7. Kết cấu của luận văn
2.4.2 Thẩm quyền của Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm
Khi xét xử phúc thẩm, Hội đồng xét xử không chỉ có quyền xem xét hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm mà có quyền đánh giá toàn bộ các căn cứ, lập luận đã được đưa ra ở cấp sơ thẩm nhưng chưa được Tòa án
cấp sơ thẩm đánh giá, xem xét hoặc đánh giá chưa toàn diện, có thể làm thay đổi toàn bộ kết quả giải quyết của Tòa án án cấp sơ thẩm. Vì vậy, Hội đồng xét xử phúc thẩm có quyền: 1. Bác kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên quyết định của bản án sơ thẩm.
2. Sửa một phần hoặc toàn bộ bản án sơ thẩm nếu Tòa án cấp sơ thẩm quyết định không đúng pháp luật trong các trường hợp sau đây:
a) Việc chứng minh, thu thập chứng cứ đã thực hiện đầy đủ và theo đúng quy định tại Chương VI của Luật này;
b) Việc chứng minh, thu thập chứng cứ chưa thực hiện đầy đủ ở cấp sơ thẩm nhưng tại phiên tòa phúc thẩm đã được bổ sung đầy đủ.
3. Hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm xét xử lại trong trường hợp có vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng hoặc phải thu thập chứng cứ mới quan trọng mà Tòa án cấp phúc thẩm không thể bổ sung ngay được.
4. Hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ việc giải quyết vụ án nếu trong quá trình xét xử sơ thẩm có một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 143 của Luật này.
5. Đình chỉ xét xử phúc thẩm, nếu việc xét xử phúc thẩm vụ án cần phải có mặt người kháng cáo và họ đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt. Trường hợp này bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật.
6. Trường hợp cần phải yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, xử lý văn bản hành chính quy định tại khoản 1 Điều 6 của Luật này thì Hội
đồng xét xử có quyền tạm ngừng phiên tòa để chờ kết quả giải quyết của cơ quan, người có thẩm quyền và báo cáo Chánh án Tòa án có văn bản yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, xử lý văn bản hành chính đó. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của Tòa án thì cơ quan, người có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản về kết quả xử lý cho Tòa án biết để làm
căn cứ cho việc giải quyết vụ án. Quá thời hạn này mà không nhận được văn bản trả lời của cơ quan, người có thẩm quyền thì Hội đồng xét xử có quyền áp dụng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên để giải quyết vụ án.
7. Trường hợp phát hiện văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án hành chính có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên thì Hội đồng xét xử đề nghị
Chánh án Tòa án đang giải quyết vụ án đó thực hiện việc kiến nghị hoặc đề nghị người có thẩm quyền theo quy định tại Điều 112 của Luật này thực hiện việc kiến nghị. Trường hợp này, Hội đồng xét xử tạm ngừng phiên tòa để chờ ý kiến của Chánh án Tòa án hoặc tạm đình chỉ giải quyết vụ án khi có văn bản kiến nghị của Chánh án Tòa án có thẩm quyền” [15, Điều 243].
Luật Tố tụng Hành chính năm 2015, bổ sung quy định nhằm cụ thể hóa chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án khi xét xử các vụ án hành chính Trường hợp phát hiện văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án hành chính có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên thì Hội đồng xét xử đề nghị Chánh án Tòa án đang giải quyết vụ án đó thực hiện việc kiến nghị hoặc đề nghị người có thẩm quyền theo quy định tại Điều 112 của Luật này thực hiện việc kiến nghị. Trường hợp này, Hội đồng xét xử tạm ngừng phiên tòa để chờ ý kiến của Chánh án Tòa án hoặc tạm đình chỉ giải quyết vụ án khi có văn bản kiến nghị của Chánh án Tòa án có thẩm quyền.
- Giải thích bản án, quyết định của Tòa án. Theo pháp luật một số nước, bên cạnh chức năng, chủ yếu là xét xử khách quan, công bằng, thì Tòa án còn có chức năng giải thích luật (có nghĩa là làm dễ hiểu luật) khi áp dụng pháp luật cho các tranh chấp pháp lý cụ thể, nhà làm luật dù có tài ba, lỗi lạc bao nhiêu thì khi xây dựng, ban hành ra các quy phạm pháp luật cũng không thể đúng
Quy phạm pháp luật bao giờ cũng mang tính khái quát, bao giờ cũng là sự phản ánh thực tế khách quan và cho dù logic chủ quan của nhà làm luật đã phù hợp với logic khách quan tại thời điểm quy phạm pháp luật ra đời, nhưng khi áp dụng vào thực tiễn nó đã lạc hậu so với sự phát triển không ngừng của thực tế khách quan. Vì vậy, một quy phạm pháp luật có thể được hiểu ở nhiều góc độ khác nhau, các chủ thể có thể áp dụng theo cách hiểu ở nhiều giác độ khác nhau, các chủ thể có thể áp dụng theo các hiểu đa dạng, phụ thuộc vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể để có được quyền lợi về mình. Nhưng một khi quyền lợi của các chủ thể đã mâu thuẫn, xảy ra tranh chấp khi áp dụng nội dung của quy phạm pháp luật thì họ sẽ tìm đến cơ quan công lý làm trọng tài để phân xử đúng sai là Tòa án.
