pháp luật nhằm đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, học tập kiến thức pháp luật. Để thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật đối với công tác giáo dục pháp luật, các trường Cao đẳng nghề Đăk Lăk cần phải thực hiện các nội dung sau:
+Để thực hiện sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục pháp luật trong các trường cần tiếp tục quán triệt đường lối, chủ trương, nghị quyết, chương trình, kế hoạch về công tác giáo dục pháp luật của trung ương, và của từng trường. Muốn thực hiện điều đó thì sự lãnh đạo của Đảng được thực hiện trong công tác tổ chức, cũng cố, kiện toàn các thành viên trong ban tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, lãnh đạo cán bộ, giáo viên giảng dạy pháp luật trong trường có đủ năng lực, trình độ, đạo đức để thực hiện công tác giáo dục pháp luật.
+Để nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật trong các trường Cao đẳng nghề của tỉnh Đăk Lăk cần phải thực hiện các chương trình, nội dung giáo dục pháp luật theo quy định chuẩn của Bộ Lao động thương binh xã hội nhưng đồng thời cũng phải đáp ứng những đòi hỏi khách quan về vấn đề hoàn thiện chương trình giáo dục pháp luật đứng trước những yêu cầu đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học ở nước ta trong đó có trình độ cao đẳng nghề nhằm đảm bảo tính thống nhất trong hệ