7. Kết cấu của luận văn
2.2.1 Thực trạng giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên theo chương trình chính
trình chính khóa
Kết quả tuyển sinh sinh viên vào trường hàng năm tại các trường Cao đẳng nghề cho thấy, chất lượng đầu vào của học sinh, sinh viên chưa cao và không đồng đều. Điển hình như trường Cao Đẳng nghề Đăk Lăk (nay là trường Cao đẳng Kỹ Thuật Đăk Lăk), tuyển sinh hệ cao đẳng hàng năm (5 năm gần đây). Cụ thể năm 2014 - 2015 tuyển được 382 sinh viên; năm 2015 - 2016 được 359 sinh viên; năm 2016 - 2017 tuyển được 294 sinh viên; năm 2017 - 2018 tuyển được 295 sinh viên; năm 2018 - 2019 tuyển được 273 sinh viên. Điều này có ảnh hưởng lớn trong việc nhận thức và tiếp thu các môn học, trong đó có môn pháp luật. Tác giả luận văn tiến hành điều tra nhận thức của học sinh, sinh viên các trường cao đẳng nghề về tầm quan trọng của môn học pháp luật.
Bảng 2.1. Đánh giá tầm quan trọng của môn học pháp luật
TT Đánh giá về tầm quan trọng của môn học Số lượng Tỷ lệ
pháp luật HS-SV (%)
1 Tính thiết thực của môn học 285 50,2
2 Mức độ cần thiết của môn học 382 67,3
3 Mức độ kiến thức 297 52,3
4 Mức độ hứng thú 206 36,3
Tổng số học sinh, sinh viên được khảo sát 568
(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả luận văn)
Qua bảng trên, chúng ta thấy rằng tỷ lệ người học ý thức được tầm quan trọng của môn học đạt mức chưa cao, với con số 50,2% số người học được hỏi cho rằng môn học có tính thiết thực. Như vậy, gần nửa số học sinh, sinh viên được hỏi chưa
thấy được tầm quan trọng của môn học đối với việc rèn luyện phẩm chất, nhân cách của họ, cũng như đối với nghề nghiệp của họ sau này. Có 67,3 % số học sinh sinh viên được hỏi cho rằng cần thiết phải học tập PL. Như vậy số lượng học sinh, sinh viên chưa thấy được tầm quan trọng của PL vẫn còn khá nhiều. Đây là một khó khăn cho giảng viên bộ môn khi lên lớp trong việc tạo động cơ học tập, khơi dậy hứng thú học tập của sinh viên đối với bộ môn này. Do đó, chỉ có 36,3% số học sinh, sinh viên được hỏi có hứng thú đối với môn học này. Đây cũng là tình trạng chung của HS-SV trường Cao đẳng nghề. Hệ lụy là họ không có hứng thú khi nghiên cứu, học tập môn học. Nguyên nhân của sự không hứng thú ấy một phần lớn là do nội dung kiến thức của môn học. Từ kết quả khảo sát trên chúng ta thấy rằng nhiều vấn đề cần được nhìn nhận lại để từ đó tìm ra giải pháp tích cực. Trước tiên chúng ta nhìn nhận vấn đề ở góc độ nội dung GDPL trong các trường Cao Đẳng nghề tại tỉnh Đăk Lăk
*Nội dung giáo dục pháp luật
Về nội dung môn học PL dành cho sinh viên cao đẳng, các trường đều bám sát theo Chương trình môn học PL dùng cho đào tạo hệ CĐN (Ban hành kèm theo
Thông tư số 08/2014/TT-BLĐTBXH ngày 22 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
Theo đó HS được học các nội dung chính về Nhà nước và PL và các ngành luật cơ bản. Nhờ đó các em nắm được một số các kiến thức PL cần thiết ứng dụng vào cuộc sống. Tuy nhiên có một thực tế là nội dung chương trình còn dàn trải, nặng về phổ biến các quy định của PL, chưa chú trọng đến việc hướng người học rèn luyện kỹ năng ứng xử, kỹ năng vận dụng PL để giải quyết các vấn đề thực tiễn. Chương trình môn học pháp luật dùng cho đào tạo trình độ hệ cao đẳng bao gồm những kiến thức cơ bản về các vấn đề: Một số vấn đề chung về nhà nước và pháp luật; Nhà nước và hệ thống pháp luật Việt Nam; Luật Nhà nước (Luật Hiến pháp); Luật Dạy nghề; Pháp luật Lao động; Pháp luật Kinh doanh; Pháp luật Dân sự và Luật Hôn nhân gia đình; Luật Hành chính và pháp luật Hình sự; Luật Phòng, chống tham nhũng. Qua đó chúng ta thấy rằng lượng kiến thức PL cần dạy và học là rất nhiều, trong khi đó số tiết quy định là 30 tiết (Tương ứng 2 đơn vị học trình).