Về độc lập tư pháp cần được nhận thức rộng rãi như việc bảo đảm nhân quyền “Mọi người đều có quyền than gia phiên tòa một các công khai và các thẩm phán xét xử một các độc lập và vô tư, khách quan” [47]. Độc lập và chỉ tuân theo pháp luật là công thức pháp lý chứa đựng các giá trị được thừa nhận chung trong nhà nước pháp quyền đối với không chỉ trong hoạt động xét xử của Thẩm phán và Hội thẩm mà cả trong hoạt động điều tra, truy tố của Điều tra viên và Kiểm sát viên. Nguyên tắc này xuất phát từ tính chất khó khăn của các hoạt động tư pháp và yêu cầu hoạt động đó phải đạt đến độ chính xác cao nhất, đòi hỏi các cơ quan và cá nhân có thẩm quyền từ điều tra, truy tố, xét xử phải nâng cao tinh thần trách nhiệm, chống lại các tác động và ảnh hưởng xấu từ mọi phía. Đồng thời, nguyên tắc này cũng bắt nguồn từ nguyện vọng và tâm lý chung của xã hội đối với hoạt động tư pháp. Trong hoạt động tư pháp, Thẩm phán và Hội thẩm không những độc lập với sự can thiệp của lập pháp, hành pháp mà còn độc lập với chính sự can thiệp của cá nhân hay tổ chức trong nội bộ cơ quan tư pháp.
Chương 3:
THỰC TIỄN THỰC HIỆN NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA THẨM PHÁN TRONG TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH TẠI TỈNH ĐẮK
NÔNG - MỘT SỐ GIẢI PHÁP.
3.1. Thực tiễn thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán trong giải quyết vụ án hành chính tại tỉnh Đắk Nông
3.1.1 Sơ lược đặc điểm về địa lý, kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Nông
Địa hình: Tỉnh Đắk Nông có diện tích tự nhiên là 6.514,38 km2. Đắk Nông nằm trọn trên cao nguyên M'Nông, độ cao trung bình khoảng 600m đến 700m so với mặt nước biển, có nơi lên đến 1.982m (Tà Đùng).
Dân cư: Tính đến năm 2016, dân sốtoàn tỉnh là 636.000 người. Dân cư phân bố không đều trên địa bàn các huyện, nơi đông dân cư chủ yếu tập trung ở các trung tâm xã, thị trấn huyện lỵ, ven các trục đường quốc lộ, tỉnh lộ. Có những vùng dân cư thưa thớt như một số xã của huyện Đắk Glong, Tuy Đức. Đắk Nông là tỉnh có cộng đồng dân cư gồm hơn 40 dân tộc cùng sinh sống. Cơ cấu dân tộc đa dạng chủ yếu là dân tộc Kinh, M'Nông, Tày, Thái, E Đê, Nùng. Dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ khoảng 65,5%; M'Nông chiếm 9,7%, các dân tộc khác chiếm tỷ lệ nhỏ.
Đắk Nông là vùng đất sinh sống từ hàng ngàn đời của đồng bào các dân tộc tại chỗ, đồng thời cũng là vùng đất quần tụ của cư dân từ nhiều vùng miền về sinh cơ, lập nghiệp nên đời sống tâm linh, tôn giáo, tín ngưỡng cũng vô cùng phong phú. Gồm có Công giáo, Phật giáo, Tin lành.
Kinh tế: Năm 2018, tốc độ tăng trưởng kinh tế được duy trì ổn định, GRDP ( giá 2010) ước đạt 19.2017 tỷ đồng, tăng 8,21%/KH 7,52%; trong đó: lĩnh vực Công nghiệp xây dựng ước đạt 3.137 tỷ đồng, tăng 12,4%/KH 11,21%; Nông lâm thủy sản ước đạt 8.288 tỷ đồng, tăng 5,96%/KH 6,18%; Dịch vụ ước
đạt 6.610 tỷ đồng, tăng 9,07%/KH 7,65%; Thuế sản phẩm trừ trợ cấp ước 1.191 tỷ đồng, tăng 9,77%/KH 7%; Tăng trưởng kinh tế vượt kế hoạch đề ra kéo theo chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, vượt kế hoạch đề ra. "GDP" bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt 18,96 triệu đồng (kế hoạch 16,95 triệu đồng).
