Về lý thuyết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhiệm vụ, quyền hạn của thẩm phán theo pháp luật tố tụng hành chính từ thực tiễn tỉnh đắk nông (Trang 41 - 44)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.1 Về lý thuyết

Có nhiều ý kiến khác nhau về giai đoạn chuẩn bị xét xử liên quan đến thời hạn chuẩn bị xét xử:

* Quan điểm thứ nhất, “Thời hạn chuẩn bị xét xử được tình từ ngày Tòa án vào sổ thụ lý vụ án đến ngày Tòa án ban hành quyết định đưa vụ án ra xét xử”.

* Quan điểm thứ hai, “Giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm bắt đầu từ khi Tòa án thụ lý vụ án hành chính cho đến khi Thẩm phán được phân công làm chủ tọa phiên tòa ra một trong các quyết định tố tụng hành chính”.

* Quan điểm thứ ba, “Giai đoạn chuẩn bị xét xử là giai đoạn tiếp theo của quá trình tố tụng hành chính, kể từ ngày thụ lý vụ án hành chính cho đến khi khai mạc phiên sơ thẩm”.

Theo ba quan điểm trên, thời điểm bắt đầu của giai đoạn chuẩn bị xét xử đều thống nhất kể từ khi Tòa án thụ lý vụ án hành chính, nhưng thời điểm kết thúc của giai đoạn xét xử không giống nhau. Với quy định pháp luật thì thời

điểm bắt đâu tính từ thời điểm Tòa án vào sổ thụ lý đên ngày Tòa án ban hành quyết định đưa vụ án ra xét xử. Vì các lý do sau:

Thứ nhất, chuẩn bị xét xử là chuẩn bị các điều kiện cần thiết để phục vụ cho công tác xét xử như xác minh, thu thập chứng cứ, nghiên cứu hồ sơ vụ án cũng như chuẩn bị các điều kiện khác để mở phiên tòa sơ thẩm và thực tế là chưa tiến hành xét xử, nói cách khác, phiên tòa hành chính sơ thẩm chưa diễn ra.

Thứ hai, về mặt lý luận, pháp Luật Tố tụng Hành chính quy định “thủ

tục đối thoại và chuẩn bị xét xử” thành một chương riêng (Chương X, Luật Tố tụng Hành chính năm 2015, từ Điều 130 đến Điều 147 và kết thúc thủ tục chuẩn bị xét xử là việc “Tòa án phải gửi hồ sơ vụ án cùng với việc gửi quyết định đưa vụ án ra xét xử cho Viện Kiểm sát cùng cấp nghiên cứu), tách bạch với chương “Phiên tòa sơ thẩm (Chương XI, bao gồm những quy định về yêu cầu, trình tự, thủ tục, quyền, nghĩa vụ của người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng tại phiên tòa sơ thẩm…). Như vậy, kết quả của giai đoạn chuẩn bị không phải là thủ tục khai mạc phiên tòa sơ thẩm mà là quyết định đưa vụ án ra xét xử (theo điều 46, Luật Tố tụng Hành chính năm 2015) và quyết định này cùng với hồ sơ vụ án phải được gửi cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp nghiên cứu để tham gia tố tụng.

- Khởi kiện hành vi tố tụng của cơ quan, tổ chức, cá nhân nộp đơn yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi có căn cứ cho rằng quyền và lợi ich hợp pháp đó đang bị xâm hại bởi các quyết định, hành vi của cơ quan có thẩm quyền và người có thẩm quyền trọng hoạt động quản lý hành chính nhà nước và Tòa án vào sổ thụ lý vụ án khi việc khởi kiện phù hợp với quy định pháp luật. Kể từ thời điểm thụ lý vụ án, quyền và nghĩa vụ của Tòa án đối với việc giải quyết vụ án hành chính được phát sinh theo quy định của pháp luật.

Như vậy, thụ lý vụ án chính là hành vi tố tụng của Tòa án trong việc giải quyết yêu cầu của người khởi kiện thông qua việc nhận đơn và ghi vào sổ thụ lý vụ án sau khi đã xem xét các điều kiện của việc khởi kiện và thụ lý vụ án.

- Việc thụ lý vụ án phát sinh quyền, nghĩa vụ của Tòa án trong việc giải quyết vụ án hành chính. Thời điểm Tòa án thụ lý cũng là thời điểm bắt đầu tình thời hạn giải quyết vụ án nhằm mục đích bảo đảm vụ án được giải quyết nhanh chóng, kịp thời, trong thời hạn tố tụng do pháp luật quy định.

- Yêu cầu khởi kiện của người khởi kiện đã được Tòa án chấp nhận giải quyết và đồng thời, kể từ thời điểm Tòa án thụ lý vụ án hành chính, về nguyên tắc, các đương sự có quyền yêu cầu Tòa án đang giải quyết vụ án đó áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được hặc bảo đảm việc thi hành án (trong trường hợp do tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay chứng cứ, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra thì người khởi kiện có quyền nộp đơn yêu cầu Tòa án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện cho Tòa án).

- Chấm dứt thẩm quyền giải quyết tranh chấp bằng con đường khiếu nại hành chính tại cơ quan hành chính nhà nước.

Chuẩn bị xét xử vụ án hành chính là việc Thẩm phán sau khi được phân công giải quyết vụ án tiến hành các hoạt động chuẩn bị cho việc giải quyết vụ án như lập hồ sơ vụ án; yêu cầu đương sự nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ, văn bản ghi ý kiến đối với yêu cầu của người khởi kiện cho Tòa án; yêu cầu người khởi kiện nộp bản sao tài liệu, chứng cứ để Tòa án gửi cho đương sự; xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ theo quy định của pháp luật; quyết định việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời; tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và đối thoại, trừ vụ án theo thủ tục rú gọn và vụ án khiếu kiện về danh sách cử tri nhằm giúp Tòa án có các quyết định chính xác, đúng pháp luật trong việc giải quyết vụ án, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhiệm vụ, quyền hạn của thẩm phán theo pháp luật tố tụng hành chính từ thực tiễn tỉnh đắk nông (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)