Từ năm 2018 với nội dung GDPL cho SV hệ CĐ thì có quy định cụ thể như nội dung được quy định trong chương trình môn học dùng cho trình độ cao đẳng. Theo đề nghị của Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp;
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư số 13/2018/TT-BLĐTBXH N ngày 26 tháng 9 năm 2018. Ban hành chương trình môn học pháp luật thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.
Ởđây môn học pháp luật được coi là môn học chung trong chương trình chính khóa của nhà trường. Đó là sự đổi mới tư duy phù hợp với yêu cầu khách quan thể hiện sự nhìn nhận đúng mức về vị trí vai trò của giáo dục pháp luật đối với việc hình thành nhân cách của sinh viên học nghề cao đẳng, góp phần vào việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Theo thông tư số 13/2018/ TT - BLĐTBXH. Thông tư ban hành chương trình, môn học pháp luật thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng ban hành ngày 26/9/ 2018, nôi dung gồm:
+ Bộ môn pháp luật dành cho hệ cao đẳng nghề MH02:
Bảng 2.2. Chương trình môn học dành cho hệ cao đẳng 2018
Thời gian
STT Tên bài
Tổng Lý Thảo Kiểm số thuyết luận tra
1 Bài 1: Một số vấn đề chung về nhà nước và 2 1 1 pháp luật.
2 Bài 2: Hiến pháp 2 1 1
3 Bài 3: pháp luật dân sự 5 3 2
4 Bài 4: pháp luật lao động 7 5 2
5 Bài 5: pháp luật hành chính 4 3 1
6 Bài 6: pháp luật hình sự 5 3 2
7 Bài 7: pháp luật phòng, chống tham nhũng 2 1 1 8 Bài 8: pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 1 1 0
Kiểm tra 2 2
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn đặt ra yêu cầu tăng cường giáo dục pháp luật trong các trường dạy nghề thông qua các chương trình môn học, giáo trình, tài liệu giảng dạy pháp luật, đảm bảo đúng tinh thần và nội dung Hiến pháp và pháp luật hiện hành.
Đổi mới việc dạy và học Pháp luật trong chương trình dạy nghề, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh, sinh viên, nâng cao ý thức pháp luật, xây dựng tình cảm, niềm tin, ý thức công dân của học sinh, sinh viên. Trên cơ sở đó giúp cho học sinh, sinh viên trong các trường dạy nghề tạo lập thói quen ứng xử phù hợp và theo chuẩn mực pháp luật.
Thực hiện Quyết định 137/2009/QĐ -TTg ngày 2/12/2009 và Chỉ thị số 10/CT -TTg ngày 12/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào chương trình giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng nhằm xây dựng đạo đức xã hội, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho cán bộ, công chức, sinh viên, học sinh về phòng, chống tham nhũng, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng.
Trong thời gian qua các trường Cao đẳng nghề ở Đăk Lăk nhìn chung thực hiện đúng theo chương trình khung của Bộ lao động thương binh xã hội, Tổng cục dạy nghề về chương trình nội dung giáo dục môn pháp luật dành cho hệ cao đẳng.
So với chương trình mới có sự thay đổi, các trường có thể thay đổi phù hợp với nội dung của trường mình, thậm chí ngay trong cùng một trường ở các ngành học khác nhau cũng có thể thay đổi khác nhau để phù hợp với nội dung học tập của sinh viên, đây là một trong những điểm linh động, tiến bộ giúp giáo viên có thể đem lại kiến thức pháp luật chung cho sinh viên đồng thời có khả năng cung cấp thêm cho các em kiến thức về pháp luật liên quan đến chuyên ngành mình đang nghiên cứu học tập. Về nội dung bài giảng cũng có nhiều nội dung mới được đưa vào nhằm làm phong phú hơn về lượng kiến thức, thời gian cơ cấu cho từng bài giảng là phù hợp hơn.