3.1.2. Một số kết quả đạt được trong hoạt động của Tòa án nhân dân tỉnh Đăk Nông
Theo các báo cáo ngành Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Nông từ năm 2014 đến 2018 như sau:
- Trong năm 2014, tổng thụ lý 3.121 vụ, việc; đã giải quyết 2.978 vụ, việc; đạt tỷ lệ 95,4 %, trong đó:
+ Tòa án nhân dân tỉnh: thụ lý 317 vụ, việc; giải quyết 311 vụ, việc; đạt tỷ lệ 98,1% (Án sơ thẩm: thụ lý 111 vụ, việc, giải quyết 108 vụ, việc; đạt tỷ lệ 97,3%; Án phúc thẩm: thụ lý 198 vụ, việc, giải quyết 195 vụ, việc, đạt tỷ lệ 98,5%; Giám đốc thẩm, tái thẩm 08 vụ, giải quyết 08 vụ, đạt tỷ lệ 100%).
+ Tòa án nhân dân cấp huyện: thụ lý 2.804 vụ, việc, giải quyết 2.667 vụ, việc, đạt tỷ lệ 95,1% [54].
- Năm 2015, tổng thụ lý 3.138 vụ, việc; đã giải quyết 2.970 vụ, việc; đạt tỷ lệ 94,6 %, trong đó:
+ Tòa án nhân dân tỉnh: thụ lý 361 vụ, việc; giải quyết 349 vụ, việc; đạt tỷ lệ 96,7%.
+ Tòa án nhân dân cấp huyện: thụ lý 2.777 vụ, việc, giải quyết 2.621 vụ, việc, đạt tỷ lệ 94,4% [55].
- Năm 2016: Toà án nhân dân hai cấp tỉnh Đắk Nông thụ lý 3.601 vụ, việc; giải quyết 3.416 vụ, việc; tỷ lệ giải quyết đạt 94,86 % (năm 2015,thụ lý 3.138 vụ, việc; giải quyết 2.970 vụ, việc; tỷ lệ giải quyết đạt 94,6 %), so với
năm 2015 số án thụ lý tăng 463 vụ án các loại, số án giải quyết tăng 446 vụ án các loại, tỷ lệ giải quyết tăng 0,26%, trong đó:
+ TAND tỉnh: thụ lý 348 vụ, việc; giải quyết 343 vụ, việc; tỷ lệ giải quyết đạt 98,56%; + TAND cấp huyện: thụ lý 3.253 vụ, việc; giải quyết 3.073 vụ, việc; tỷ lệ giải quyết đạt 94,47%;
+ Số án bị hủy do lỗi của Thẩm phán: 35,5 vụ/3.416 vụ (cấp tỉnh 10 vụ, cấp huyện 25,5 vụ); chiếm tỷ lệ 1,03%; (năm 2015: 39 vụ/2970 vụ, chiếm tỷ lệ
1,31%), tỷ lệ án bị hủy thấp hơn so với năm 2015 là 0,28%;
+ Số án bị sửa nghiêm trọng do lỗi của Thẩm phán: 31 vụ/3.416 vụ (cấp tỉnh 2 vụ, cấp huyện 29 vụ); chiếm tỷ lệ 0,9%; (năm 2015: sửa 65 vụ/2970 vụ, chiếm tỷ lệ 2,1%), tỷlệán bịsửa thấp hơn năm 2015 là 1,2% [56].
- Năm 2017, Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Nông đã thụ lý 3.781 vụ, việc các loại; đã giải quyết 3.486 vụ, việc, đạt tỷ lệ 92,2 %; số vụ, việc chưa giải quyết
đều mới thụ lý và còn trong thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật. So với năm 2016, số vụ việc thụ lý tăng 180 vụ; số vụ việc đã giải quyết tăng 70 vụ (Năm 2016 thụ lý 3.601 vụ, việc; giải quyết 3.416 vụ, việc; đạt tỷ lệ 94,86 %). Trong đó:
+ TAND tỉnh: Thụ lý 380 vụ, việc; giải quyết 360 vụ, việc; đạt tỷ lệ 94,74%;
+ TAND cấp huyện: Thụ lý 3.401 vụ, việc; giải quyết 3.126 vụ, việc; đạt tỷ lệ 91,91%.
