7. Kết cấu của luận văn
3.2.3. Đối với hình thức và phương pháp giảng dạy pháp luật
+Hình thức giảng dạy. Cần phải đa dạng hóa các hình thức giáo dục pháp luật là phương châm để thực hiện tốt công tác giáo dục pháp luật ở các trường Cao đẳng nghề tỉnh Đăk Lăk, bao gồm các hình thức sau:
Hình thức giảng dạy trực tiếp lên lớp cho sinh viên. Đây là hình thức cơ bản và quan trọng nhất, để hình thức này đem lại hiệu quả cao thì nội dung giáo dục pháp luật phải thể hiện tính cơ bản, có trọng tâm, thiết thực, được giảng dạy một cách có hệ thống, logic để sinh viên nhận thức đầy đủ, đúng đắn, đáp ứng được với đòi hỏi, học tập, công tác sinh hoạt của bản thân.
Hình thức tự học, tự tìm hiểu pháp luật của sinh viên. Thực hiện hoạt động này, người học tự giáo dục mình, tự học tập tự nâng cao trình độ hiểu biết về pháp luật cho mình một cách phù hợp, thiết thực. Trong thực tế, văn bản pháp luật ngày càng nhiều, có nhiều quy định mới đòi hỏi phải cập nhật nó, trong khi đó nội dung chương trình, thời gian dành cho môn học pháp luật không nhiều, vì vậy việc tìm hiểu tự ý thức, cập nhật nội dung pháp luật của sinh viên trở thành hình thức giáo dục pháp luật quan trọng.
Hình thức giáo dục pháp luật thông qua thực tiễn xã hội. Với hình thức giáo dục này nhằm thực hiện phương châm học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn trong các trường Cao đẳng nghề ở Đăk Lăk. Các trường đã áp dụng các nội dung hoạt động thực tế, nghiên cứu tham quan… Bên cạnh đó phương tiện thông tin và truyền thông có tác dụng truyền tải các thông tin pháp luật khác nhau, tác động vào sinh viên theo những cách thức riêng.
Hình thức giáo dục pháp luật ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt ngoại khóa và các hoạt động đoàn thể khác phù hợp với sinh viên. Con đường giáo dục pháp luật cho sinh viên ở các trường Cao đẳng nghề Đăk Lăk đòi hỏi phải có sự kết hợp chủ động giữa giáo dục trên lớp và giáo dục ngoài giờ lên lớp với các hoạt động ngoại khóa thông qua nhiều hình thức phong phú phù hợp với điều kiện của từng trường, từng đối tượng sinh viên. Do đó, các trường cần phải có kế hoạch gắn việc giảng dạy pháp luật trên lớp với các hoạt động xã hội, hoạt động tập thể thiết thực, bổ ích.
Như vậy, sinh viên mới hiểu bài một cách sâu sắc, thực hiện phương châm “học đi đôi với hành” lí luận gắn liến với thực tiễn, nhà trường gắn liền với gia đình và xã hội.
+ Phương pháp giảng dạy: Đi đôi với việc đổi mới chương trình, nội dung giảng dạy thì đổi mới phương pháp giảng dạy bộ môn pháp luật nhằm nâng cao chất lượng công tác giáo dục pháp luật cho sinh viên là rất quan trọng, vì vậy tác giả xin đề xuất một số biện pháp sau:
Đổi mới phương pháp giáo dục pháp luật trong quá trình đào tạo, lấy người học làm trung tâm. Cần phải có những biện pháp kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy pháp luật khác nhau trong cùng một nội dung bài giảng.
Hình thành quá trình tự đào tạo, lấy tự học là chính đối với người học, đây là phương pháp giáo dục hiện đại, tạo cho người học có khả năng tự học tập sẽ giúp cho người học hình thành các phong cách độc lập trong nghiên cứu và chủ động trong trong quá trình học tập.