Tuy nhiên, qua nghiên cứu về chương trình nội dung giáo dục pháp luật của các trường Cao Đẳng Nghề ở Đăk Lăk hiện nay, với kết quả thăm dò ý kiến từ phía sinh viên và giảng viên cho thấy, 70% cho rằng chương trình nội dung là phù hợp,
30% cho rằng cần phải bổ sung thêm lượng kiến thức pháp luật cho sinh viên trong chương trình này.
*Về phân bổ thời gian, hình thức và phương pháp giảng day thực tế theo nội dung chương trình
- Trong quá trình giáo dục pháp luật ở các trường Cao đẳng nghề thuộc tỉnh Đăk Lăk hiện nay bao gồm: giảng dạy trên lớp, tự học, tự nghiên cứu, … trong đó giáo dục pháp luật bằng hình thức giảng dạy trên lớp vẫn là phần chính, tuy nhiên vẫn có sự kết hợp giữa các hình thức khác nhau để nâng cao chất lượng đào tạo và để thực hiện tốt được điều đó đã có sự kết hợp giữa công tác quản lý đào tạo, ban giám hiệu và cán bộ giáo viên, sinh viên của các trường Cao đẳng nghề trên địa bàn Tỉnh Đăk Lăk. Giảng dạy trên lớp của giáo viên là khâu quan trọng của quá trình giáo dục pháp luật cho sinh viên trường Cao đẳng nghề Đăk Lăk. Giảng gì trên lớp? là câu hỏi mà mỗi thầy cô giáo mà đặc biệt là những thầy cô giáo trẻ dạy bộ môn pháp luật ở các trường Cao đẳng nghề Đăk Lăk phải luôn tự hỏi mình và tìm câu trả lời. Đây là một quá trình lâu dài, bền bỉ và không bao giờ có điểm kết thúc bởi vì đối tượng sinh viên là những người có nhận thức, có trình độ và xuất phát điểm rất khác nhau và đã là nghệ thuật giảng dạy thì không bao giờ có giới hạn. Vì thế, các thầy cô luôn phải trình bày để sinh viên nắm được vấn đề cốt lõi nhất, có khả năng tiếp cận các vấn đề, phương pháp giải quyết vấn đề và phân tích được kết quả trong mỗi chương, mục và toàn bộ học phần.
Đổi mới phương pháp dạy học trên lớp vô cùng quan trọng, nhưng để đem lại kết quả cao cần phải làm tốt khâu chuẩn bị lên lớp trong đó quan trọng nhất là chuẩn bị bài giảng cho sinh viên. Bài giảng phát cho sinh viên chính là trí tuệ tập thể của bộ môn, các giáo viên trường Cao đẳng nghề Đăk Lăk luôn luôn tập trung đầu tư cho bài giảng vừa để giúp cho sinh viên tự học, vừa để nâng cao nghiệp vụ sư phạm của chính mình. Nếu những điều mà giáo viên viết ra mà sinh viên đọc không thể hiểu nổi, không biết giáo viên định thể hiện điều gì của học phần thì việc viết ấy sẽ trở thành vô ích, lãng phí thời gian của chúng ta và gây tốn kém cho xã
hội. Bài giảng không thể là sự chép lại hay bê tất cả những kiến thức trong những cuốn sách liên quan đến nội dung học phần và đổ vào đó một cách thiếu cân nhắc.
Bài giảng sẽ trở nên thiếu ý nghĩa, nếu bài giảng chỉ biết phục vụ cho việc lên lớp của giáo viên chứ không phải để cho sinh viên tự học. Bài giảng phải là cuốn tài liệu học tập cơ bản nhất của môn học để sinh viên có thể lấy đó làm cơ sở, đi sâu, khám phá nội dung của môn học.
Đổi mới phương pháp dạy và học cho chương trình giáo duc pháp luật dưới góc độ môn học là nhiệm vụ to lớn, lâu dài của các nhà trường trong đó người thầy đóng vai trò quyết định, bởi vì chỉ có người thầy mới có thể truyền nhiệt huyết nghề nghiệp cho sinh viên, là người giúp sinh viên tự học, là người trả lời câu hỏi “giảng những gì trên lớp” và cùng nhau viết bài giảng cho sinh viên. Bài giảng là trí tuệ của tập thể, là điểm nút quan trọng đầu tiên của phương pháp dạy và học. Nếu chúng ta viết được bài giảng phù hợp với năng lực tự học của sinh viên thì những vấn đề đặt ra sinh viên phải tự học như thế nào, giảng những gì trên lớp? ngay cả những thầy, cô mới vào nghề cũng sẽ được giải quyết thấu đáo.
