Nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán tại phiên tòa sơ thẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhiệm vụ, quyền hạn của thẩm phán theo pháp luật tố tụng hành chính từ thực tiễn tỉnh đắk nông (Trang 45 - 47)

7. Kết cấu của luận văn

2.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán tại phiên tòa sơ thẩm

Xét xử sơ thẩm vụ án hành chính là việc xét xử ở cấp đầu tiên đối với vụ án hành chính bằng việc Tòa án đưa vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của mình ra xét xử công khai khi có đủ căn cứ pháp luật tố tụng hành chính quy định.

Mục đích của hoạt động xét xử hành chính của Tòa án nhân dân là bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khi có tranh chấp với cơ quan công quyền. Hoạt động áp dụng pháp luật nào tác động trực tiếp đến cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khởi kiện mới thuộc thẩm quyền của Tòa án. Tòa án không thụ lý giải quyết những khiếu kiện văn bản quy phạm pháp luật của

cơ quan nhà nước ban hành dùng để điều chỉnh chung đối với mọi đối tượng theo yêu cầu quản lý nhà nước vì lợi ích chung của xã hội. Nếu xét xử cả đối với loại văn bản này khi bị khiếu kiện sẽ dẫn đến can thiệp trái phép vào hoạt động của cơ quan nhà nước, vi phạm nguyên tắc Tòa án chỉ được thực hiện những hoạt động xét xử thuộc thẩm quyền do luật định. Vì vây, đối tượng xét xử hành chính của Tòa án nhân dân chỉ là quyết định hành chính cá biệt do pháp luật quy định.

Trong giai đoạn này, Thẩm phán với tư cách là chủ tọa phiên tòa công bố lý do đương sự vắng mặt hoặc đơn của đương sự đề nghị xét xử vắng mặt (trong trường hợp xét xử vắng mặt); Chủ tọa phiên tòa công bố tóm tắt nội dung vụ án và tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án; với vai trò là chủ tọa phiên Tòa, Thẩm phán chịu trách nhiệm chính trong việc bảo đảm thực hiện việc tranh tụng tại phiên Tòa đã được quy định trong Hiến pháp năm 2013 và đã được Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 quy định.

- Qua xét xử sơ thẩm là xác định rõ bản chất của vụ án trên cơ sở các tài liệu, chứng cứ đã thi thập được trong giai đoạn chuẩn bị cũng như tại phiên tòa

đối chiếu với các quy định của pháp luật để xem xét tính hợp pháp và tính có căn cứ của yêu cầu khởi kiện từ đó ra bản án, quyết định đúng pháp luật, khách quan, công bằng nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

- Hoạt động xét xử vụ án hành chính của Tòa án nhân dân được tiến hành theo trình tự, thủ tục chặt chẽ do pháp luật tố tụng hành chính quy định.

-Hoạt động xét xử hành chính của Tòa án nhân dân được thể hiện thông qua việc áp dụng pháp luật để xét xử các khiếu kiện đối với quyết định, hành

vi của các cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền trong các cơ quan nhà nước khi thực hiện hoạt động hành chính nhà nước.

- Xét xử hành chính là một loại hoạt động nhà nước đặc biệt do Tòa án thực hiện mà người bị kiện trong vụ án hành chính bao giờ cũng là cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước. Hoạt động xét xử hành chính của Tòa án nhân dân được tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân tranh tụng công khai, bình đẳng tại phiên tòa với người bị kiện, thông

qua đó thể hiện ý chí, nguyện vọng và yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

- Đối tượng xét xử hành chính của Tòa án là các quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước khi thực hiện thẩm quyền quản lý hành chính của mình. Cụ thể đó là những quyết định hành chính, hành vi hành chính

Yêu cầu các cơ quan thực hiện cung cấp chứng cứ theo quy định quy định rõ trường hợp hết thời hạn mà cơ quan, tổ chức, cá nhân đang quản lý, lưu giữ tài liệu, chứng cứ không cung cấp đầy đủ tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do [15, Điều 10].

Căn cứ vào quy định Thẩm phán cùng với Hội đồng xét xử có thể tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án theo quy định [15, Điều 165]; tạm ngưng phiên tòa theo quy định [15, Điều 187]; bác, chấp nhận một phần, toàn bộ đơn khởi kiện; kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét theo quy định pháp luật [15, Điều 193]; ra bản án theo quy định pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhiệm vụ, quyền hạn của thẩm phán theo pháp luật tố tụng hành chính từ thực tiễn tỉnh đắk nông (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)