Quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán trong tố tụng hành chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhiệm vụ, quyền hạn của thẩm phán theo pháp luật tố tụng hành chính từ thực tiễn tỉnh đắk nông (Trang 28 - 30)

7. Kết cấu của luận văn

1.3. Quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán trong tố tụng hành chính

hành chính qua các giai đoạn

Về nhận thức chung, tố tụng hành chính là những hình thức pháp luật quy định về thủ tục giải quyết, xử lý một vụ án hành chính bằng con đường Tòa án. Vì vậy, thủ tục tố tụng hành chính có nghĩa là các quy định pháp luật điều chỉnh về trình tự, thủ tục, cách thức giải quyết vụ án trong lĩnh vực hành chính bằng con đường Tòa án.

1.3.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến trước khi ban hành Pháp lệnh giải quyết các vụ án hành chính năm 1996

Ở Việt Nam, ngay khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa được thành lập thì chính quyền cách mạng đã quan

tâm tới công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của nhân dân, trong đó có các khiếu kiện hành chính. Điều này được thể hiện trong tinh thần của các bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta là Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959. Ngay từ tháng 11 năm 1945, Ban Thanh tra đặc biệt đã được thành lập với hai chức năng cơ bản: Một là, giám sát việc thi hành pháp luật và chính sách của Nhà nước ở các cấp hành chính; hai là, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Sắc lệnh số 04/SLT ban hành ngày 20 tháng 7 năm 1957 về bầu cử Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chính các cấp đã trao cho Tòa án nhân dân thẩm quyền giải quyết khiếu kiện về danh sách cử tri nếu người khiếu kiện không đồng ý với việc giải quyết của cơ quan lập danh sách cử tri. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, do chịu ảnh hưởng của mô hình hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa trước đây nên pháp luật Việt Nam chỉ thừa nhận khiếu kiện hành chính phát sinh giữa công dân, cơ quan, tổ chức với các cơ quan công quyền và các khiếu nại này được giải quyết theo thủ tục hành chính, không được giải quyết thông qua tố

tụng tại Tòa án. Trong giai đoạn này, hoạt động tài phán hành chính ở Việt Nam có một số đặc điểm sau:

Thứ nhất, pháp luật ghi nhận quyền khiếu nại của các công dân, cơ

quan, tổ chức đối với các quyết định hành chính, hành vi hành chính của các cơ quan công quyền và cán bộ có thẩm quyền phát sinh trong các lĩnh vực khác nhau của hoạt động quản lý hành chính nhà nước.

Thứ hai, người có thẩm quyền giải quyết cac khiếu nại hành chính là các cơ quan hành chính nhà nước, cán bộ có thẩm quyền của các cơ quan đó trong quá trình thực hiện công vụ đã ban hành quyết định hành chính hoặc thực hiện hành vi hành chính bị khiếu nại. Như vậy, các cơ quan hành chính, người có thẩm quyền trong các cơ quan đó vừa là người bị khiếu nại, vừa là người giải quyết khiếu nại, đây được xem là cơ chế “Bộ trưởng – Quan tòa”. Từ đó, có thể thất một số hạn chế lớn của cơ chế này là thiếu một cơ quan tài phán độc lập để giải quyết các tranh chấp hành chính, chưa thật sự bảo đảm được quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức khi những quyền lợi đó bị xâm phạm bởi các quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật.

Thứ ba, có nhiều văn bản pháp luật quy định về quyền và nghĩa vụcủa các chủ thể khác nhau trong việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại, do đó, người daab có thể khiếu nại tới nhiều cơ quan khác nhau cùng lúc. Các khiếu nại này sau đó được chuyển tới cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đó, kết quả là quá trình khiếu nại phải mất rất nhiều thời gian để chờ đợi kết quả giải quyết.

Thứ tư, có nhiều cơ quan nhà nước được trao quyền giải quyết khiếu nại hành chính, tuy nhiên, trách nhiệm của từng cơ quan chưa được quy định một cách rõ ràng. Thêm vào đó, quy trình giải quyết các khiếu nại hành chính lại không được công khai nên người dân không biết, không kiểm soát được quá trình giải quyết khiếu nại này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhiệm vụ, quyền hạn của thẩm phán theo pháp luật tố tụng hành chính từ thực tiễn tỉnh đắk nông (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)