Tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhiệm vụ, quyền hạn của thẩm phán theo pháp luật tố tụng hành chính từ thực tiễn tỉnh đắk nông (Trang 50 - 51)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.6 Tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm

Để cụ thể hóa quy định của Hiến pháp năm 2013 về “Nguyên tắc tranh

tụng trong xét xử được bảo đảm” và đã quy định tại Luật tổ chức Tòa án nhân

dân năm 2014; Khắc phục cách hiểu “tranh tụng” chỉ là việc tranh luận tại phiên tòa; Bảo đảm bình đẳng cho người khởi kiện (được coi là yếu thế hơn so với người bị kiện trong quan hệ hành chính). Luật Tố tụng hành chính năm 2015 bổ sung quy định về bảo đảm tranh tụng trong xét xử, trong quy định này Tòa án có vai trò quan trọng để đảm bảo tốt quy định [15, Điều 18]. Trách nhiệm bảo đảm tranh tụng thuộc về Tòa án. Toà án có trách nhiệm hỗ trợ đương sự thu thập tài liệu, chứng cứ, tạo điều kiện thuận lợi cho đương sự thực hiện quyền tranh tụng, như: buộc bên đương sự khác xuất trình tài liệu, chứng cứ mà họ đang lưu giữ, quản lý; ra quyết định buộc cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý chứng cứ cung cấp chứng cứ...; trực tiếp tiến hành thu thập, xác minh chứng cứ... ; Toà án có trách nhiệm xem xét đầy đủ, khách quan, toàn diện, công khai mọi tài liệu, chứng cứ, trừ trường hợp không được công khai do Luật định; Tòa án điều hành việc tranh tụng, hỏi những vấn đề chưa rõ và căn cứ vào kết quả tranh tụng để ra bản án, quyết định.

Luật quy định cụ thể về các quy định liên quan để ”nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm” Luật cũng quy định cụ thể về chủ thể tranh tụng là đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự;

- Phạm vi tranh tụng: trong giai đoạn xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm;

- Nội dung bảo đảm tranh tụng: Đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có quyền thu thập, giao nộp, cung cấp tài liệu, chứng cứ kể từ khi Tòa án thụ lý vụ án hành chính và có nghĩa vụ thông báo cho nhau các tài liệu, chứng cứ đã giao nộp; trình bày, đối đáp, phát biểu quan điểm, lập luận về đánh giá chứng cứ và pháp luật áp dụng để bảo vệ yêu cầu, quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc bác bỏ yêu cầu của người khác.

- Thẩm phán cùng với Hội đồng xét xử tiến hành nghị án và ra bản án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhiệm vụ, quyền hạn của thẩm phán theo pháp luật tố tụng hành chính từ thực tiễn tỉnh đắk nông (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)