PL là một trong những môn học tương đối khô khan về nội dung, người học không dễ tìm thấy sự lôi cuốn, thú vị từ môn học. Vấn đề đặt ra hiện nay là những người làm công tác GDPL phải làm thế nào để làm thay đổi suy nghĩ của người học
về môn PL, có như thế các em mới tìm thấy hứng thú khi học tập, tìm hiểu về PL. Khi tìm thấy sự yêu thích, niềm vui trong học tập sẽ giúp các em học tập tốt hơn, đầu tư nhiều hơn cho môn học, có kết quả tốt hơn và khi đó mục đích giáo dục của chúng ta mới đạt được và về phía người học có khả năng đạt được những kiến thức, kỹ năng, thái độ theo mục tiêu của chương trình
3.2.4.Từng bước đổi mới, hiện đại hóa về cơ sở vật chất phục vụ công tác giáo dục pháp luật của các trường Cao đẳng nghề ở Đăk Lăk
Một trong những vấn đề đã và đang đặt ra và sẽ còn tiếp tục đặt ra đối với ngành giáo dục nói chung và công tác giáo dục pháp luật nói riêng ở các trường Cao đẳng nghề Tỉnh Đăk Lăk đó là điều kiện về nguồn vật chất dành cho các trường hàng năm nói chung và cho hoạt động giáo dục pháp luật nói riêng. Những năm gần đây quy mô các trường Cao đẳng nghề Đăk Lăk tăng lên nhanh chóng, nhưng nếu cơ sở vật chất không được tăng lên tương xứng thì không thể đảm bảo việc học tập có chất lượng cho sinh viên cũng như công tác giáo dục pháp luật. Trong thực tế, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, kỹ thuật, công nghệ hiện nay, để nâng cao chất lượng trong giảng dạy, học tập kiến thức pháp luật thì không thể thiếu việc trang bị những phương tiện hiện đại phục vụ cho công tác giáo dục pháp luật, trên cơ sở những phương tiện hiện đại đó để giảng viên giúp sinh viên tiếp xúc những thông tin khoa học pháp lý mới, phong phú với các tình huống pháp luật diễn ra trong cuộc sống.
Qua thực tiễn giáo dục pháp luật trong thời gian qua cho thấy, giáo dục pháp luật đang rất cần sự chung tay của toàn xã hôi, toàn cộng đồng. Bên cạnh việc tranh thủ nguồn lực đầu tư của Nhà nước, công tác này cần được sự quan tâm, phối hợp giúp đỡ của các nguồn lực xã hội, bởi vì điều kiện về cơ sở vật chất là điều kiện quan trọng đảm bảo thực hiện tốt vấn đề thực hiện giáo dục pháp luật. Để tăng cường điều kiện về nguồn vật chất, đảm bảo thực hiện tốt công tác giáo dục pháp luật cần: Ngoài nguồn vốn đầu tư của Nhà nước, tranh thủ sự đóng góp trực tiếp của nhân dân và nguồn lực xã hội; Bố trí hợp lý cơ cấu chi tiêu và sử dụng có hiệu quả các nguồn kinh phí đầu tư cho giáo dục; Các trường cần chủ động, năng động trong hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, tư vấn để có kinh phí xây dựng cơ sở vật chất.
+Về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện đáp ứng cho giảng dạy, học tập như hội trường, phòng học, thư viện… cần phải được chú trọng các mặt quy mô rộng lớn, phù hợp và các phương tiện được trang bị các trang thiết bị đồng bộ một cách hiện đại như âm thanh, ánh sáng, máy vi tính, máy đèn chiếu đa năng, điều hòa nhiệt độ… tủ sách pháp luật và các tài liệu liên quan đến kiến thức pháp luật, đáp ứng yêu cầu trong công tác giảng dạy pháp luật cũng như các hoạt động ngoài giờ giảng.
+ Các điều kiện phục vụ cho sinh hoạt vật chất và tinh thần. Ký túc xá cho sinh viên đảm bảo khang trang, lịch sự, đảm bảo các điều kiện cần thiết như vệ sinh môi trường, thoáng mát, có đủ các phương tiện sinh hoạt, ánh nắng, quạt máy, ti vi, và chỉ bố trí một lượng sinh viên nhất định trong một phòng để đảm bảo nhu cầu học tập, sinh hoạt của sinh viên