Khái niệm tố tụng hành chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhiệm vụ, quyền hạn của thẩm phán theo pháp luật tố tụng hành chính từ thực tiễn tỉnh đắk nông (Trang 37 - 41)

7. Kết cấu của luận văn

2.1 Khái niệm tố tụng hành chính

Tố tụng hành chính được hiểu là trình tự hoạt động do pháp luật quy định cho các chủ thể là Tòa án, Viện kiểm sát, cá nhân, cơ quan nhà nước, tổ chức trong việc tham gia và xem xét giải quyết vụ án hành chính. Việc giải quyết vụ án hành chính làm phát sinh quan hệ giữa các chủ thể này với nhau. Chủ thể trong quan hệ tố tụng hành chính được phân làm hai loại: chủ thể tiến

hành tố tụng và chủ thể tham gia tố tụng. Chủ thể tiến hành tố tụng gồm cơ quan tiến hành tố tụng, cá nhân tiến hành tố tụng. Chủ thể tham gia tố tụng là các cá nhân, tổ chức tham gia tố tụng bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình, người đại diện của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch… Luật Tố tụng hành chính năm 2015

Các quy định của Hiến pháp năm 2013 và Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 nêu trên là những nội dung quan trọng cần được cụ thể hóa trong các luật tố tụng nói chung và Luật tố tụng hành chính nói riêng; đồng thời, cần sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật tố tụng hành chính hiện hành nhằm tháo gỡ những khó khăn, bất cập trong công tác giải quyết, xét xử các khiếu kiện hành chính, tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý để Tòa án nhân dân thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ được giao, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật.

Khi Quốc hội khóa XIII đã thông qua luật Luật Tố tụng hành chính năm 2015 với cấu trúc gồm 23 chương, 372 điều. So với Luật Tố tụng hành chính năm 2010, Luật Tố tụng hành chính năm 2015 tăng thêm 107 điều, bổ sung 05 chương mới.

Ở nước ta hiện nay, theo quy định Luật Tố tụng hành chính năn 2015 có những loại chủ thể tham gia tố tụng hành chính như sau:

-Cơ quan tiến hành tố tụng hành chính: là cơ quan có thẩm quyền tham gia vào quá trình giải quyết vụ án hành chính và thi hành án hành chính luôn có sự tham gia của nhiều cơ quan khác nhau. Trong đó, có một số cơ quan nhà nước như Tòa án, Viện kiểm sát. Hoạt động này mang tính chủ động và độc lập với nhau. Quá trình tiến hành các hoạt động tố tụng hành chính, các cơ quan này được thực hiện quyền lực nhà nước trong việc giải quyết vụ án hành chính để bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức. Tính thực hiện quyền lực nhà nước của các cơ quan này được thể hiện ở quyết định mang tính

bắt buộc các chủ thể khác phải chấp hành, hoạt động tố tụng của các cơ quan tiến hành tố tụng mang tính độc lập, không bị lệ thuộc vào các cá nhân, cơ quan, tổ chức khác.

- Người tiến hành tố tụng hành chính: Để thống nhất với các quy định

của Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014. Luật Tố tụng hành chính năm 2015 quy định người tiến hành tố tụng hành chính gồm có: Chánh án Toà án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Toà án, Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên; bổ sung hai chủ thể mới là người tiến hành tố tụng gồm Thẩm tra viên, Kiểm tra viên và quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của hai chủ thể này trong tố tụng hành chính [15, Điều 40, Điều 44).

Luật Tố tụng hành chính năm 2015 đã quy định bổ sung nhiều nhiệm vụ, quyền hạn mới của Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên nhằm bảo đảm phù hợp với quy định của Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 và yêu cầu thực tiễn.

Luật Tố tụng hành chính năm 2015 đã sửa đổi quy định về việc thực hiện quyền kháng nghị của Chánh án, Viện trưởng trong trường hợp Chánh án, Viện trưởng vắng mặt giải quyết như sau: Khi Chánh án, Viện trưởng vắng mặt, một Phó Chánh án, Phó Viện trưởng được Chánh án, Viện trưởng ủy nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh án, Viện trưởng trừ quyền quyết định kháng nghị [15, Điều 37, Điều 42].

- Người tham gia tố tụng hành chính: Quy định mới về người tham gia tố tụng, quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, cho phù hợp với Bộ luật Dân sự năm 2015 về người đại diện, người đại diện theo quỷ quyền, như: về người đại diện trong tố tụng hành chính [15, Điều 60] Về người đại diện theo ủy quyền; về người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự [15, Điều 61]; Về người phiên dịch [15, Điều 64]; Quy định mới về kế thừa quyền, nghĩa

vụ tố tụng hành chính; bổ sung quy định mới về trường hợp sáp nhập, chia, tách, giải thể, điều chỉnh địa giới hành chính trong một đơn vị hành chính mà đối tượng của quyết định hành chính có sự thay đổi thì cơ quan, tổ chức, cá nhân đã ra quyết định hành chính có trách nhiệm tham gia tố tụng với tư cách là người bị kiện tại Tòa án nơi cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyết định hành chính bị kiện. Cơ quan tiếp nhận đối tượng của quyết định hành chính bị kiện phải tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan [15, Điều 59]

Mỗi một chủ thể trong quá trình tham gia giải quyết vụ án hành chính có những quyền và nghĩa vụ tố tụng nhất định. Trong tố tụng hành chính, địa vị pháp lý của các chủ thể là không giống nhau. Điều này thể hiện ở quyền và nghĩa vụ tố tụng mà các chủ thể được phép thực hiện. Tuy vậy, những hoạt động tố tụng của các chủ thể đều liên quan đến việc thực hiện mục đích của tố tụng hành chính là bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức.

Tố tụng hành chính là một loại hoạt động cụ thể do các chủ thể tiến hành tố tụng và các chủ thể tham gia tố tụng thực hiện. Hoạt động này được thực hiện bằng một loạt các hành động kế tiếp nhau theo một trình tự nhất định, tức là diễn ra theo một thủ tục nhất định. Tính trình tự thể hiện sự thay đổi kế tiếp nhau của các hành vi của các chủ thể nhằm một mục đích cụ thể nào đó. Hoạt động tố tụng hành chính là thủ tục mà các chủ thể phải tuân theo khi tham gia vào quan hệ tố tụng. Nói một cách khác tố tụng hành chính là biểu hiện về mặt hình thức của các hoạt động do các chủ thể tham gia tố tụng thực hiện nhằm đưa quy phạm vật chất (quy phạm nội dung của luật hành chính, luật đất đai, tài chính…) vào để giải quyết vụ án hành chính. Dưới góc độ luật thực định, có thể khái quát hoạt động tố tụng hành chính qua các giai đoạn sau:

+ Khởi kiện, khởi tố, thụ lý vụ án hành chính; + Chuẩn bị xét xử;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhiệm vụ, quyền hạn của thẩm phán theo pháp luật tố tụng hành chính từ thực tiễn tỉnh đắk nông (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)