Về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc từ thực tiễn tỉnh lạng sơn (Trang 37 - 38)

Điều 2, Luật BHXH 2014 quy định đối tượng tham gia BHXH bắt buộc như sau:

Thứ nhất, đối với người lao động

NLĐ tham gia BHXH bắt buộc bao gồm NLĐ làm việc tại các cơ quan nhà nước như: cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức, công nhân quốc phòng, công an nhân dân, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu (trường hợp BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công an nhân dân bàn giao cho BHXH các tỉnh) hay người quản lý DN, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương, người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường,.. tham gia BHXH bắt buộc vào quỹ hưu trí và tử tuất, người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đồng thời người hưởng chế độ phu nhân hoặc phu quân tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài quy định tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài quy định tại Khoản 4 Điều 123 Luật BHXH mới có thể tham gia vào quỹ BHXH bắt buộc mà đối với người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, hợp đồng theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa đơn vị với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động. Hoặc người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng cũng đều được tham gia và hưởng quyền lợi như nhau.

Ngoài ra, đối với NLĐ là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động/chứng chỉ hành nghề/giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp. Cụ thể: Điều 2 Nghị định số 143/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2018

đối tượng tham gia BHXH bắt buộc khi có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn từ đủ 1 năm trở lên với NSDLĐ tại Việt Nam.

Thứ hai, đối với người sử dụng lao động

NSDLĐ tham gia BHXH bắt buộc là các cơ quan của Đảng, Nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước ở Trung ương, cấp tỉnh, huyện đến cấp xã và đơn vị thuộc lực lượng vũ trang. Các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp thuộc tổ chức chính trị, đơn vị sự nghiệp thuộc tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội khác,...bắt buộc phải tham gia bảo hiểm xã hội cho NLĐ thì các tổ chức sau cũng bắt buộc phải chấp hành như doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp và Luật Đầu tư, Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã, hộ kinh do nhiều cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho NLĐ. Không chỉ các đơn vị sự nghiệp trong nước đã nêu trên mà các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động cũng phải thực hiện nhiệm vụ tương tự các đơn vị trong nước.

Tổng quan về các đối tượng tham gia bảo hiểm với mục đích tương trợ, bảo vệ lẫn nhau giữa các thành phần trong xã hội, bảo hiểm xã hội bắt buộc bao phủ hầu hết các đối tượng NLĐ và NSDLĐ trong xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc từ thực tiễn tỉnh lạng sơn (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)