Hiểu được vấn đề đó, giảng viên của các trường Cao đẳng nghề Đăk Lăk đã nổ lực phấn đấu, tạo ra những bài giảng phù hợp với yêu cầu đào tạo của trường mình, tất cả các trường đều có bài giảng riêng cho bộ môn pháp luật, luật kinh tế, với đầy đủ nội dung giúp sinh viên có thể từ đó có được tài liệu học tập cơ bản cho bản thân.
Chất lượng của các khâu trong giáo dục pháp luật.
Đối với vấn đề giảng dạy trên lớp, hầu hết sinh viên đã có đánh giá rất cao. Có 82% đánh giá tốt từ tham khảo ý kiến của sinh viên các trường có được điều đó là do trong quá trình đào tạo đã biết chuẩn bị bài giảng cho sinh viên một cách tích cực, chủ động, đồng thời có nhiều phương pháp giảng dạy tốt trên lớp, thảo luận, quản lý thi cử nghiêm túc, tổ chức nghiên cứu thực tế, nhằm kết hợp giữa lý luận và thực tế. Bên cạnh đó 18% ý kiến đánh giá vẫn chưa tốt, còn hạn chế mà chủ yếu là do phương pháp giảng dạy và vốn kiến thức thực tiễn của giáo viên còn hạn chế.
Phổ biến, giáo dục sâu rộng về vị trí, vai trò của Hiến pháp và pháp luật trong quản lý nhà nước và đời sống xã hội; về những quan điểm, nội dung cơ bản của Hiến pháp năm 2013 và những đạo luật có liên quan đến mọi cá nhân, tổ chức được Quốc hội ban hành như: Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, Bộ luật Dân sự năm 2015, Bộ luật Hình sự năm 2015, Bộ luật Lao động năm 2012...; phổ biến, thông tin
về pháp luật và thi hành pháp luật trong những lĩnh vực đang được quan tâm như: Biển đảo, bảo vệ chủ quyền quốc gia, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, phòng chống cháy nổ, phòng chống tệ nạn xã hội, bạo lực học đường, xâm hại phụ nữ, trẻ em, bình đẳng giới, chính sách an sinh xã hội, an toàn giao thông, bảo vệ môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ người tiêu dùng, giải quyết các tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo qua đó giáo dục, vận động công chức, viên chức, người lao động và sinh viên nâng cao ý thức tôn trọng và tự giác chấp hành pháp luật, ý thức bảo vệ pháp luật; Giáo dục ý thức và lợi ích của việc tuân thủ, chấp hành pháp luật gắn với giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, ý thức tuân thủ kỷ cương, kỷ luật công vụ; xây dựng, bồi dưỡng, nhân rộng, khen thưởng, tôn vinh gương người tốt, việc tốt, điển hình trong xây dựng, thi hành và bảo vệ pháp luật; nâng cao ý thức trách nhiệm của công chức, viên chức, người lao động và sinh viên trong chủ động tìm hiểu, học tập pháp luật và chấp hành pháp luật; siết chặt kỷ cương công vụ; nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần phục vụ nhân dân; thực hiện nghiêm pháp luật phòng, chống tham nhũng, thực hànhtiết kiệm, chống lãng phí.
Nội dung GDPL là yếu tố quan trọng của quá trình GDPL. Xác định nội dung GDPL đúng, đủ, phù hợp là đảm bảo cần thiết để GDPL có hiệu quả. Nội dung GDPL được xác định dựa trên cơ sở mục đích, đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, trình độ nhận thức của đối tượng GDPL nhằm hình thành ở họ hệ thống tri thức pháp luật, tình cảm, lòng tin, thói quen hành động phù hợp với pháp luật.
Tương ứng với những mục đích của GDPL cho sinh viên các trường cao đẳng nghề ở tỉnh Đăk Lăk đã phân tích ở phần trên, có thể xác định nhiệm vụ GDPL cho sinh viên các trường nghề là giúp cho sinh viên hiểu và nắm vững những vấn đề cơ