+ Số án bị hủy do nguyên nhân chủ quan: 26,5 vụ/3.486 vụ (cấp tỉnh 05 vụ, cấp huyện 21,5 vụ), chiếm tỷ lệ 0,76%, thấp hơn rất nhiều so với quy định 1,16% của Tòa án nhân dân tối cao và thấp hơn 0,3% so với năm 2016 (năm
2016: Hủy 35,5 vụ/3416 vụ, chiếm tỷ lệ 1,03%).
+ Số án bị sửa nghiêm trọng do nguyên nhân chủ quan: 12 vụ/3.486vụ (đều thuộc cấp huyện), chiếm tỷ lệ 0,34%, thấp hơn rất nhiều so với quy định 3% của Tòa án nhân dân tối cao và thấp hơn 0,56% so với năm 2016 (năm
- Năm 2018: Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Đắk Nông đã thụ lý 5.021 vụ, việc; đã giải quyết 4.605 vụ, việc, đạt tỷ lệ 91,71%. Số vụ, việc chưa giải quyết đều mới thụ lý và còn trong thời hạn giải quyết. Trong đó:
+ TAND tỉnh: Thụ lý 553 vụ, việc; giải quyết 490 vụ, việc; đạt tỷ lệ 88,61%;
+ TAND cấp huyện: Thụ lý 4.468 vụ, việc; giải quyết 4.115 vụ, việc; đạt tỷ lệ 92,1%.
+ Số án bị hủy do nguyên nhân chủ quan: 22 vụ/4.605 vụ đã giải quyết (cấp tỉnh 04 vụ, cấp huyện 18 vụ), chiếm tỷ lệ 0,48%; thấp hơn 0,28% so với năm 2017 (Năm 2017: Hủy 26,5 vụ/3.486 vụ, chiếm tỷ lệ 0,76%).
+ Số án bị sửa nghiêm trọng do nguyên nhân chủ quan: 05 vụ/4.605 vụ đã giải quyết (cấp tỉnh 01 vụ, cấp huyện 04 vụ), chiếm tỷ lệ 0,11%; thấp hơn 0,23% so với năm 2017 (Năm 2017: Sửa 12 vụ/3.486 vụ, chiếm tỷ lệ 0,34%).
Nhìn chung tình hình chất lượng giải quyết các loại vụ án của Tòa án
nhân dân hai cấp đạt kết quả cao. Tỷ lệ các vụ án bị hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan giảm đáng kể so với những năm trước, theo đúng yêu cầu của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về triển khai, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2018 của các Tòa án. Đặc biệt, năm 2018 tỷ lệ án hủy, sửa thấp hơn rất nhiều so với chỉ tiêu Tòa án tối cao đề ra (tỷlệán hủy là 0,48%, chỉ tiêu Tòa án tối cao là không quá 1,16%; tỷ lệ án sửa là 0,11%, chỉ tiêu Tòa án tối cao là không quá 3%). Không có trường hợp kết án oan người vô tội, không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội. Công tác xét xử lưu động các vụ án hình sự được tăng cường; công tác hòa giải trong các vụ, việc dân sự đạt hiệu quả cao; công tác thi hành án hình sự đảm bảo đúng thời hạn. Các vụ án trọng điểm đều được các Tòa án phối hợp chặt chẽ với các Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát để sớm hoàn tất hồ sơ vụ án và đưa ra xét xử kịp thời, nghiêm minh, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương. Một số hạn chế, thiếu
sót trong công tác giải quyết, xét xử các loại vụ án của những năm trước như cho hưởng án treo không đúng quy định của pháp luật, trả hồ sơ điều tra bổ sung không có căn cứ, bản án tuyên không rõ ràng, gây khó khăn cho công tác thi hành án dân sự ... đã được các Tòa án quan tâm khắc phục có hiệu quả.
Trong công tác phối hợp với Viện kiểm sát tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm về công tác xét xử (Hình sự: 88 vụ; Dân sự: 37 vụ, Hành chính: 02 vụ), đảm bảo mỗi năm mỗi Thẩm phán chủ tọa xét xử ít nhất hai phiên tòa rút kinh nghiệm. Qua đó, góp phần tích lũy kiến thức, kỹ năng, nâng cao tinh thần trách nhiệm, tạo bước chuyển biến lớn trong công tác xét xử, đáp ứng tốt hơn yêu cầu cải cách tư pháp.
Tòa án hai cấp thực hiện tốt việc đăng tải bản án công khai trên Cổng thông tin điện tử Tòa án nhân dân. Qua việc công khai bản án trên cổng thông tin điện tủ đã nâng cao tinh thần, ý thức trách nhiệm của Thẩm phán và những người tiến hành tố tụng; nâng cao chất lượng các bản án; góp phần nâng cao ý